63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Tại sao ở Hàn Quốc lại ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất tịch?

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 23 Tháng tám 2023.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      23 Tháng tám 2023, 0 Trả lời, 242 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Không chỉ Trung Quốc, các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… cũng mừng lễ Thất tịch theo cách riêng với nhiều hoạt động và ý nghĩa thú vị. Trong đó, một truyền thống của người Hàn là tắm gội. Hôm nay hãy cùng Air Go khám phá về ngày lễ đặc biệt này ở Hàn Quốc ngay nhé!

    1. Chilseok là gì?
    [​IMG]
    Lễ Thất Tịch của người Hàn còn được gọi là lễ Chilseok
    Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.
    Ngày lễ Thất tịch năm 2021 sẽ diễn ra vào thứ Bảy ngày 14 tháng 8 Dương lịch. Những năm gần đây, ngày lễ này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều.

    2. Nguồn gốc của lễ Thất tịch Hàn Quốc
    Lễ Thất Tịch Hàn Quốc thường được gọi là lễ Chilseok. Khác với ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch tại Trung Quốc, Chilseok được tổ chức vào khoảng thời gian giao mùa khi thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa kéo đến, mưa rơi trong khoảng thời gian này được gọi là nước Chilseok.

    Cơn mưa ngày Chilseok còn gắn liền với một câu chuyện thần thoại, bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ của Trung Quốc. Ở phiên bản Hàn Quốc, chuyện kể rằng xưa kia, con gái của Ngọc Hoàng tên là Jiknyeo. Công chúa Jiknyeo có khiếu dệt vải rất giỏi, được lòng các vị thần trên thiên giới.

    [​IMG]
    Cuộc gặp gỡ giữa nàng Jiknyeo và Gyeonu vào ngày Thất tịch.
    Một ngày nọ, Jiknyeo đang dệt vải, cô nhìn ra ngoài cửa sổ và thoáng thấy Gyeonwu, một người chăn cừu của thiên giới, sống bên kia dải ngân hà. Cả hai người nhanh chóng phải lòng, hết hôn và chung sống hạnh phúc.

    Cặp đôi yêu nhau đến nỗi Jiknyeo ngừng dệt quần áo và Gyeonwu cũng không chăn cừu nữa. Điều này khiến Ngọc Hoàng tức giận và quyết định đẩy họ ra xa nhau, ngăn cách bởi dải ngân hà.

    Từ đó, hai vợ chồng chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7.7 âm lịch. Dù vậy, họ vẫn không thể băng qua dải ngân hà. Những con quạ và chim ác ở khắp nơi thấy sự tuyệt vọng của hai vợ chồng nên đã cùng nối thành một cây cầu cho họ qua dải ngân hà để gặp nhau. Giọt lệ lúc tương phùng của đôi vợ chồng này cũng chính là nước Chilseok trong cơn mưa cuối mùa hạ, hay còn gọi là mưa ngâu.

    Theo truyền thống, vào ngày lễ Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm gội sạch sẽ với mong muốn sức khỏe tốt. Dù có phòng tắm riêng tại nhà, vào ngày này người dân xứ sở kimchi sẽ những phòng tắm công cộng Jjimjilbang để gột rửa kỹ hơn một chút. Bởi, Jjimjilbang thường có bể nước nóng và lạnh, phòng xông hơi… giúp cơ thể thải độc và khí huyết lưu thông tốt hơn.

    3. Ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch trong văn hóa Hàn Quốc
    Ngày lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Chilseok. Theo truyền thống của người Hàn Quốc thì họ sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này đó là bánh mì bột mì và bánh mì nướng.

    Tiếp đến, Chilseok rơi vào khoảng thời gian mà thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi là nước Chilseok. Vì thế bí ngô, dưa chuột, dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh nên người Hàn Quốc cũng ăn nhiều vào dịp này.

    [​IMG]
    Bên trong một phòng tắm công cộng Jjimjilbang ở Hàn Quốc.
    Đặc biệt vì những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì nên dịp lễ này người ta thường xem đây là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì. Người ta cũng thường ăn bánh kếp lúa mì gọi là miljeonbyeong, và sirutteok, một loại bánh giầy phủ đậu đỏ.

    4. Các món ăn được dùng trong lễ Thất tịch Hàn Quốc
    [​IMG]
    Vào lễ Thất Tịch thì các cặp đôi yêu nhau sẽ ăn chè đậu đỏ để thêm gắn bó, bền chặt
    Vào ngày lễ Thất tích cũng là thời điểm mùa màng bội thu sắp tới. Du khách không thể bỏ qua một số món ăn truyền thống trong lễ Thất Tịch Hàn Quốc, hương vị của chúng nhất định sẽ khiến bạn bất ngờ. Mỗi món ăn đều là cách thể hiện sự tôn trọng của con người với tự nhiên, đồng thời là cách họ thưởng thức thành quả mình tạo ra như bánh bột mì rán miljeonbyeong, bánh gạo hấp bọc đậu đỏ Sirutteok,…

    Từ xa xưa đến hiện nay, tình yêu vẫn luôn ẩn chứa những nét đẹp diệu kỳ khiến con người ta tình nguyện theo đuổi. Hy vọng qua đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Thất Tịch là ngày gì cũng như những ý nghĩa đặc biệt mà nó mang trên mình. Chắc hẳn khi nghe xong, ai trong chúng ta cũng đều thêm phần ngưỡng mộ trước tình yêu vượt mọi trở ngại của Ngưu Lang Chức Nữ. Nếu có cơ hội đi tour du lịch Hàn Quốc, bạn nên một lần ghé thăm đất nước này vào dịp Chilseok để thưởng thức ẩm thức và tham gia những nghi lễ truyền thống tại nơi đây.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh