63 Stravel

Xét nghiệm Pap bình thường bạn vẫn có thể mắc ung thư cổ tử cung

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi hpv.vn, 22 Tháng tư 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      từ liem hà đông hn ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      22 Tháng tư 2020, 0 Trả lời, 403 Đọc
  1. hpv.vn

    hpv.vn New Member

    Xét nghiệm Pap là một trong những biện pháp được nhiều người tìm đến để kiểm tra mình có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp kết quả xét nghiệm bình thường nhưng sau đó lại mắc bệnh. Nguyên nhân là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
    Xét nghiệm Pap có ý nghĩa gì?
    [​IMG]
    Xét nghiệm Pap (Papanicolaou) là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại chỗ bằng cách tìm kiếm những thay đổi bất thường của tế bào trong cổ tử cung. Từ đó có biện pháp loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể trước khi phát triển thành ung thư.

    Xét nghiệm Pap được thực hiện cho đối tượng từ 21 - 65 tuổi thực hiện 3 năm 1 lần. Nếu sau 30 bạn có thể xét nghiệm Pap 5 năm 1 lần khi kết hợp với xét nghiệm HPV. Một số trường hợp bạn cần tiến hành xét nghiệm Pap thường xuyên hơn như:
    • Người có nguy cơ cao mắc UTCTC
    • Người có kết quả xét nghiệm Pap bất thường trước đó
    • Bạn có hệ miễn dịch suy yếu do ghép nội tạng hoặc sử dụng kéo dài corticosteroid (thuốc kháng viêm mạnh)
    • Dương tính với HIV
    • Mẹ bạn đã tiếp xúc với Diethylstilbestrol khi mang thai
    Đối với các trường hợp phụ nữ chưa quan hệ tình dục, phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung, phụ nữ trên 69 tuổi cần trao đổi với bác sĩ xem mình có cần thực hiện xét nghiệm Pap thường quy hay không. Bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng xét nghiệm Pap dựa vào tiền sử dụng kết quả phết Pap bình thường, âm tính trước đó.

    Có một điểm cần lưu ý là mặc dù xét nghiệm Pap có thể giúp bạn phát hiện ra các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Nhưng chỉ dựa vào đó không thể xác định bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Lúc này bạn cần kết hợp với sinh thiết cổ tử cung, kiểm tra dưới kính tử vi để tìm kiếm tế bào ung thư.
    >>> Địa điểm xét nghiệm Pap và tiêm phòng ung thư cổ tử cung trên toàn quốc.


    Xét nghiệm Pap bình thường bạn vẫn có thể mắc ung thư cổ tử cung
    [​IMG]
    Thực tế, nếu kết quả xét nghiệm Pap bình thường. Điều này chỉ có nghĩa là cơ thể bạn không có tế bào ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung ở thời điểm hiện tại. Do đó, nó không có nghĩa là sau này bạn không thể mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nếu xét nghiệm Pap của bạn bình thường, kết hợp với xét nghiệm HPV âm tính, khả năng bạn bị ung thư cổ tử cung trong vài năm tới là rất thấp. Khi có kết quả xét nghiệm Pap bình thường nhưng xét nghiệm HPV dương tính, bạn cần được tiến hành soi cổ tử cung để kiểm tra lại.

    Các chuyên gia cho rằng, xét nghiệm Pap không phải lúc nào cũng hoàn hảo, vẫn sẽ có những trường hợp dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu những tế bào bất thường đã biến mất một thời gian, nó vẫn có thể được tìm thấy trong xét nghiệm Pap kế tiếp. Chưa kể, kết quả xét nghiệm Pap còn có thể tác động bởi các yếu tố như:
    • Xét nghiệm trong thời gian hành kinh
    • Quan hệ tình dục trong 2 ngày trước khi xét nghiệm
    • Sử dụng thuốc dành cho âm đạo, các thuốc bôi, xịt hoặc các sản phẩm kinh nguyệt khác…
    Một số trường hợp xét nghiệm Pap được gọi là ASC-US, nghĩa là các tế bào vảy không có ý nghĩa xác định, các tế bào này có thể không trông giống tế bào bình thường nhưng lại không nằm trong danh sách tế bào bất bình thường. Ngoài ra, xét nghiệm Pap bất thường đôi khi do bạn đang gặp phải các vấn đề như viêm, nhiễm trùng, mụn rộp, nhiễm trichomonas chứ không hẳn là ung thư. Do đó, xét nghiệm Pap bất thường đôi khi không hẳn là bạn đã mắc ung thư và ngược lại xét nghiệm Pap bình thường, chưa chắc là bạn sẽ không mắc ung thư cổ tử cung sau đó.

    Như vậy, ung thư cổ tử cung phải mất nhiều năm để phát hiện. Do đó, nếu xét nghiệm Pap bạn cần tiến hành xét nghiệm đều đặn, có thể kết hợp với xét nghiệm HPV sau 30 tuổi để tăng hiệu quả và giảm thiểu thời gian xét nghiệm.

    Ung thư cổ tử cung tuy nguy hiểm nhưng nên nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa chúng sớm bằng cách tiêm vắc xin và kết hợp tầm soát định kỳ cũng như duy trì thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống, tập luyện khoa học, lành mạnh.

    *** Đọc thêm: Biểu hiện của ung thư cổ tử cung và nguyên nhân là gì??
     

Chia sẻ trang này

Loading...