63 Stravel Chuyến xe cuối cùng trong ngày tại bến xe phía Nam Huế sẽ đi về đâu ?
Gửi hàng đi nhanh trong ngày từ Huế vào Quy Nhơn – Nha Trang
Tại sao nên chọn nhà xe Trường Thịnh để ra Huế khám bệnh ?
Hướng dẫn gửi hàng đi các tỉnh từ Huế vào đến Nha Trang
Vé xe khách Huế đi Quy Nhơn, Nha Trang có xe đưa đón tận nơi.
Cách gửi hàng từ Huế vào Nha Trang và các tỉnh trên tuyến quốc lộ nam miền Trung.
Gửi xe máy từ Huế đi Quy Nhơn,Phú Yên, Nha Trang ở đâu ?
Lịch trình vé xe Huế đi Quy Nhơn
Thời gian đón xe từ Huế vào Nha Trang tại quốc lộ.
Lịch trình xuất bến xe Huế đi Quy Nhơn và ngược lại

Tại sao Thái Lan có quy định lái xe bên trái

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 25 Tháng bảy 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      25 Tháng bảy 2023, 0 Trả lời, 237 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Trong khi phần lớn thế giới lái xe bên tay phải của đường, thì 35% các quốc gia lại thích bên trái, tại Thái Lan, lái xe bên trái là quy định bắt buộc. Sự khác biệt đôi khi tạo nên những điều thú vị, trên thực tế có rất nhiều trường hợp sự khác biệt mang lại kết quả rất tốt. Lái xe bên trái cũng là một trong những trường hợp đó. Các bạn khi có dịp đi tour du lịch Thái Lan, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy có sự khác biệt có phần khác so với Việt Nam như:

    • Chiều di chuyển của ôtô nước này trái ngược so với các nước ta. Các phương tiện giao thông đi về phía trái, vô lăng otô thì lại ở bên phải ( ngược hẳn so với Việt Nam: vô lăng otô bên trái và đi về phía bên phải)
    • Khách du lịch khi đến nước này nên lưu ý khi qua đường, thay vì quan sát xe bên tay trái thì phải chuyển sang nhìn bên tay phải nhé
    • Đối với người đi xe máy, xe đạp tại nước này đa số đều đều leo lên xe từ bên trái, chân chống xe thì được đặt bên trái
    • Các biển giao thông được cắm đặt ở bên trái đường
    • Khi gặp vòng xoay thì đi theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải thay vì từ phải sang trái như ở Việt Nam
    • Nếu đi bộ, lưu ý là phương tiện bên phải đầu tiên
    • Làn đường cao tốc nằm ở phía bên trái.
    Vì lý do lái xe bên trái nên những chiếc xe ô tô cũng bắt buộc phải có thiết kế vô lăng phù hợp, tức bên phải. Ở một số trường hợp đặc biệt, dù lái xe bên trái nhưng vẫn sử dụng những chiếc xe có ghế tài bên trái.

    1. Định nghĩa lái xe bên trái ?
    Tất cả phương tiện tham gia giao thông đường bộ đều phải đi bên trái đường, trừ khi vượt xe thì mới lấn phải, tương tự như vậy hướng đi của phương tiện chạy bên trái tương ứng với các tình huống rẽ. Còn các phương tiện đi hướng ngược lại sẽ nằm bên phải đường, Về việc đặt các biển báo cũng phải thay đổi, hầu hết tín hiệu giao thông như đèn đường, biển báo được đặt bên trái đườn, phương tiện đi vào vòng bùng binh phải theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra còn một số quy định đặc biệt như sau: Làn xe cho phương tiện di chuyển bình thường sẽ nằm bên trái khi xe rẽ trái, người đi bộ sang đường tại một con đường 2 chiều đầu tiên phải quan sát dòng xe bên tay phải, hầu hết các đường cao tốc chia làn đều có đường thoát bên trái, khi đèn đỏ sáng, phương tiện có thể được phép rẽ trái.

    [​IMG]
    Chiếc xe ô tô có thiết kế vô lăng bên phải sẽ phù hợp khi di chuyển làn đường bên trái tại Thái Lan.
    Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, các quốc gia áp dụng luật lái xe bên trái có tỷ lệ va chạm giao thông thấp hơn so với các quốc gia áp dụng luật lái xe bên phải, lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng mắt phải của người thường chiếm ưu thế hơn so với mắt trái. Khi lái xe bên trái, mắt phải với năng lực tốt hơn được sử dụng nhiều hơn để giám sát chiều giao thông ngược lại và kính chiếu hậu gần tài xế.

    Hơn nữa, đối với những chiếc xe có thiết lập vô-lăng bên phải dùng số sàn, tài xế sẽ dùng tay phải để kiểm soát xe nhiều hơn bởi đây thường là tay thuận và dùng tay trái để sang số cũng như thực hiện các chức năng khác.

    Đối với người đi xe đạp, xe máy và cưỡi ngựa, hầu hết đều leo lên xe từ bên trái, chân chống xe cũng luôn được đặt bên trái. Vì vậy, khi lái xe bên trái, việc lên xe và xuống xe sẽ được thực hiện an toàn hơn. Tuy nhiên, đối với người đi bộ, đặc biệt là những khách du lịch đến từ một quốc gia lái xe bên phải thì họ sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc định hướng khi băng qua đường bởi thay vì quan sát xe bên tay trái, họ sẽ phải chuyển sang nhìn bên tay phải.

    2. Luật lái xe bên trái tại Thái Lan và các nước khác.
    Luật lái xe bên trái đã có trước. Thời kỳ trung đại, luật lái xe bên trái được coi là thước đo chuẩn mực đó các bạn ạ. Luật lái xe bên phải bắt đầu từ thời Cách Mạng Pháp nổ ra năm 1789 với tuyên ngôn nhân quyền năm 1791. Thời kỳ đó, tại Pháp có quy định là Giới quý tộc đi bên trái đường, thường dân đi bên phải đường. Khi cách mạng nổ ra, giới quý tộc phải đồng ý với quy định đi bên phải đường nhằm tránh sự chú ý của dư luận vào mình.

    Khi Cách Mạng thắng lợi, Pháp đã mang luật giao thông bên phải đường đến các nước khác như: Thuỵ Sĩ, Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha…Còn các nước khác vẫn giữ nguyên tập quán đi bên trái đường. Nước Anh- đất nước có mặt trời không bao giờ lặn, áp dụng luật đi bên trái đường, do đó các nước là thuộc địa của Anh đã áp dụng lái xe bên trái đường.

    [​IMG]
    Biển báo lái xe sang trái ở Úc
    Mỹ cũng áp dụng luật lái xe bên trái, nhưng sau đó luật lái xe bên phải được áp dụng vào năm 1792 do sự thay đổi của tướng Lafayette, nhà cải cách tự do người Pháp tại Pennsylvania.

    Nhật Bản không là thuộc địa Anh cũng áp dụng luật đi bên trái.

    Trung Quốc chuyển sang luật lái xe bên phải vào năm 1946.

    Vì vậy, trong thời kỳ hiện đại, luật giao thông đi bên phải mới là luật phổ biến. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 76 quốc gia lưu thông bên trái, các quốc gia có luật lưu thông xe bên trái tại Châu Á chúng ta là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bhutan, Nepal, Đông Timor và Nhật Bản.

    3. Quy tắc tham gia giao thông ở Thái Lan
    3.1 Có đầy đủ giấy phép lái xe
    Để cầm lái thì điều quan trọng số một và gần như bắt buộc đó chính là bạn phải có đầy đủ giấy phép lái xe phù hợp cho phương tiện giao thông mà bạn sử dụng. Hành động này ngoài việc giữ an toàn cho chính bản thân mình ra thì bạn sẽ tuân thủ theo đúng luật pháp nước sở tại. Ngoài ra, khi di chuyển ở những đoạn đường có lưu lượng giao thông lớn du khách nên đi đúng luật giao thông, đúng phần đường quy định, có đầy đủ gương, đèn.

    3.2 Lái và đi về bên trái đường
    Luật giao thông đi về bên trái đường là quy định đi xe chung của quốc tế. Đối với con đường có nhiều làn xe, làn xe bên trái là làn đi chậm và làn xe bên phải đi nhanh và vượt qua.

    3.3 Khi lái xe nhớ để ý quan sát cẩn thận
    Khi lưu thông trên đường, du khách nên chú ý quan sát xe máy đi bên phải hoặc bên trái xe của mình. Người đi xe máy ở Thái Lan cũng trở 2 hoặc 3 người trên những làn đường hẹp. Có rất nhiều xe máy không phát tín hiệu khi đi trên đường và hầu hết không đội mũ bảo hiểm.

    3.4 Chú ý đến những góc cua và điểm giao cắt
    Số điểm giao cắt và chỗ cua trên tất cả tuyến đường rất khác nhau. Trên hầu hết tuyến đường trong thành phố, bạn sẽ thấy trước đó khoảng 500m. Trên đường quốc lộ giữa các thành phố, bạn cũng sẽ nhìn thấy đoạn giao cắt khoảng cách 10km. Không có nhiều điểm giao cắt ở Thái Lan được đánh dấu đường mặc dù bạn vẫn có thể nhận ra. Khi lái xe, du khách phải tỉnh táo khi qua những điểm giao cắt, đi bên trái đường và các làn xe luân phiên nhau để đi qua.

    3.5 Tuân thủ luật bất thành văn khi đi trên đường
    Có những luật bất thành văn, xe nhỏ không nên cố gắng vượt xe lớn phía trước, do đó khi lái xe, du khách nên nhường cho xe tải, xe lớn đi trước.

    [​IMG]
    Phương tiện giao thông ở Thái Lan.
    3.6 Dấu hiệu chỉ đường hầu hết ghi bằng tiếng Anh
    Ở Pattaya, dấu hiệu giao thông chỉ đường hầu hết được ghi bằng tiếng Anh, còn các thành phố khác ghi bằng tiếng Thái và tiếng Anh.

    3.7 Hệ thống quốc lộ nối các thành phố
    Những tuyến đường này ở khu vực Bangkok là tốt nhất với con đường rộng rãi, chất lượng đường tốt cũng như đường trong nội đô. Ví dụ đường từ Bangkok tới thành phố Chonburi chỉ cách khoảng 60km nhưng không có đường khác trong đất nước.

    3.8 Cảnh sát giao thông
    Du khách sẽ không thấy nhiều cảnh sát giao thông trên đường quốc lộ nhưng du khách sẽ thấy họ trên các tuyến đường chính nối giữa các thành phố, đặc biệt trong thời gian nghỉ lễ. Cảnh sát thường bắt những lái xe vi phạm uống rượu bia khi lái xe, đối với những xe đi từ phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan.

    3.9 Tránh lái xe vào ban đêm
    Du khách nên tránh đi xe vào ban đêm nếu không cần thiết. Bởi vào nửa đêm, có thể du khách gặp những người lái xe sau khi đi tiệc tùng, say xỉn… Vì vậy, để cẩn trọng chúng ta “phòng hơn tránh”.

    3.10 Đã uống rượu, bia không lại xe
    Giữ cho bản thân luôn tỉnh táo, không sử dụng chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn trước khi tham gia giao thông. Nếu như trong những buổi tiệc rùng bạn uống rượu bia thì nhất định phải gọi xe để đưa bạn về.

    Vậy là thông qua bài viết này, du khách đã có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức cũng như kinh nghiệm lái xe trong chuyến du lịch Thái Lan rồi phải không? Chúc du khách có một hành trình khám phá xứ Chùa Vàng với nhiều điều thú vị nhé!
     

Chia sẻ trang này

Loading...