Về Rây Ăn Còng, Về Sông Ăn Cá, Về Đồng Ăn Cua || Bạn đã ăn Còng chưa?

Thảo luận trong 'Du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi phong VUITOUR, 2 Tháng tư 2018.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Kinh Nghiệm
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      1,000 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      2 Tháng tư 2018, 0 Trả lời, 678 Đọc
  1. phong VUITOUR

    phong VUITOUR New Member

    Trong bài hát ''Hình Bóng Quê Nhà''
    Có đoạn hát là: Gió đưa gió đẩy, về Rẩy ăn Còng, về Sông ăn Cá, về Đồng ăn Cua.


    Theo nhưng quyển Phong Tục Miền Nam của ông Hội ( Đoàn Văn Hội ) thì câu nói này ám chỉ thân phận của người con gái miền quê. Miền Tây lúc đó còn khó khăn, hoang sơ, nghèo nàng. Người con gái đến tuổi cập kê lấy chông không có nhiều sự lựa chọn, đa phần là theo sự mai mối. Và thân phân người con gái được sung sướng, hay khổ cực, vất vả như thế nào sau khi lấy chồng. Là dựa vào cái vùng đất ở nhà chồng.
    Thực tế là như thế: Khi các bạn đi tour du lịch Miền Tây các bạn sẽ thấy rõ những đặc tính của từng vùng miền ở Miền Tây Nam Bộ.
    [​IMG]
    Vùng Rẩy, tức là vùng đất trống và được người dân đấp thành bờ cao hơn mặt nước để trồng hoa màu là chủ yếu. và ở những rãnh ngăn cách có nước, thì con Còng sinh sống rất nhiều. Người dân bắt còng để làm món ăn cho bữa cơm hằng ngày )
    [​IMG]
    Về sông ăn cá, có lẻ người con gái được gả về nhà chồng vùng gần sông, vườn là được sướng hơn 2 vùng còn lại. Dẫu sao thì bữa cơm với cá vẫn ngon và bổ dưỡng, đa dạng hơn so với ăn còng và ăn cua.
    [​IMG]
    Về đồng ăn cua, đương nhiên là vùng đồng ruộng thì loài cua sinh sống rất nhiều. Và người dân cũng phải thích ứng theo điều kiện thiên nhiên từng vùng mà sử dụng những sản vật trời ban để phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày. Cua và Còng là 2 loài cùng họ hàng với nhau, nhưng xét về trọng lượng và hình dáng bên ngoài thì Còng nhỏ bé hơn, lớp vỏ bên ngoài sần sùi hơn.

    Gió đưa gió đẩy: ám chỉ thân phận người con gái Miền Tây lúc bấy giờ còn phụ thuộc nhiều vào chế độ phong kiến, và thân gái lấy chồng như 12 bến nước không biết bến đục trong, ít khi được lựa chọn tình yêu cho riêng mình. Và cũng chỉ hy vọng là được về làm dâu xứ miệt vườn, sông nước để đỡ tấm thân mà thôi. Nhưng khi người dân chung xóm nghe nói người con gái nào đó được gã về về vùng Rẫy, Đồng ruộng là người ta nghĩ ngay đến số phận sẽ khổ, khó khăn khi về nơi đó làm dâu, đầu tắt mặt tối, úp mặt cho đất, bán lưng cho trời quanh năm vất vả mà không đủ ăn, khổ cự đủ điều. Vì vùng Rẫy, Ruộng không có nhiều thuận lợi như vùng sông nước, vườn trái cây.
    Nói thêm tý nữa nhé: Khi đi Tour Miền Tây các bạn để ý xíu nhé, là ẩm thực ở các tỉnh miền tây nói chung và các vùng Rẫy, sông miệt vườn, vùng đồng ruộng. Hầu hết người dân nấu ăn đều có vị ngọt. Con người ở Miền Tây do ảnh hưởng khẩu vị ngọt mà cũng ảnh hưởng đến giọng nói ngọt ngào, và đây là phần đánh giá có du khách từ phương xa đến miền tây để du lịch.
    Quay lại câu chuyện trên nhé các bạn
    Khi nói đến đây tui thấy thương cho thân phận người phụ nữ Miền Tây nó tựa như cánh bèo trôi, mà bến đổ của cuộc đời mình, HP của bản thân mình phải phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống ở nhà chồng. Có thể các bạn nói ngu không biết chọn chồng thì chịu khổ. Ngày xưa và ngày nay khác nhau nha các bạn.

    Ngày xưa thì không có phương tiện để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình nhà chồng. Chỉ khi về đến nhà chồng mới biết thực hư thế nào. Nên phụ nữ Miền Tây đi theo chồng nó giống như 1 cái gọi là hên xui vậy đó các bạn.( vào thời xưa nha các bạn ).
    [​IMG]
    Nhưng mà vì tính chung thủy, yêu thương chồng,con, sống tình cảm ( có thể các bạn phản đối - Nhưng tui đang nói vào giai đoạn xuất phát câu ca dao này nha các bạn ). Họ sống tình cảm và họ khong chịu khuất phục bởi hoàn cảnh sống. Họ linh hoạt, họ ứng phó với thiên nhiên. Và từ đó các sản vật mà ông trời đã ban tặng cho vùng đất họ ở, đã được chế biến thành những món đặc sản mà những vũng khác không có được. Đấy chính là tin thần vượt lên số phận. Biến cái khó thành dễ, biết cách thích nghi với thiên nhiên để thoát khỏi hình ảnh được ví von trong câu ca dao tục ngữ : '' Gió Đưa, Gió Đẩy về Rẫy ăn Còng, về Sông ăn cá, về đồng ăn Cua '' của người xưa để lại.

    P/s: tính linh hoạt của người Miền Tây nó nằm trong mục văn hóa di cư khai hoang của người Miền Nam. Phần này mình có thời gian sẽ chia sẻ với các bạn sau nhé. Khi đi du lich Mien Tay các bạn sẽ thấy được nhiều cái hay của vùng đất sanh sau đẻ muộn, tuy có phần được thiên nhiên ưu đãi. Nhưng ít ai hiểu là trước khi co vùng đồng bằng trù phú như hôm nay thì cha ông đi khai hoang với tư tưởng là hên xui, không biết vùng này có thể sống được hay không? nhưng vì muốn thay đổi cuoc đời nên đành chấp nhận sống với lũ.
     

Chia sẻ trang này

Loading...