63 Stravel

Tiêm vắc xin HPV khi đã quan hệ tình dục có hiệu quả?

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi hpv.vn, 20 Tháng tư 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Tỉnh thành khác
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      Hà nội ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      20 Tháng tư 2020, 0 Trả lời, 462 Đọc
  1. hpv.vn

    hpv.vn New Member

    Vắc xin HPV được cho là hiệu quả nhất khi cơ thể chưa nhiễm virus HPV, phần nhiều điều này có nghĩa là khi bạn chưa quan hệ tình dục. Vậy nếu đã có quan hệ tình dục, việc tiêm vắc xin HPV có còn hiệu quả hay không?
    • ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN HPV
    [​IMG]
    Vắc xin HPV được xem là giải pháp hàng đầu giúp con người giảm thiểu được nguy cơ nhiễm virus HPV (một virus gây ra nhiều căn bệnh về đường tình dục nguy hiểm, đặc biệt là ung thư). Hiện nay trên thế giới có đến 3 loại vắc xin gồm Cervarix (bảo vệ chống lại virus HPV-16 và HPV-18), Gardasil (bảo vệ chống lại HPV-16, HPV-18, HPV-6 và HPV-11) và Gardasil 9 (bảo vệ chống lại virus HPV-16, HPV-18, HPV-11, HPV-6, HPV, HPV-45, HPV-58, HPV-52, HPV 31 và HPV 33). Ở Việt Nam đang áp dụng 2 vắc xin là Cervarix và Gardasil dành cho nữ giới từ 9-26 tuổi, lý tưởng nhất là từ 9-14 tuổi với 2 mũi tiêm, sau 14 tuổi áp dụng liệu trình 3 mũi tiêm, một số trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu cần tiến hành 3 mũi tiêm không phân biệt độ tuổi.
    Vắc xin HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc những người vừa hoặc đang bị bệnh nặng. Do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm vắc xin để biết mình có nằm trong đối tượng không được khuyến cáo hay không.
    • VẮC XIN HPV VẪN HIỆU QUẢ NGAY CẢ KHI BẠN ĐÃ QUAN HỆ TÌNH DỤC
    [​IMG]
    Mặc dù vắc xin không thể tiêu diệt virus HPV mà bạn đang nhiễm phải. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn đã nhiễm phải một chủng virus HPV nào đó thì vắc xin HPV vẫn giúp bạn phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm các chủng khác chưa tiếp xúc. Do đó, dù đã quan hệ tình dục hay chưa, việc tiêm vắc xin cũng mang lại hiệu quả, chỉ khác là hiệu quả vắc xin sẽ giảm đi một phần nếu cơ thể bạn đã nhiễm phải HPV.
    Theo CDC thì bất cứ ai đều có thể nhiễm phải HPV ít nhất một lần trong đời, ngay cả khi họ chỉ có duy nhất 1 bạn tình. Tuy nhiên, không phải virus HPV nào cũng dẫn đến ung thư. Do đó, nếu cơ thể bạn đã nhiễm HPV nhưng virus HPV này lành tính, chúng sẽ sớm được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Lúc này việc tiêm vắc xin vẫn còn ý nghĩa. Theo đó, vắc xin Cervarix giúp ngăn ngừa 2 chủng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và một số ung thư khác. Cụ thể, vắc xin Gardasil giúp ngăn ngừa cả chủng virus nguy cơ cao (HPV-16 và HPV-18) và chủng nguy cơ thấp (HPV-6 và HPV-11) gây mụn cóc sinh dục.
    ***Địa diểm tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung và vắc xin virus HPV
    • CÓ CẦN XÉT NGHIỆM PAP TRƯỚC VÀ SAU KHI TIÊM VẮC XIN HPV?
    Thường thì trước khi tiêm vắc xin HPV bạn không cần phải tiến hành xét nghiệm Pap. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe của bản thân, mong muốn và rắc rối gặp phải để có sự tư vấn phù hợp nhất, một số có thể yêu cầu các xét nghiệm.
    Mặc dù vắc xin HPV giúp giảm thiểu nguy cơ cao nhiễm virus HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung cũng như các căn bệnh khác. Tuy nhiên, vắc xin không thể thay thế bước sàng lọc ung thư định kỳ. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, chị em sau 21 tuổi cần chủ động sàng lọc ung thư định kỳ để an tâm hơn, nếu chẳng may mắc phải sẽ có biện pháp điều trị sớm, tăng tỷ lệ sống sót và giảm thiểu các hệ lụy ngoài ý muốn.
    • LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG NẾU KHÔNG THUỘC NHÓM PHÒNG NGỪA?
    Vắc xin HPV áp dụng cho đối tượng từ 9-26 tuổi, bao gồm đã và chưa quan hệ tình dục. Do đó, nếu bạn không thuộc nhóm phòng ngừa thì cách tốt nhất là tiến hành khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để kiểm tra xem mình có nhiễm HPV hay không, có biện pháp điều trị kịp thời nếu không may mắc phải.
    Song song với đó, mỗi người cũng nên biết cách quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ và tránh quan hệ bằng đường miệng hay qua âm đạo, hậu môn, nhất là với đồng giới nhiễm virus HIV.
    Ngày nay, nhờ có sự can thiệp của vắc xin HPV mà tỷ lệ mắc ung thư do HPV gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung đang giảm dần. Tuy nhiên, điều đáng buồn là độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung lại đang có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi quan hệ tình dục ngày một sớm. Chính vì vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức tình dục an toàn, các bậc phụ huynh nên chủ động cho con em mình tiêm vắc xin càng sớm càng tốt trong khoảng từ 9-26 tuổi, lý tưởng nhất là từ 9-14 tuổi, khi cơ thể chưa nhiễm virus HPV.
    >>> Tham khảo: Những biểu hiện và nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung
     

Chia sẻ trang này

Loading...