63 Stravel

Tiêu diệt bệnh nhiễm ký sinh trùng trên cá nuôi

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi Kieutrang0504, 8 Tháng tư 2021.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò vấp, Tp.HCM ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      8 Tháng tư 2021, 0 Trả lời, 339 Đọc
  1. Kieutrang0504

    Kieutrang0504 Member

    Với mật độ nuôi tăng nhanh như hiện nay, các mô hình nuôi cá công nghệ cao ngày càng được nhân rộng, việc quản lý môi trường nước ngày càng phức tạp khiến môi trường nước ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh. Trong đó, có ký sinh trùng phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp gây ra bệnh nhiễm ký sinh trùng trên cá nuôi. Vì thế cần có biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu.
    Một số bệnh thường gặp do kí sinh trùng gây ra trên cá
    1. Bệnh trùng quả dưa
    a. Tác nhân gây bệnh: Do loài Ichthyophthyrius multifiliis gây nên, trùng trưởng thành có dạng rất giống quả dưa, toàn thân có nhiều lông tơ ngắn, giữa thân có một nhân lớn hình móng ngựa.
    b. Triệu chứng:
    – Vị trí bệnh xuất hiện bệnh chủ yếu trên da, mang, đầu và các vây. Các vị trí bị trùng bám sẽ hình thành các đốm lấm tấm màu trắng đục, có kích thước nhỏ, mắt thường có thể nhìn thấy. Cơ thể cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
    – Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ, yếu ớt, vì suy giảm chức năng hô hấp do trùng bám nhiều ở mang đã phá hủy lớp tế bào biểu mô mang.
    – Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có nhiều cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở nên phải thở gấp. Khi cá quá yếu chúng chỉ còn có khả năng ngoi đầu lên khỏi mặt nước để thở, đuôi bất động, sau đó chúng sẽ chìm dần xuống đáy chết.
    2. Bệnh trùng bánh xe
    a. Tác nhân gây bệnh: Do nhiều loài trùng bánh xe thuộc giống Trichodina, Tripartiella, Trichodinella ký sinh chủ yếu ở da và mang cá, bệnh thường phát triển vào những ngày trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài. Trùng có thể sống tự do trong nước được 1 – 1,5 ngày, sau khi rời khỏi cơ thể cá. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này qua cá thể khác.
    b. Triệu chứng:
    Cá có màu sắc nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da cá chuyển màu xám, đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa. Cá nổi đầu từng đàn trên mặt nước, một số cá tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng.
    3. Bệnh trùng mỏ neo
    a. Tác nhân gây bệnh: Do trùng có tên Lernaea gây ra. Trùng có dạng giống mỏ neo, cơ thể dài khoảng 8 – 16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, … trên các loài cá, bệnh thường gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương.
    [​IMG]
    b. Triệu chứng
    : Cá nhiễm bệnh kém ăn, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
    4. Bệnh rận cá
    a. Tác nhân gây bệnh: Do các loài thuộc giống Argulus và Alitropus màu trắng ngà gây ra, ngoại hình rận có hình dạng giống con rệp, nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá. Rận cá có chiều dài cơ thể khoảng 4 – 8mm, mắt thường có thể nhận thấy được.
    b. Triệu chứng:
    – Trùng ký sinh bám trên da, vây, mang cá, chúng hút máu cá, đồng thời da bị hoại tử, làm viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, bệnh nhiễm ký sinh trùng khác xâm nhập. Vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét dẫn đến làm cá chết hàng loạt.
    – Mặc khác chúng còn dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ làm cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
    [​IMG]
    Phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng trong ao nuôi là điều vô cùng cần thiết
    Chọn con giống ở cơ sở uy tín, được xét nghiệm đầy đủ sạch các mầm bệnh và ký sinh trùng. Vệ sinh ao, đìa sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi: dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lắp hết các lỗ mọi hang hóc xung quanh bờ ao; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.
    Chọn loài cá nuôi phù hợp, con giống tốt, không mang mầm bệnh, cá tương đối đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, trầy sướt…Không thả cá với mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung thuốc bổ, dinh dưỡng cho cá.
    Diệt ký sinh trùng ao nuôi thủy sản với hóa chất xử lý nước
    Diệt ngoại kí sinh, khử khuẩn nhanh bằng UCARCIDE GLUTARALDEHYDE 50%
    Sử dụng hóa chất để diệt khuẩn, ngoại kí sinh gây bệnh trong ao nuôi tôm từ lâu đã được người dân sử dụng phổ biến và đem đến hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản.
    UCARCIDE - GLUTARALDEHYDE 50%: hóa chất diệt khuẩn, diệt nấm, ngoại ký sinh trùng
    [​IMG]
    Xuất xứ: Dow Chemical – USA
    Quy cách: 226,8 kg/phuy
    Thành phần: Glutaraldehyde 50% (không chứa Formaldehyde)
    Đặc điểm: Trong suốt, có mùi trái cây
    Công dụng:
    – Glutaraldehyde 50% là dung dịch sát trùng, có tác dụng nhanh và phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn cả gram âm và gram dương, virus, tảo, nấm và cả bào tử vi khuẩn.
    – Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả ngoại ký sinh trùng, các bệnh về gan, xuất huyết, tuột nhớt, phù đầu, thối mang, đốm đỏ, đen mình, lang ben, các bệnh về đường ruột.
    Cách sử dụng :
    – Xử lý định kỳ: 1 kg/5.000 – 7.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần.
    – Diệt khuẩn nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh: 1k g/3.000 – 4.000 m3 nước.
    – Sử dụng khi trời mát, chiều tối (khi nhiệt độ thấp), khi sử dụng cần chạy quạt nước
    – Tác động kém trong môi trường kiềm nên cần tăng liều khi ao xử lý vôi vào ngày trước đó; khi pH > 9, sử dụng không còn hiệu quả.
    Bronopol 99% - đặc trị vi nấm trong nuôi trồng thủy sản
    [​IMG]
    Thành phần:

    – Bronopol (C3H6BrNO4) 99%
    Đặc Điểm:
    – Tinh thể màu trắng
    Công dụng:
    – Bronopol 99% có tác dụng phòng và trị ngoại ký sinh, vi nấm gây bệnh trên tôm, cá.
    – Bronopol là một chất đặc trị vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản, được dùng phổ biến trong trại sản xuất cá giống, ương cũng như nuôi thương phẩm, được xem là chất thay thế cho malachite green.
    – Bronopol đặc trị bệnh ghẻ, nấm nhớt, đen mình trên cá rô, cá lóc; hiện tượng thối đuôi trên cá tra do nấm gây ra; đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên tôm.
    Cách dùng:
    – Phòng bệnh: 1 kg/10.000 – 12.000 m3 nước.
    – Trị bệnh: 1 kg/7.000 – 8.000 m3 nước.
    Quy cách: 25 kg/thùng
    Xuất Xứ: Dow Chemical – Mỹ, Trung Quốc
    Xử lý nguồn nước nuôi trồng thủy hải sản với Chlorine
    Chủ động nguồn nước sớm từ đầu vụ, khi dịch bệnh xảy ra không nên lấy nước vào ao nuôi. Phải có ao chứa dự trữ, ao lắng, ao xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Diệt mầm bệnh bằng Chlorine theo đúng hướng dẫn về liều lượng để không cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…và các yếu tố mang mầm bệnh vào ao nuôi.
    [​IMG]
    Để đảm bảo cá nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, các ao nuôi cần kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, luôn đảm bảo oxy hòa tan cao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, độ pH trong ao nuôi đảm bảo từ 7,8 - 8,2. Mực nước trong ao nuôi cũng phải ở mức thích hợp: từ 1,2 - 1,4m, luôn tiến hành định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi. Các ao nuôi khi có cá bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly, không xả nước thải, cá chết ra ngoài môi trường.
    Khi quý bà con cần bất cứ sự tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật chuyên môn nào thì Ngọc Gia Phát là địa chỉ uy tín mà quý bà con có thể đặt toàn bộ niềm tin vào sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Sự tin tưởng của quý khách hàng là động lực để Ngọc Gia Phát không ngừng phát triển những năm vừa qua.
    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC GIA PHÁT
    Địa chỉ:
    750/72 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại: 0918 768 519 - 0903 405 117

    Facebook: https://fb.com/nlts.NgocGiaPhat
     

Chia sẻ trang này

Loading...