63 Stravel

Phong tục cưới của người Thái Lan có gì đặc biệt

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 28 Tháng bảy 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      28 Tháng bảy 2023, 0 Trả lời, 219 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Những phong tục truyền thống của người Thái luôn khiến các du khách phương xa cảm thấy thích thú mỗi khi đi tour du lịch Thái Lan. Trong đó, đám cưới theo phong tục truyền thống là một trong những nét đẹp mang đầy đặc sắc riêng ở ''xứ sở Chùa Vàng'', lễ cưới. Trong bài viết này hãy cùng Air Go khám phá nét đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Thái Lan để hiểu thêm về văn hóa của con người nơi đây nhé.

    1. 7 phong tục truyền thống trong đám cưới Thái Lan
    1.1 Sính lễ rước dâu ở Thái là mâm trầu cau
    [​IMG]
    Lễ rước dâu bằng sính lễ mâm trầu cau

    Các sinh lễ cũng có phần giống với Việt Nam, phong tục cưới hỏi ở Thái Lan cũng bắt đầu bằng lễ rước dâu với sính lễ là mâm trầu cau. Trong tiếng Thái gọi là “ขันหมาก - Khanh Maak”. Trong lễ rước dâu truyền thống bắt buộc gồm có “Mâm sính lễ vàng bạc và đồ ăn mặn ngọt” mà nhà trai chuẩn bị để mang đến nhà gái. Nhà gái sẽ thể hiện thiện chí đáp lại bằng cách mang mâm trầu cau đưa ra đón đoàn rước dâu.

    1.2 Lễ chúc phúc của các nhà sư
    Ngoài lễ xin dâu và ăn hỏi khá giống với nghi lễ đám cưới ở Việt Nam, cô dâu chú rể người Thái còn phải tiến hành hai nghi lễ cũng quan trọng không kém đó là lễ chúc phúc của các nhà sư và lễ rót nước. Hai nghi lễ này sẽ diễn ra trước khi nhà trai rước cô dâu về nhà, tại buổi lễ là thời điểm cô dâu chú rể bày tỏ sự thành kính với cha mẹ, ông bà tổ tiên, bày tỏ nguyện ước được hợp nhất, nên duyên vợ chồng với nhau để cùng xây dựng một tương lai hạnh phúc vững bền.

    1.3 Lễ chặn cửa
    Lễ chặn cửa sẽ được thực hiện khi đoàn rước dâu của nhà trai đến cửa của nhà gái. Họ hàng của nhà gái sẽ sắp xếp đứng chặn cửa bằng hình thức hai người đứng hai bên cầm tấm vải lụa hoặc là dây chuyền vàng hay cũng có thể dây chuyền bạc làm thành cửa. Phần lớn người Thái Lan sẽ làm 3 lớp cửa đó là Cửa đích, Cửa bạc và Cửa vàng.

    1.4 Lễ rót nước
    [​IMG]
    Lễ rót nước ở Thái

    Sau lễ chúc phúc, cô dâu chú rể sẽ tiến hành dâng lễ để gửi lời cảm ơn tới từng vị sư, và chuyển qua phần nghi lễ rót nước. Đôi vợ chồng sẽ được ngồi trên bộ bàn ghế truyền thống cho lễ rót nước (Rod nam sang), đặt hai lòng bàn tay úp. Từng vị khách sẽ lấy nước thánh được chuẩn bị sẵn từ trước, rót một nửa vào tay cô dâu, một nửa vào tay chú rể và gửi đến họ những lời chúc tốt lành. Theo tục lệ truyền thống Thái Lan, lễ rót nước được xem như là giấy đăng ký kết hôn, chính thức xác nhận cô dâu đã là gái có chồng, chú rể đã là trai có vợ.

    1.5 Lễ trao nhẫn
    [​IMG]
    Lễ trao nhẫn trong ngày cưới ở Thái Lan
    Người Thái quan niệm lễ trao nhẫn cũng được coi như một phần quan trọng trong phong tục cưới. Lễ này sẽ được thực hiện trước mặt người chứng kiến trong gia đình như bố mẹ, họ hàng và bạn bè thân thiết của cả hai bên nhà trai và nhà gái. Khi đến giờ lành, chú rể sẽ trao nhẫn cho cô dâu. Sau đó cô dâu cũng sẽ tiến hành trao nhẫn lại cho chú rể.

    1.6 Lễ đếm sính lễ
    Lễ đếm sính lễ sẽ được thực hiện công khai trước mặt những người chứng kiến là bố mẹ, họ hàng thân thuộc của cả hai bên nhà trai và nhà gái. Toàn bộ nghi thức sẽ được tiến hành dưới sự chỉ đạo bởi một “Bậc trưởng lão”. Đồ sính lễ sẽ được nhà trai đặt lên một tấm vải đỏ. Sau đó, nhà gái sẽ đếm sính lễ theo nghi thức truyền thống.

    1.7 Lễ rót nước thánh
    [​IMG]
    Lễ rót nước thánh ở Thái Lan

    Lễ rót nước thánh được xem là nghi thức vô cùng quan trọng trong lễ đám cưới truyền thống của người Thái. Vì theo phong tục cưới hỏi của người thái thì sau khi đã rót nước thánh rồi thì đôi nam nữ đó đã được coi là chính thức trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, ngày nay cô dâu và chú rể phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của Nhà nước thì mới được xem là vợ chồng hợp pháp.

    1.8 Lễ nhận lạy tạ
    Trong lễ nhận lạy tạ thì cô dâu chú rể sẽ cầm mâm nhang đèn và “tấm vải lạy tạ” bò đến để lạy tạ bố mẹ. Đây được xem là nghi thức mang ý nghĩa gửi gắm và thể hiện lòng kính trọng. Người lớn sẽ nhận lấy tấm vải và có thể đáp lại bằng “phong bì thêm”.

    1.9 Lễ trải chỗ ngủ - Động phòng
    Lễ trải chỗ ngủ - Động phòng là nghi thức cuối cùng phong tục cưới hỏi người Thái. Trong lễ trải chỗ ngủ sẽ mời hai vị trưởng lão cũng là vợ chồng đã từng chung sống với nhau đã lâu và có con cháu để nối dõi tông đường đến thực hiện nghi lễ như hy vọng mang đến sự may mắn cho đôi vợ chồng mới cưới.

    Người nam sẽ nằm về phía bên phải người nữ. Sau đó cả hai sẽ vờ ngủ một lát rồi thức dậy để nói chuyện với nhau qua những chủ đề may mắn như “Chúc ngủ ngon hay là mơ thấy những giấc mơ đẹp”. Rồi trường lão sẽ dắt tay cô dâu chú rể lên nằm trên giường, chúc chúc cho họ bằng câu “Chúc hai con chung sống với nhau trọn đời đến đầu bạc răng long”. Cho lời khuyên về cách chung sống trong hôn nhân rồi mới tiến hành đi ra khỏi phòng tân hôn.

    2. Lưu ý khi dự lễ cưới truyền thống của người Thái
    Từ xưa đến nay, đạo Phật là đạo giáo phổ biến nhất và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Thái Lan. Chính vì vậy mà người Thái luôn thể hiện sự quý trọng, bày tỏ sự thành kính với các nhà sư như với cha mẹ của mình. Chỉ trừ cô dâu trong trang phục truyền thống, các vị khách mời cần hết sức chú ý cách ăn mặc phục sức để bày tỏ sự tôn trọng đến các nhà sư.

    Trên đây là 9 nét độc đáo trong đám cưới truyền thống Thái, hi vọng sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về văn hóa nơi đây trước khi đi tour du lịch Thái Lan. Ngoài ra, đến với đất nước của những nụ cười'' còn có rất nhiều nét văn hóa mới mẻ khác mà bạn có thể chưa được khám phá, hãy cùng Air Go đến với Thái Lan vào một ngày gần nhất nhé.
     

Chia sẻ trang này

Loading...