63 Stravel

Tp HCM Hồng Thập Tự Xưa Ở Sài Gòn

Thảo luận trong 'Vé tàu, xe và tour du lịch' bắt đầu bởi hibinhblog, 10 Tháng mười hai 2017.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      10 Tháng mười hai 2017, 0 Trả lời, 653 Đọc
  1. hibinhblog

    hibinhblog Guest

    Hồng Thập Tự, một trong vài con đường xưa nhất của Saigon hoa lệ.ở đầu đường Hồng Thập Tự, đối diện với cổng sau Thảo Cầm Viên, mà dân Saigon quen gọi là Sở thú, kế bên cầu Thị Nghè. Đường Hồng Thập Tự, đó là tên đường tồn tại từ 22-3-1955 cho đến ngày 14-8-1975. Đây là con đường huyết mạch ở Saigon có từ trước khi người Pháp đến, gọi là đường Thiên Lý. Khi người Pháp chiếm Saigon họ đổi thành đường Stratégique. Sau đó qui hoạch lại thành đường số 25. Từ 1-2-1865 đặt tên là Chasseloup Laubat. Cho đến 22-3-1955 chính quyền Đệ nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đổi thành đường Hồng Thập Tự, và đến 14-8-1975 chính quyền Cách mạng Lâm thời đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh (bao gồm cả Quốc lộ 13, và đường Hùng Vương cho đến Cầu Kinh). Đến quốc khánh 1991, UBND TP đổi đoạn đường xưa là Hồng Thập Tự thành Nguyễn Thị Minh Khai như hiện nay (đoạn từ Công trường Cộng Hòa đến cầu Thị Nghè). Trên đoạn tường Hồng Thập Tự cũ, đi qua những công trình "để đời", đó là Thảo Cầm Viên (Sở thú), được người Pháp xây dựng đã trên một trăm năm nay (1864-1865). Người sáng lập cũng là Gám đốc đầu tiên là J.B. Louis Pierre. Ông cũng là người xây dựng vườn Tao Đàn. Dinh Norodom xây từ thời Pháp (1863 đến 1875), sau đó được xây dựng lại là dinh Độc Lập (7-9-1954), và bây giờ là Hội trường Thống Nhất (25-6-1976). Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay là một ngôi trường cũng xưa như con đường đi qua nó. Được xây dựng từ ngày 14-1-1874 lần lượt mang các tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi Collège Chasseloup Laubat (17-8-1928) theo như tên đường lúc đó, học giả Vương Hồng Sển đã học trường này. Sau năm 1954 đổi thành Lycée Jean Jacques Rousseau cũng vẫn do người Pháp quản lý. Từ năm học 1967-1968 giao lại cho Việt Nam, trở thành Trung tâm Giáo dục Lê Quý Đôn (vẫn được học tiếng Pháp 8 giờ mỗi tuần) do người Pháp dạy. Sau ngày 30-4-1975 trường mang tên PTTH Lê Quý Đôn đến nay.
     

Chia sẻ trang này

Loading...