63 Stravel

Tin mới Vietcado.com: Gã "bad boy" giúp Arsenal thấy lại hình bóng "đứa con thần gió"

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi diendanvietcado, 10 Tháng ba 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      10 Tháng ba 2020, 0 Trả lời, 383 Đọc
  1. Chi tiết tại đây: https://vietcado.com

    Khi Arsenal sắp chuấn bị thực hiện thương vụ chuyển nhượng kỷ lục với Pierre-Emerick Aubameyang, một đề tài đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận: Liệu gã trai này có phải là một “bad boy”?
    1. Đã có khá nhiều bằng chứng được đưa ra, với những chi tiết khá giật gân, với tâm điểm là ba lần lĩnh án treo giò nội bộ mà tiền đạo người Gabon đã phải nhận ở Dortmund vì vấn đề kỷ luật.

    Lần đầu tiên là vào tháng 11/2016, khi anh tự ý đến Milan chơi bời mà không có sự cho phép của câu lạc bộ - vụ này đã khiến Aubameyang bị loại khỏi đội hình trong trận đấu gặp Sporting tại Champions League.

    Aubameyang đã công khai nói lời xin lỗi đến câu lạc bộ trong lần vi phạm và lĩnh án đầu tiên ấy. Nhưng trong lần bị phạt thứ hai, tiền đạo này nói rằng anh hoàn toàn không hiểu lý do vì sao mà mình lại bị kỷ luật.

    Tình hình càng lúc càng trở nên căng thẳng, đi theo đó là sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa anh và Dortmund. Từng hành vi, thái độ của anh đều bị soi xét và mổ xẻ để bàn luận.

    Peter Stoger, huấn luyện viên vào thời điểm đó, đã chỉ trích Aubameyang về việc "từ chối chạy trong buổi tập cuối cùng trước trận đấu để nhấn mạnh mong muốn được chuyển nhượng".

    Một cây viết hàng đầu của bóng đá Đức thậm chí còn công khai phỉ báng anh là "một con khỉ trong gánh xiếc". Những chuyện này đã khiến cả Aubameyang và gia đình anh bị kích động và phản ứng lại khá gay gắt.

    Vào giữa tháng 1/2017, Aubameyang bỏ lỡ một cuộc họp đội và bị câu lạc bộ treo giò trong trận đấu thuộc khuôn khổ Bundesliga với Wolfsburg, trận đấu đầu tiên sau kì nghỉ đông.

    Xem thêm: https://vietcado.com/forums/thao-luan-ca-cuoc/

    Anh bắt đầu trở nên lo sợ cho tương lai của mình. Không dừng lại ở đó, Dortmund lại tiếp tục loại cầu thủ người Gabon ra khỏi trận đấu tiếp theo đối đầu với Hertha Berlin bởi vì họ cảm thấy anh thiếu tập trung. Tình trạng xích mích, mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm.

    Arsenal không ngồi yên trong bối cảnh như vậy. Họ có Sven Mislintat, một người hiểu và nắm rõ Dortmund trong lòng bàn tay. Ông là người góp công lớn trong việc đưa Aubameyang từ St-Étienne đến Dortmund vào năm 2013 và có một niềm tin rất mạnh mẽ vào tiền đạo người Gabon.

    Cần phải nhớ lại một vài phát biểu của Joachim Watzke, giám đốc điều hành của Dortmund hôm 15 tháng 1.

    "Trong tất cả những cuộc điều tra tỉ mỉ này, theo tôi, chúng ta không nên bỏ sót một điều, Pierre-Emerick Aubameyang là một cầu thủ có thái độ chuyên nghiệp," ông nói. "Tôi không thích cái cách mà đám báo chí lá cải ở Đức - những kẻ sẽ cực nhớ cậu ấy nếu cậu ấy ra đi – bêu riếu cậu ấy trên mặt báo."

    Aubameyang đã tự gọi bản thân là một "thằng nhãi điên khùng" để xin lỗi các fan hâm mộ và chính Dortmund, sau khi chuyển sang thi đấu cho Arsenal với mức phí 56 triệu bảng Anh.

    Anh thừa nhận đáng lẽ ra mình đã có thể cư xử tốt hơn trong những ngày tháng cuối cùng của sự nghiệp ở Dortmund, nhưng có lẽ chính vì lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội được ra đi, nên anh đã phải thực hiện những toan tính, kế hoạch của mình.

    Jurgen Klopp, người đã làm việc với Aubameyang trong hai mùa giải đầu tiên của anh ở Dortmund, đồng thời giúp anh phát triển từ một cầu thủ chạy cánh thành một cây săn bàn thượng hạng, đã nhận xét về cậu học trò cũ:

    "Aubameyang hoàn toàn không phải là một gã "trẻ trâu" khó dạy. Đó là một chàng trai rất thông minh và cực kì tốt, với những sở thích và gu thời trang khác biệt. Luôn rất vui khi làm việc cùng cậu ấy."

    2. Không phụ lòng Arsenal, Aubameyang thích nghi một cách nhanh chóng với Premier League. Những bàn thắng đến ngày càng đều đặn hơn.

    Tính từ ngày cầu thủ người Gabon đặt chân đến Anh, chỉ có Mohameh Salah – với 18 bàn – là phá lưới đối phương nhiều hơn anh ở Premier League.

    Những bàn thắng mà Aubameyang ghi được đến từ 50 cú sút, tức là đạt hiệu suất chuyển hóa lên đến 34%, một hiệu suất mà không một cầu thủ nào khác tiệm cận đến. Người đứng thứ hai là Glenn Murray của Brighton, với chỉ 28,9%.

    Tuy nhiên, mọi thứ sẽ còn trở nên ấn tượng hơn nữa khi chúng ta tính hiệu suất dựa vào số phút/ bàn thắng. Theo đó, sau khi ghi bàn trong trận hòa 2-2 với Crystal Palace, cựu cầu thủ Dortmund trở thành chân sút có hiệu suất ghi bàn tốt nhất lịch sử Premier League (các chân sút ghi 10 bàn trở lên), với 103 phút/bàn thắng.

     

Chia sẻ trang này

Loading...