63 Stravel

Tin Mới Nhận: Kẻ "làm khổ" Đặng Văn Lâm: Sở hữu chân trái ma thuật, từng bị đồn nhập ngũ đánh IS

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi tiensinh95, 22 Tháng mười một 2019.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      ho chi minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      22 Tháng mười một 2019, 0 Trả lời, 439 Đọc
  1. tiensinh95

    tiensinh95 Member

    Xem chi tiết: Kèo bóng đá châu âu

    Với pha sút phạt thần sầu tung lưới thủ môn Đặng Văn Lâm, hậu vệ trái Ali Adnan của Iraq đã khiến người hâm mộ Việt Nam chết lặng, cướp đi 1 điểm quý giá của thầy trò HLV Park Hang-seo.
    1. Sau trận đấu, đã có rất nhiều những ý kiến được đưa ra, mà tiêu biểu nhất chính là chửi rủa trọng tài chính của trận đấu vì đã quyết định trao cho Iraq một quả đá phạt vào những phút bù giờ, hoặc chê trách Đặng Văn Lâm đã đứng sai vị trí, dẫn đến việc không thể cản phá được quả đá phạt của đối phương.

    Thế nhưng, không ai có thể phủ nhận được việc bàn thắng của Ali Adnan thực sự là một siêu phẩm, một cú sút phạt xứng danh một ngôi sao đang thi đấu tại một trong năm giải đấu hàng đầu châu Âu, Serie A.

    Vậy, Ali Adnan là "thần thánh" phương nào và tài năng đến đâu?

    Đi bộ qua phía Tây của quận Teheran, thuộc Ektaban, không ai có thể tránh được việc bị choáng ngợp bởi sự tráng lệ của sân vận động Azadi, công trình thể thao lớn rất ở Iran. Tên của nó có nghĩa là Tự do, nhưng trước đó nó được biết đến với cái tên Aryamehr, nghĩa là "Ánh sáng của người Aryans".

    Azadi hiện tại chỉ có thể chứa hơn 78.000 khán giả, nhưng trong quá khứ, con số đó đã từng lớn hơn thế rất nhiều, với sức chứa lên đến 100.000 người.

    Cũng chính trước số lượng khán giả khổng lồ này, vào ngày 28 tháng 4 năm 1977, Iraq đã đối đầu với Iran, trong trận chung kết của U19 châu Á. Ngày hôm đó chính là một trong những cột mốc sáng chói, vinh quang nhất trong lịch sử bóng đá Iraq, khi những chàng trai U19 của họ đánh bại được đội chủ nhà Iran, vốn được đánh giá cao hơn rất nhiều.

    Trong số những chàng trai trẻ ăn mừng chiến thắng và nâng cúp với sự tự hào, có một người sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng, đóng góp to lớn nhất của anh cho nền bóng đá nước nhà sẽ đến vào 16 năm sau, tính từ ngày hôm đó.

    Tên của anh ta là Adnan Kadhim, và chiến thắng trước Iraq đã đưa anh và các đồng đội thẳng tiến đến vòng chung kết U20 World Cup diễn ra vào 1 năm sau, trên đất Tunisia. Nhưng thật không may, câu chuyện cổ tích của họ đã kết thúc trong sự cay đắng, khi Iraq để thua đến 2 trong 3 trận đấu ở vòng bảng, trước các đối thủ Liên Xô và Paraguay.

    Vinh quang chớp nhoáng của năm 1977 chính là trải nghiệm ngọt ngào duy nhất trong sự nghiệp của Adnan Kadhim, bởi vì anh chưa bao giờ có thể đặt chân đến đại sảnh danh vọng của bóng đá Iraq, cũng như trong màu áo đội tuyển quốc gia.

    Tuy nhiên, người anh trai Ali của anh lại có thể mang về vinh quang cho gia đình, với việc thi đấu cho Al-Zawra'a từ năm 1968 đến 1982, cũng như lập kỷ lục về số bàn thắng cho đội tuyển quốc gia, một kỷ lục mà chỉ Hussein Saeed mới có thể phá vỡ, và tạo dựng nên tuổi như một trong những cây săn bàn xuất sắc nhất lịch sử đất nước.

    Không có gì đáng ngạc nhiên khi một gia đình có truyền thống bóng đá đáng tự hào như vậy đã sinh ra một cậu bé hội tụ đầy đủ những phẩm chất để có thể vượt qua cha và chú của mình, để trở thành cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại của Iraq.

    Con trai của Adnan Kadhim, Ali Adnan Kadhim Nassir Al-Tameemi - hay được biết đến với cái tên ngắn gọn là Ali Adnan - đã chào đời tại bệnh viện Al-Nu Muffman, nằm ở Baghdad, vào ngày 19 tháng 12 năm 1993.

    Cuộc sống ở thành phố Thủ Đô lúc đó không hề dễ dàng. Khi Iraq trải qua những ngày tháng đen tối, thì cậu bé Ali Adnan sa vào tình yêu với quả bóng.

    Thời còn nhỏ, anh được ghi danh vào học tại ngôi trường bóng đá danh tiếng Ammo Baba, đây là cái tên được đặt theo tên của một huyền thoại bóng đá Iraq - Emmanuel Baba Dawud. Chính nơi đây đã chứng kiến những bước chạy đầu tiên của cậu bé Ali, với quả bóng dính chặt vào chân trái.

    Ngôi trường đó rất gần với sàn diễn tiếp theo trong cuộc đời Ali Adnan, sân vận động Al-Shaab, nơi mà anh sẽ sớm đặt chân đến. Đây chính là sân nhà của Al-Zawra’a, câu lạc bộ mà chú của anh từng thi đấu và Ali Adnan bắt đầu với đội U17.

    Sau một thời gian ngắn thi đấu cho Al-Quwa Al-Jawiya, anh đã hoàn tất cuộc hành trình vươn lên đỉnh cao của bóng đá Iraq, với việc trở thành một cầu thủ của Baghdad vào năm 2010, nơi anh thường xuyên được thi đấu với những cầu thủ kì cựu của đội 1.

    Trong màu áo "Những con sư tử của Thủ Đô", Adnan đã không cần mất quá nhiều thời gian để có thể thuyết phục huấn luyện viên tin tưởng giao cho anh một suất đá chính bên cánh trái, đồng thời đẩy người đàn anh đầy kinh nghiệm Bassim Abbas lên ghế dự bị.

    Với sự kết hợp đầy lý tưởng giữa sức mạnh, chiều cao, tốc độ, một cái chân trái cực kì khéo léo và một thể hình gần như hoàn hảo, Adnan đã thể hiện những màn trình diễn xuất sắc cho Baghdad, ghi 7 bàn thắng và khiến tất cả mọi người phải dụi mắt trong sự kinh ngạc.

    2. Thời điểm để chinh phục thế giới đã đến. Cơ hội lớn nhất để anh có thể gây sự chú ý trên đấu trường quốc tế đã xuất hiện vào năm 2013, khi Adnan được triệu tập vào đội hình tham dự U20 World Cup, diễn ra tại Thổ Nhĩ Kì.

    Trong khi mọi con mắt đều đang đổ dồn vào những Paul Pogba, Paco Alcacer và Harry Kane, thì đội bóng khó nhằn mang tên Iraq cũng mau chóng thu hút được sự thán phục.

    Người dẫn dắt họ khi đó, ông Hakeem Shaker Al-Azzawi, là vị huấn luyện viên đầu tiên và duy nhất của Iraq quản lý cả ba đội tuyển cùng một lúc – Đội tuyển quốc gia, đội Olympic và các đội trẻ của Iraq.

    Ông đã quyết định hoàn toàn đặt niềm tin vào các cầu thủ trẻ, vì nhận thức được những tài năng mà mình đang nắm trong tay.

    Cỗ máy săn bàn Farhan Shakor Tawfeeq, bậc thầy "bóng chết" Ali Faez Atiyah, chuyên gia cứu thua Mohammed Hassan Hameed Farhan, và đương nhiên là không thể không nhắc đến Ali Adnan, cùng những người khác, họ đã tạo nên một đội tuyển quốc gia trẻ xuất sắc nhất mà Iraq từng sở hữu.

    Với những cầu thủ chất lượng như vậy, tâm lý "tấn công bất kể đối thủ là ai" mà Hakeem Shaker thổi vào đội bóng của ông đã mang lại thành quả đáng ngưỡng mộ, khi Iraq chỉ chấp nhận đầu hàng trước Uruguay trong trận bán kết, với việc để thua trong loạt sút luân lưu.

    Trong khi Adnan đang tự khẳng định mình là một trong những hậu vệ trái hay nhất của giải đấu, thì khoảnh khắc rõ ràng nhất để xác nhận sự thật này đã diễn ra ngay trong trận đấu đầu tiên, đối đầu với tuyển Anh.

    Tại sân vận động của trường đại học Akdeniz University, nằm ở Antalya, mặc dù đã phải rất khó khăn, nhưng người Anh vẫn dẫn trước với tỷ số 2-0 nhờ công của Conor Coady và Luke Williams,trước khi bị bàn thắng của Ali Faez ở phút 75 "dọa cho chết khiếp".

    Người Anh dường như vẫn kiểm soát được thế trận cho đến phút bù giờ, thế nhưng, họ không hề biết rằng, Ali Adnan, ngay từ phút đầu tiên nhìn thấy các trinh sát viên của bóng đá châu Âu, đã muốn khiến cho họ bong gân cổ tay vì phải viết quá nhiều thứ về anh vào sổ ghi chép.

    Vào phút thứ 93, một đường chuyền dài được tung ra từ hàng tiền vệ của Iraq hướng về phía cánh trái.

    Tại đây, với khả năng căn chỉnh thời gian đáng ghen tị, Adnan đã lao đến và, ngay khi Jon Flanagan hiểu được mình cần phải làm gì, thì cầu thủ người Iraq đã khiến anh ta phải chóng mặt bằng cách hết ngoặc bóng sang phải, rồi sang trái, rồi lại sang phải, trước khi sút tung lưới thủ môn tuyển Anh bằng chân phải, dù cho đó là chân không thuận của Adnan.

    Trong khi vị HLV người Anh Peter Taylor vẫn chưa hiểu được tại sao đội bóng của ông lại không thể giành chiến thắng trước những cầu thủ vô danh của một đối thủ được đánh giá là yếu hơn tuyển Anh của ông rất nhiều, thì những chàng trai trẻ áo xanh, với sự trợ giúp từ tốc độ và kỹ thuật của Ali Adnan, đã kết thúc vòng bảng ở vị trí dẫn đầu, lọt vào vòng 16, nơi họ đánh bại Paraguay.

    Ở trận tứ kết, "Những chú sư tử của Mesopotamia" tiếp tục hạ gục Hàn Quốc, trước khi đối đầu với Uruguay.

    Đến trận bán kết, trong khi cả thế giới đều đã nhận thức được tiềm năng to lớn ẩn bên trong chiếc chân trái của Ali Adnan, thì đối với những người vẫn chưa tin vào điều này, trận đấu với La Celeste chính là lời khẳng định đanh thép nhất.

    Cầu thủ 19 tuổi đã ghi bàn từ một pha sút phạt không tưởng, ở một góc sút cực kì khó. Thật không may, chỉ nhiêu đó là không đủ để giúp cho Iraq đặt chân vào trận chung kết. Nhưng dù sao Ali Adnan được điền tên vào danh sách những ngôi sao tiềm năng nhất của bóng đá châu Á.

    Đó là chuyện diễn ra không lâu trước khi anh bắt đầu được những đội bóng có lối chơi tấn công ở châu Âu, bao gồm Galatasaray, Napoli, Arsenal và Roma, liên hệ.

    Thế nhưng, trên thực tế, sự lựa chọn của Adnan lại rất khiêm tốn, khi anh đồng ý ký vào một bảng hợp đồng có thời hạn 5 năm với CLB Çaykur Rizespor ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dù cho đây chỉ là một bước đi nhỏ, nhưng cũng là quá đủ để anh thể hiện toàn bộ các kỹ năng của mình tại Super Lig và giành lấy một tấm vé chuyển đến Serie A để thi đấu cho Udinese vào năm 2015.

    3. Sau bàn thắng từ cú sút phạt không tưởng vào lưới Uruguay, các khán giả theo dõi trận đấu đó còn bị Ali Adnan làm cho ấn tượng bởi cách ăn mừng khá đặc biệt của anh. Anh chạy về phía huấn luyện viên Hakeem Shaker, dậm chân phải xuống đất và giơ tay chào ông như một quân nhân.

    Động tác ăn mừng kỳ lạ này, cộng thêm những bức ảnh được lan truyền rộng rãi ghi lại việc Ali Adnan mặc áo chống đạn và bước đi cùng các binh sĩ người Iraq, là quá đủ để các tờ báo bắt đầu suy đoán về việc anh sẽ từ giã bóng đá để bước chân ra chiến trường, chiến đấu cho tổ quốc.

    Những tiêu đề kiểu "hậu vệ cánh người Iraq được Roma theo đuổi đã quyết định nhảy vào chiến trường" bắt đầu được lan rộng, và Ali Adnan ngày càng trở nên nổi tiếng hơn với cái danh "một cầu thủ người Iraq quyết định cởi bỏ đôi giày và cầm lên khẩu súng trường" hơn là "một hậu vệ cánh tài năng của bóng đá Iraq".

    Ali Adman không nhập ngũ. Nhưng anh đã có quyết định dũng cảm khi ghé thăm thành phố Banghdad của mình, bất chấp những lo ngại về bạo lực, khủng bố.

    Trong những bức ảnh nói trên, được chụp vào tháng 6 năm 2014, Adnan trông nghiêm túc hơn hẳn những người lính đang đi bên cạnh mình, họ đang mỉm cười rất vui vẻ.

    Đó là vì sự xuất hiện của một ngôi sao bóng đá đã mang đến cho họ một khoảng khắc nhẹ nhõm ngay giữa những ngày tháng chìm trong bão cát, bom đạn, tiếng súng và những lá cờ đen.

    Tuy nhiên, đối với Adnan, đó chỉ là một cuộc hành trình để trãi nghiệm thực tế, để được tận mắt nhìn thấy cuộc chiến tranh đang tàn phá đất nước của anh.

    Một đất nước mà anh luôn khát khao giới thiệu với thế giới qua khía cạnh thể thao, thay về những tin tức đau buồn về khủng bố, chiến tranh.

    Vào cuối tháng 6 năm đó, anh đã quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia vào buổi tập luyện chuẩn bị cho mùa giải mới.

    5 năm trôi qua, Ali Adnan vẫn đang tận lực cống hiến cho tổ quốc trong vai trò là một cầu thủ, và mục tiêu trước mắt, chính là đạt được kết quả tốt nhất tại đấu trường Asian Cup 2019.
     

Chia sẻ trang này

Loading...