63 Stravel

Top 6 Bộ Dụng Cụ Pha Chế Dành Cho Các Bartender Chuyên Nghiệp

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi dungcuphache2021, 13 Tháng một 2022.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      1,000 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      20 đường số 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      13 Tháng một 2022, 0 Trả lời, 277 Đọc
  1. Với những ai yêu thích bộ môn pha chế, việc tìm hiểu bộ dụng cụ pha chế Bartender cơ bản là kiến thức mở đầu cần thiết để trang bị. Tổng hợp những dụng cụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục con đường nghệ thuật pha chế của mình.

    Bình pha chế Shaker.
    1.1. Bình Shaker là gì?(h3)
    Bình Shaker được xem là dụng cụ pha chế đặc trưng nhất của nghề Bartender. Bình Shaker được sử dụng trong việc làm lạnh đồ uống và giúp các nguyên liệu hòa trộn với nhau. Sử dụng loại bình này, các Bartender có thể thỏa thích kết hợp các loại rượu, siro, nước trái cây để tạo ra nhiều loại thức uống hấp dẫn.

    Các loại bình Shaker phổ biến mà bạn có thể tìm mua thường có dung tích 250ml, 500ml, 750ml cho đến 1 lít, 1.5 lít.

    1.2. Các loại bình Shaker phổ biến.
    1.2.1. Bình Boston shaker.
    Bình Boston shaker còn có tên gọi khác là Mixing glass. Gọi là Mixing glass bởi vì dụng cụ này có cấu tạo gồm hai phần gồm 1 ly thủy tinh và 1 ly bằng inox. Một biến thể khác của loại bình này là cả hai phần đều được làm bằng chất liệu inox. Với loại này thì đồ uống ít bị rò ra bên ngoài trong quá trình pha chế và có độ bền cao so với ly thủy tinh.

    [​IMG]
    Bình boston shaker
    Một ưu điểm của loại bình này là khả năng giữ lạnh hoặc nóng khá tốt. Dễ dàng tháo rời và vệ sinh. Tuy nhiên cũng có khuyết điểm là khó thao tác. Với loại Mixing glass thì có độ bền thấp do được làm từ thủy tinh. Ngoài ra loại Shaker này không được trang bị bộ lọc nên bạn cần đầu tư thêm bộ lọc phục vụ cho việc pha chế.

    1.2.2. Bình Cobbler shaker .
    Bình Cobbler shaker được thiết kế với 3 bộ phận gồm bình chứa, màng lọc và phần nắp đậy. Tất cả các bộ phận của bình đều được làm từ chất liệu inox bền và dễ dàng vệ sinh. Với đặc điểm cấu tạo này, đồ uống sẽ không bị rò ra ngoài trong suốt thao tác pha chế. Ưu điểm này khiến nó trở thành loại Shaker được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên với sự chắc chắn này cũng khiến Bartender khó mở nắp đậy bởi bình bị co lại khi gặp lạnh. Việc trang bị màng lọc giúp lọc đồ uống dễ dàng nhưng lại khó vệ sinh bởi chu vi lỗ lọc rất nhỏ.

    [​IMG]
    Bình cobbler shaker
    1.2.3. Bình Parisian shaker.
    Đây được coi là loại Shaker nguyên bản trong các biến thể. Parisian shaker có cấu tạo gần giống với Cobbler shaker nhưng không được trang bị màng lọc. Với mẫu mã đẹp và nhỏ gọn, phiên bản này khắc phục được khuyết điểm của hai loại bình trên.

    [​IMG]
    Bình parisian shaker
    Ly định lượng.
    Ly định lượng (Jigger) là dụng cụ đong thể tích các nguyên liệu chất lỏng dùng trong pha chế. Hình dạng dễ gặp nhất của loại dụng cụ này thường có hình đồng hồ cát với một đầu to và một đầu nhỏ.

    Jigger thường được làm bằng chất liệu inox có độ bền cao và dễ vệ sinh. Chất liệu an toàn với sức khỏe của người sử dụng và không ảnh hưởng đến hương vị thức uống. Thể tích ly định lượng được nhiều Bartender lựa chọn thường là loại 10ml, 30ml.

    [​IMG]
    Các loại ly định lượng
    2.1. Các loại ly định lượng phổ biến.
    2.1.1. Loại cổ điển đôi.
    Đây là loại ly được nhiều bartender lựa chọn sử dụng nhất. Ly định lượng đôi nhìn giống như một chiếc đồng hồ cát với đầu nhỏ có thể tích từ 0.5oz đến 1.5oz và đầu to có thể tích lên tới 2oz. Loại ly thường được làm bằng chất liệu inox bền và dễ vệ sinh.

    2.1.2. Loại ly đơn.
    Khác với ly đôi, ly đơn chỉ có một đầu và được chia sẵn các vạch thể tích từ lớn đến nhỏ. Thể tích của ly được thiết kế từ 0.5oz đến 2.5oz, chất liệu có thể là thiếc hoặc inox. Với những loại rượu mạnh, ta có thể dùng ly đơn để uống trực tiếp.

    2.1.3. Ly Jigger loại Nhật.
    Ly Jigger loại Nhật khá giống với loại ly đôi nhưng nhìn thanh lịch và nhỏ gọn hơn. Giá của loại ly này cũng cao hơn so với các loại ly khác. Với thiết kế đường kính nhỏ giúp dễ rót và giữ thăng bằng tốt. Đây được xem là lựa chọn hàng đầu của các Bartender chuyên nghiệp.

    Dụng cụ khui rượu.
    Dụng cụ khui rượu được gọi là Wine Openers, đây là dụng cụ rất hữu ích cho những người bắt đầu học pha chế bartender. Cấu tạo của dụng cụ mở nắp gồm 3 phần:

    • Phần đầu dao dùng để cắt lớp giấy bạc bọc bên ngoài nắp chai.
    • Phần thứ 2 là lò xo để ghim vào nút bần tạo lực bám khi khui.
    • Phần cuối là đòn bẩy để bật nắp rượu ra khỏi miệng chai.
    [​IMG]
    Dụng cụ mở nắp rượu vang
    3.1. Các loại dụng cụ mở nắp rượu phổ biến.
    3.1.1. Twist Corkscrews.
    Trong tất cả các dụng cụ mở nắp rượu thì đây là loại đơn giản nhất. Cấu tạo gồm đĩa lõi và vít, người pha chế sẽ dùng lực tay để vặn cho nắp trượt ra khỏi cổ chai.

    3.1.2. Waiter’s Corkscrews.
    Dụng cụ khui rượu này có cấu tạo giống như một bản lề đôi tạo lực đòn bẩy tốt giúp khui nắp chai. Chất liệu của Waiter’s Corkscrews có thể là bằng gỗ, inox. Với những ai có phong cách pha chế trình diễn thì đây là dụng cụ sành điệu để lại ấn tượng.

    Đầu rót rượu.
    Với môi trường làm việc trong quán bar, nhà hàng, ngoài chất lượng đồ uống thì phục vụ chuyên nghiệp để lại ấn tượng cũng là điều mà các Bartender quan tâm. Đầu rót rượu với dòng chảy suôn sẻ sẽ giúp định lượng chính xác lượng rượu. Với dụng cụ này các Bartender sẽ có thể nhanh chóng pha chế các loại rượu chính xác và nhanh chóng.

    [​IMG]
    Dụng cụ rót rượu
    Muỗng pha chế.
    5.1. Muỗng pha chế là gì?
    Muỗng pha chế là một dụng cụ nhỏ gọn nhưng hỗ trợ rất nhiều cho các Bartender. Trong thuật ngữ chuyên ngành, muỗng pha chế được gọi lag Bar Spoon dùng để khuấy các thành phần nguyên liệu lại với nhau. Muỗng được thiết kế với cấu tạo cán dài và mảnh, với những thức uống được trang trí trong các ly cao và cần phải trộn các nguyên liệu trực tiếp thì những chiếc Bar Spoon rất hữu dụng. Đặc điểm nhận dạng của muỗng pha chế là cán cầm có họa tiết xoắn ốc. Dung tích muỗng 5ml.

    [​IMG]
    Muỗng pha chế
    5.2. Các loại muỗng pha chế.
    Có 3 loại Bar Spoon mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường:

    Muỗng pha chế kiểu Âu: tay cầm thiết kế dạng xoắn ốc. Đầu cán có đế tròn để dựng lên khi không sử dụng tới.

    Muỗng pha chế kiểu Mỹ: Với phong cách Mỹ, muỗng có cấu tạo thêm phần cao su ở đầu cán muỗng. Tay cầm được thiết kế thành 2 phần, một nửa cán được thiết kế trơn để dễ cầm nắm. Phần còn lại được thiết kế dạng xoắn ốc tạo điểm nhấn.

    Muỗng kiểu Nhật: có cấu tạo và thiết kế giống với muỗng kiểu Âu nhưng tay cầm của thìa dài hơn nhiều, khoảng 40 cm.

    Các loại ly thủy tinh.
    Trong nghệ thuật pha chế đồ uống, ngoài hương vị thức uống thơm ngon thì trình bày tinh tế cũng là yếu tố quan trọng. Với mỗi loại thức uống khác nhau sẽ được trình bày bởi các loại ly khác nhau để có thể tôn lên vẻ đẹp của thức uống. Hiện nay có rất nhiều loại ly với màu sắc và hình dạng khác nhau.

    [​IMG]
    Các loại ly dùng trong pha chế
    6.1. Ly Cocktail.
    Ly Cocktail hay còn gọi là ly Martini, đây là loại ly chuyên sử dụng cho những món cocktail ướp lạnh. Dạng ly có hình chữ V cổ điển và làm bằng thủy tinh trong suốt. Trước khi sử dụng, ly thường được làm lạnh trước để đảm bảo nhiệt độ của thức uống.

    6.2. Ly Champagne Flute.
    Như tên gọi, loại ly này được dùng để thưởng thức những loại champagne thượng hạng. Hình dáng ly mỏng, đế cao, thon dài làm toát lên vẻ sang trọng của thức uống.

    6.3. Ly Brandy Snifter.
    Được thiết kế với độ dài chân đế vừa phải, khi cầm sẽ nằm trọn trong lòng bàn tay nhằm tăng độ ấm cho thức uống từ lòng bàn tay. Loại ly này chuyên phục vụ các loại rượu như brandy, cognac và các loại rượu không mùi khác.

    6.4. Ly Highball.
    Đây được xem là loại ly phổ biến nhất trong các quầy bartender. Ly có kích thước vừa phải, dáng cao, không có chân, được dùng để phục vụ các loại đồ uống có đá.

    Lời kết: Hy vọng với việc tìm hiểu về bộ dụng cụ pha chế bartender sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về công việc của một nghệ sĩ pha chế đồ uống. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn sẽ thành công trên con đường của mình.
     

Chia sẻ trang này

Loading...