63 Stravel

Tìm hiểu về mô hình giá 2 đáy (Double Bottom)

Thảo luận trong 'Tour du lịch -Địa điểm vui chơi Hội An' bắt đầu bởi nguyenhop0303, 24 Tháng sáu 2021.

    1. Tỉnh thành:

      Miền Bắc
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      840,000 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      24 Tháng sáu 2021, 0 Trả lời, 325 Đọc
  1. nguyenhop0303

    nguyenhop0303 Member

    Tìm hiểu về mô hình giá 2 đáy (Double Bottom)
    mô hình 2 đáy là một trong những mô hình đảo chiều hiệu quả và phổ biến nhất mà bất cứ trader nào cũng cần biết. Do đó, bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết căn bản về loại mô hình này.

    [​IMG]

    Mô hình giá Double Bottom (Mô hình giá hai đáy) là gì?
    Mô hình 2 đáy (Double Bottom) được hình thành khi xu hướng giảm tạo ra một đáy mới, sau đó chúng bắt đầu di chuyển lên trên hình thành 1 mức kháng cự mới còn được gọi là đường neckline hay đường viền cổ. Tiếp theo đó, giá sẽ di chuyển xuống dưới, tạo thành đáy thứ hai xấp xỉ với đáy thứ nhất, và sau đó giá lại đi lên, phá vỡ đường viền cổ. Mô hình Double Bottom được hoàn thiện, có hình dạng giống như chữ “W” trong bảng chữ cái, phần giữa của kí tự “W” được gọi là đỉnh giữa.

    Mối liên hệ giữa đỉnh và hai đáy
    [​IMG]

    Kirkpatrick & Dahlquist (2010) gợi ý rằng đỉnh giữa phải cao hơn khoảng 10% so với đáy thấp nhất. Sau một đợt hồi giá hướng lên giá tiếp tục giảm bằng với mức giá của đáy trước đó nhưng sau đó giá bật lên và tăng cao hơn nữa.

    Mối liên hệ giữa hai đáy
    Đáy này nằm trong khoảng 2-5% so với mức giá của đáy kia.

    Khoảng cách thời gian giữa hai đáy
    [​IMG]

    Theo Bulkowski (2008), khoảng cách thời gian giữa hai đáy nên là 2-6 tuần; nếu như kéo dài hơn 8 tuần thì mô hình sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, các trader cũng nên chú ý rằng mô hình giá Double Bottom được coi là tốt nhất khi xuất hiện trong một phần ba của mức giá thấp trong năm. Khi giá vượt qua mức giá của đỉnh giữa thì đó là một tín hiệu mua. Trong khi đó, nhiều nguồn trên một số website cho rằng giá cần phải phá đỉnh giữa để kích hoạt tín hiệu mua vào.

    Tâm lý giao dịch của mô hình Double Bottom
    Đáy đầu tiên của mô hình chỉ là một sự tiếp tục cho xu hướng giảm trước đó và đỉnh giữa của mô hình Double Bottom chính là một sự hồi giá nhẹ. Tuy nhiên, sau đó, từ đỉnh, giá giảm xuống và tạo nên một đáy mới. Các nhà giao dịch dần đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng khi giá không vượt qua được đáy trước thì họ bắt đầu lo lắng. Và khi đỉnh giữa bị phá vỡ, sẽ không thể tạo thêm được một đáy thấp hơn (tín hiệu của xu hướng tăng) thì các nhà đầu tư dự đoán xu hướng giảm sẽ không còn và thay vào đó là một xu hướng đảo chiều đi lên. Tại đây, các nhà giao dịch sẽ mua vào và khiến giá tăng cao hơn nữa.

    Mục tiêu giá
    Bulkowski đưa ra cách tính mục tiêu giá cho mô hình Double Bottom như sau:

    Giá của đỉnh giữa + ((Giá của đỉnh giữa – Giá thấp nhất tại một trong hai đáy) x 66%)

    Bốn loại mô hình Double Bottom
    Có bốn loại mô hình Double Bottom đó là: Adam-Adam, Adam-Eve, Eve-Adam, and Eve-Eve. Đáy của những thanh giá có hình dạng chữ “V” (thường là trong ngày) được gọi là Adam. Trong khi đáy của những thanh giá với hình dạng chữ “U” (trong nhiều ngày) được gọi là Eve.

    Mô hình Double Bottom Eve-Eve
    Mô hình Double Bottom Eve-Eve bao gồm hai đáy hình chữ “U”. Theo như nghiên cứu của Bulkowskim, trong bốn loại mô hình Double Bottom thì mô hình Double Bottom Eve-Eve được coi là mô hình tốt nhất và hiệu quả nhất với tỉ lệ tăng trung bình là khoảng 40% sau khi phá vỡ giá, và theo sau đó, là đợt hồi giá khoảng 20% hoặc hơn.

    Biểu đồ phía trên của Procter & Gamble (PG) là một ví dụ cho mô hình Double Bottom Eve-Eve. Ngoại trừ có một thanh giá cao bất thường trong đáy thứ nhất, thì đáy 1 được tạo ra bởi bốn thanh giá, sắp xếp theo hình chữ U. Sau đó, giá tiếp tục di chuyển lên tạo thành một đỉnh giữa, tròn và đi xuống tạo thêm đáy thứu hai cũng có hình chữ U. Tuy nhiên, tiếp theo giá bật lên cao tạo thành một khoảng trống giá (Gap), phá vỡ đường kháng cự (đường thẳng nằm ngang đi qua đỉnh giữa) và phát ra một tín hiệu mua. Trong ví dụ này, không có sự hồi giá sau khi đợt breakout (phá vỡ giá) mà giá tiếp tục tăng cao hơn nữa.

    Mô hình Double Bottom Adam-Adam
    Mô hình Double Bottom Adam-Adam bao gồm hai đáy hình chữ V. Nghiên cứu của Bulkowski chỉ ra rằng đối lập với mô hình Double Bottom Eve-Eve, mô hình Double Bottom Adam-Adam được xem là mô hình ít hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mô hình AA này vẫn có thể giúp các trader có được giao dịch thành công nếu nhưsau đợt breakout trong mô hình, tỉ lệ tăng trung bình là khoảng 35% và sau đó, đợt hồi giá rơi vào khoảng 20% hoặc hơn.

    [​IMG]

    Biểu đồ minh họa cho mô hình Double Bottom Adam-Adam

    Biểu đồ phía trên của S&P 500 ETF là một ví dụ minh họa cho mô hình Double Bottom Adam-Adam. Mô hình này được hình thành sau một đợt giảm giá và đáy đầu tiên được tạo bởi đợt giá giảm mạnh trong hai ngày. Đáy thứ hai bao gồm ba thanh giá nhưng trong đó có một thanh giá chạm đến mức giá của đáy trước. Tiếp đó, giá lại tăng một lần nữa và chạm vào đường kháng cự đi qua đỉnh giữa, kích hoạt tín hiệu mua vào. Thông thường, sau đợt breakout tại mô hình, sẽ xuất hiện một đợt hồi giá, và sau các đợt điều chỉnh giá đó, giá lại tăng lên một lần nữa.

    Mô hình Double Bottom Adam-Eve
    Mô hình Double Bottom Adam-Eve (AE) bao gồm một đáy hình chữ V và theo sau là một đáy chữ U. Theo nhưnghiên cứu của Bulkowski, mô hình này là mô hình hiệu quả thứ 2, chỉ xếp sau mô hình Double Bottom Eve-Eve, với tỉ lệ tăng trung bình là 37% sau khi giá phá vỡ và trước khi có một đợt hồi lại khoảng 20% hoặc hơn.

    Biểu đồ của Boeing (BA) trên là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình Double Bottom Adam-Eve. Đáy đầu tiên là một đáy nhọn và chỉ có hai thanh giá; tuy nhiên đáy tiếp theo bao gồm đến năm thanh giá, và đáy của chúng gần bằng nhau. Sau đó, giá bắt đầu tăng lên. Theo nhưphân tích kỹ thuật thì một khi đường kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một đườnghỗ trợ mới). Mức giá của đỉnh giữa bị phá vỡsẽ kích hoạt tín hiệu mua vào. Giá tăng lên nhưng một lúc sau lại giảm xuống. Theo nghiên cứu của Bulkowski thì với mô hình này, sau khi phá vỡ, giá sẽ hồi lại với tỉ lệ 59% và khi giá chạm tới đường kháng cự cũ (nay thành hỗ trợ mới) thì giá s tăng lên một lần nữa.

    Mô hình Double Bottom Eve-Adam
    Mô hình này bao gồm một đáy chữ U và theo sau là một đáy chữ V. Theo như nghiên cứu của Bulkowski, mô hình này xếp hạng ba về tính hiệu quả trong tổng sốbốn mô hình. Mô hình này là tốt nhất khi có mức tăng trung bình là 37% sau khi giá phá vỡ và trước khi có một đợt hồi lại khoảng 20% hoặc hơn.

    Biểu đồ của Consumer Staples SPDR ETF (XLP) là ví dụ tiêu biểu cho mô hình Double Bottom Eve-Adam. Xu hướng giảm bắt đầu và xuất hiện một khoảng trống bật xuống trong xu hướng đó. Đáy đầu tiên là một đáy chữ U, tiếp theo là đỉnh giữa được tạo ra khi giá đi lên và đồng thời lấp đầy khoảng trống trước đó. Sau đó có một vùng giá nhìn như một đáy hình chữ U; tuy nhiên có hai thanh giá giảm mạnh tạo ra một đáy hình chữ V bởi giá tạo đáy thường nằm trong mức 5% so với mức giá của đáy kia. Giá đi lên, chạm đến mức giá của đỉnh giữa, tạo ra tín hiệu mua. Giá tiếp tục đi lên và phá vỡ mức giá của đỉnh giữa. Trong ngày hôm sau, giá tăng cực mạnh và đóng cửa phía trên đỉnh giữa. Theo như nghiên cứu của Bulkowski, thông thường sẽ có một sự hồi giá (khoảng 57%), tuy nhiên trong ví dụ này không có sự hồi giá, mà giá lại tiếp tục tăng mạnh.

    Vậy là, chúng ta đã cùng tìm hiểu về mô hình giá Double Bottom (hai đáy). Với những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng rằng các bạn sẽ áp dụng một cách hiệu quả và thành công cho chiến lược giao dịch của bản thân!

    Xem thêm: pivot point
     

Chia sẻ trang này

Loading...