63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Vẻ đẹp lặng lẽ u tịch của Đường Lâm

Thảo luận trong 'Vé tàu, xe và tour du lịch' bắt đầu bởi kophaithach1, 27 Tháng mười hai 2017.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      27 Tháng mười hai 2017, 0 Trả lời, 732 Đọc
  1. kophaithach1

    kophaithach1 Guest

    Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen...
    Qua hai cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi, là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước.

    Du khách tour du xuân 2018 đến đây dễ nhận ra nét đặc sắc của làng cổ Đường Lâm, đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, nằm trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong và đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường ấy...
    [​IMG]

    Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850.... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.

    Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.

    Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá và cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ.

    Những khuôn cửa bức bàn già nua, khi thường kẽo kẹt khép lại thế giới riêng, mỗi khi có việc lại được ngả ra làm bàn.

    Các ngôi nhà trong làng đều có kiểu nội tự - ngoại khách, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống.

    Đường ngõ trong làng đều là ngõ cụt để đề phòng trộm cướp; nhà nào cũng có cửa bí mật và đường tắt ra sân đình. Do khai thác tốt độ dốc, lại không có nhiều nghề phụ nên đường đi lối lại ở Đường Lâm rất sạch sẽ và phong quang.

    Nét riêng nhất chính là kiến trúc làng: những ngả đường hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau, người làng đi đằng nào cũng về đến nhà và trộm chạy đằng nào rồi cũng bị bắt (vì khi có động, tráng đinh cả làng ùa ra, ngay lập tức gặp nhau ở một chỗ).

    Một lần đi trên con đường làng vắng vẻ, hai bên có những dãy tường đá ong loang lổ vết rêu và các cổng nhà khép kín, bầu không khí nơi đây du khách tour du lịch làng cổ Đường Lâm lại có chút gì tư lự và mơ hồ, để khi về sao nhung nhớ quá cái màu thổ hoàng của tường đá ong rực lên trong nắng chiều xứ Đoài...

    Đá ong là vật liệu có sẵn tại địa phương do quá trình latêrit hoá tạo nên. Ngày xưa Quang Dũng viết: "Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ...". Quốc Oai, Thạch Thất cũng có rất nhiều đá ong. Ở đồng bằng sông Hồng, các nhà khoa học đã chứng minh rằng có hai vỉa đá ong lớn nằm ở Hà Tây và Bắc Ninh, mà Đường Lâm chỉ là một góc rất bé của một vỉa. Đá ong khi chưa thành khuôn gạch thì mềm dẻo nhưng đẽo lên rồi càng để càng cứng.

    [​IMG]

    Không thể xoá được hình ảnh của làng chừng nào từng viên đá ong còn được dựng nhà. Từ xưa đến nay, đá ong ở đây vẫn là thứ sẵn có nhưng nó lại là vật liệu quý để xây dựng nên các công trình trong làng. Đặc tính của loại đá này là càng để lâu càng tốt, khi xây không tốn nhiều công trát, song vẫn đảm bảo cho khối tường dày, đủ làm mát nhà khi trời nóng, đủ sưởi ấm nhà khi trời lạnh.

    Người làng Mông Phụ kể rằng: "Từ thời cụ tổ đã có đá ong, loại đá này phải đào từ dưới lòng đất lên. Mỗi lần đào rất khó vì mỗi viên thường to khoảng 15-40 cm". Năm tháng càng khiến cho đá săn chắc, cứng cáp cũng như giúp con người Đường Lâm càng thêm tin yêu vào nơi mình đang trải qua cuộc sống bình dị.

    Người dân Đường Lâm rất ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách thập phương tìm về để nôn nao cùng... quá khứ.

    Đến Đường Lâm, ta ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian với một thế giới ẩn chứa nhiều điều bí ẩn dần được hé mở. Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại bên ngoài, Đường Lâm lặng lẽ khép mình vào một góc tưởng chừng bị quên lãng. Sẽ còn có bao nhiêu khách lữ hành dừng chân nơi đây để cảm nhận và hòa mình vào cái không khí u tịch của ngôi làng có mấy trăm năm tuổi?
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh