63 Stravel

Tiềm năng kinh doanh trà và cà phê trong ngành F&B

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi dungcuphache2021, 14 Tháng hai 2022.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      1,000 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      20 đường số 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      14 Tháng hai 2022, 0 Trả lời, 261 Đọc
  1. Có thể nói trà và cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới, cuộc chiến tranh giành thị trường của trà và cà phê chưa bao giờ giảm nhiệt trên thị trường F&B thế giới cũng như thị trường F&B tại Việt Nam. Liên tục thay đổi chiến thuật kinh doanh, tung ra những sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng, sau bao nhiêu năm thì câu hỏi trà hay cà phê vẫn mãi làm đau đầu người kinh doanh. Vậy kinh doanh trà hay cà phê? Loại nào hợp khẩu vị của người Việt? Cùng 90s Coffee theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

    [​IMG]
    Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh trà và cà phê
    Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh trà và cà phê
    Khẩu vị của người Việt: Trà hay cà phê
    Với tốc độ tăng trưởng cao và mức thu nhập bình quân tăng đều đặn, Việt Nam là một miền đất hứa đầy cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nhân ngành dịch vụ. Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn, cửa hàng trà và cà phê mọc nên như nấm với đủ loại thành phần từ các thương hiệu đa quốc gia, các chuỗi cửa hàng toàn cầu, cho đến các thương hiệu nội địa, các cửa hàng khởi nghiệp vừa và nhỏ.

    Người Việt Nam thường đến các cửa hàng trà và cà phê cho nhiều mục đích khác nhau. Giới trẻ đa phần là học sinh, sinh viên thì thích tụ tập với bạn bè hoặc đến các quán cà phê để học. Bộ phận khách hàng trưởng thành hơn có xu hướng dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ đối tác hoặc tổ chức các buổi gặp mặt nhỏ tại các quán trà và cà phê.

    Là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, Việt Nam nằm trong top quốc gia tiêu thụ cà phê cao trên thế giới với nền văn hóa thưởng thức cà phê độc đáo và lâu đời được du khách quốc tế yêu thích. Cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen đi sâu vào tâm thức của đại bộ phận dân bản địa. Vì vậy, không ngạc nhiên khi thị trường kinh doanh cà phê của nước ta có nhiều tiềm năng phát triển, không những thu hút các nhà đầu tư trong nước mà còn hấp dẫn các thương hiệu quốc tế.

    Tuy nhiên trước sự tấn công mạnh mẽ từ trà sữa – thứ đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan với hương vị béo thơm đến từ sự kết hợp độc đáo giữa sữa và trà thì vị trí của cà phê trong xu hướng tiêu dùng của người Việt có nhiều biến động. Nhất là khi thế hệ trẻ trở thành mục tiêu chính để định hình xu hướng tiêu dùng trà và cà phê trong tương lai.

    [​IMG]
    Nên kinh doanh trà hay cà phê?
    Nên kinh doanh trà hay cà phê
    Đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường trà sữa và cà phê, nhiều nhà đầu tư đau đầu không biết nên lựa chọn kinh doanh sản phẩm nào. Một khảo sát của đơn vị nghiên cứu hành vi người mua hàng Kantar Worldpanel’s Out of Home chỉ ra rằng, mức tiêu thụ trà và các sản phẩm uống liền và sản phẩm pha chế từ trà tại quán gần gấp đôi so với cà phê. Khách hàng tiêu dùng đồ uống có nguồn từ trà tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần đến một phần hai dân số. Trong khi đó lượng người tiêu thụ cà phê chỉ chiếm một phần ba dân số.

    Tuy nhiên, theo báo cáo của BMI Research, trong giai đoạn 2005 đến 2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng rất nhanh từ 0.43 kg lên 1.38 kg/người/năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê chủ lực trên thế giới. Nên thực tế, dù bạn lựa chọn kinh doanh trà hay cà phê thì bạn cũng đang nắm bắt một mô hình kinh doanh giàu tiềm năng trong tương lai.

    Nếu lựa chọn khởi nghiệp cùng cà phê, bạn sẽ có nguồn nguyên liệu chất lượng, giá tốt ngay tại quê hương và một thị trường rộng lớn với đa dạng đối tượng khách hàng. Bên cạnh kinh doanh các sản phẩm như cà phê đen đá, cà phê sữa, bạc xỉu,…Các nhà đầu tư có thể du nhập thêm nhiều món cà phê hiện đại từ nhiều quốc gia nổi tiếng về cà phê trên thế giới như cappuccino, mocha và cafe đá xay,… để thu hút đối tượng khách hàng trẻ thay vì chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng trung niên như trước đây.

    Trong các loại đồ uống từ trà ở Việt Nam, trà sữa được yêu thích nhất, xếp hạng sau lần lượt là trà đào và matcha. Với tốc độ tăng trưởng hằng năm 20% và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trà sữa sẽ là một thị trường hấp dẫn, phát triển tiềm năng trong tương lai. Bạn có thể kinh doanh các thức uống từ trà theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, start up hoặc kết hợp mô hình kinh doanh trà và cà phê như cách nhiều thương hiệu như Phúc Long, The Coffee House… đang thực hiện. Đồ uống phong phú mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn sẽ giúp bạn mở rộng nhóm khách hàng cũng như thu về lợi nhuận hấp dẫn.

    [​IMG]
    Tác dụng của trà và cà phê đối với sức khỏe
    Tác dụng của trà và cà phê đối với sức khỏe
    Có thể nói trà và cà phê chính là hai loại đồ uống lâu đời và vô cùng được ưa chuộng trên thế giới. Cả hai đều được công nhận là thức uống cung cấp nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể con người.

    Hàm lượng caffeine
    Chất caffeine là thành phần đặc trưng của cả trà và cà phê. Chúng ta có hàm lượng caffeine trong hạt cà phê là 1,1 – 2,2 %, còn trong lá trà thì hàm lượng caffeine được tìm thấy khoảng 3,5 %. Trong 210ml trà thì lượng caffeine thường dao động từ khoảng 30mg đến 70mg, còn với cà phê thì lượng caffeine là 65 đến 175mg. Hàm lượng caffeine cao hơn hẳn kết hợp với theobromine và theophyllin, hai chất này có tác dụng giãn cơ, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể. Vì thế uống cà phê nhiều người cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái hơn hẳn trà. Bên cạnh đó, trà chứa acid amin L-Theanine. Một acid amin có công dụng giúp dịu não, tạo cho hệ thần kinh trung ương cảm giác thư giãn. Đặc biệt, chất này chỉ có trong trà và không có trong cà phê.

    Chất chống oxy hoá
    Cả trà và cà phê đều chứa chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng và tăng cường sức khỏe. Các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do có hại đối với các tế bào trong cơ thể. Ngoài các hoạt động chống oxy hóa, chất polyphenol tìm thấy trong trà và cà phê còn có thể giúp giảm tỷ lệ bệnh tim, hỗ trợ sức khỏe của tim thông qua cơ chế bảo vệ mạch máu. Cà phê là nguồn chất chống oxy hóa lớn nhất trong thực đơn của người phương Tây. Tương tự như vậy, trà cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Uống một trong hai loại đồ uống này có nghĩa là bạn đang bảo vệ cơ thể của bạn.

    [​IMG]
    Uống trà và cà phê là một cách giúp cơ thể tăng cường năng lượng
    Tăng cường năng lượng
    Trà là thức uống có chứa caffeine và L-theanine. Theanine sẽ giúp bạn thư giãn, vì caffeine tương tác với các thụ thể adenosine trong não của chúng ta và làm giảm cảm giác mệt mỏi. Nồng độ caffeine trong máu cao hơn có thể xuất hiện chỉ 15 phút sau khi uống cà phê, vì vậy cả trà và cà phê đều là thức uống cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể.

    Hiệu quả giảm cân
    Việc tiêu thụ cà phê có liên quan đến việc giảm mức chất béo, đặc biệt là ở nam giới. Chất axit chlorogenic có trong cà phê là một chất mạnh để giảm trọng lượng cơ thể. Trà xanh có chứa catechin là một chất chống oxy hóa giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp ngăn quá trình tích mỡ thừa cũng như sản sinh ra nhiệt lượng đốt cháy mỡ. Ngoài ra, catechin còn giúp phá vỡ các mô mỡ, giúp giảm cân giảm mỡ bụng tốt hơn. Do đó trà và cà phê là hai lựa chọn thú vị cho những ai trong chúng ta có thể đang muốn có một thân hình mảnh mai hơn.

    [​IMG]
    Trà, cà phê đều là các thực phẩm tốt cho sức khỏe
    Trà và cà phê cái nào tốt hơn
    Thực tế, rất khó để so sánh trà và cà phê thức uống nào tốt hơn. Uống cà phê đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và Parkinson. Các nghiên cứu khoa học còn phát hiện ra việc sử dụng thức uống có chứa caffeine đúng liều lượng còn giúp làm tăng tuổi thọ.

    Trong khi đó uống trà đúng cách sẽ giúp giảm các nguy cơ về tim mạch hơn là uống cà phê. Trà cũng giúp giảm các nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư da. Ngoài ra, uống trà cũng giúp giảm lo lắng, kiểm soát mức cholesterol và ổn định huyết áp. Hàm lượng caffeine trong trà thấp hơn so với cà phê, tuy nhiên tùy vào nguồn gốc và cách chế biến mà hàm lượng caffeine có thể giảm hoặc tăng.

    Vừa rồi là nội dung chi tiết về tình hình thị trường cũng như các lợi ích liên quan về trà và cà phê mà 90s Coffee đã nghiên cứu và tổng hợp. Mong rằng các chủ quán tương lai có một cái nhìn khái quát hơn về thị trường cũng như tiềm năng của việc kinh doanh trà và cà phê. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác của 90S về chủ đề kinh doanh F&B để hiểu rõ hơn về thị trường này cũng như hình thành cho mình những chiến lược kinh doanh theo kịp xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng bạn nhé.
     

Chia sẻ trang này

Loading...