63 Stravel

Oxbet đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ, con đường vẫn tiếp tục

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi thaongoc2012, 23 Tháng sáu 2021.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      180, Dịch Vụ ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      23 Tháng sáu 2021, 0 Trả lời, 304 Đọc
  1. thaongoc2012

    thaongoc2012 Member

    “Triết gia” nào đó đã nói với tôi như thế trong khi đang bị hành hạ bởi nồng độ cồn từ mấy lon bia. Không, anh nói cũng không hẳn sai đâu, nếu nhìn vào mắt các cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ trong trận đấu mở màn Euro 2020.

    Họ thua một đội bóng rất mạnh ba bàn không gỡ. Rõ ràng không có gì phải quá xấu hổ. Nhưng nếu một đội đang có phong độ tốt như Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu hai bàn thua ghi bởi đội bóng châu Á như Hàn Quốc thì sao? Hẳn ai cũng cho là xấu hổ đúng không?


    Anh bạn người Thổ tên Hakan chợt thấy mình như có trách nhiệm trong bàn thua đó. “Anh điên à? Tại sao một cổ động viên bình thường như anh lại phải chịu trách nhiệm cho trận thua đó?” Anh ta không trả lời câu hỏi của tôi, chỉ lấy chiếc băng đô đang đeo ở đầu xuống để lau nước mắt.

    Xem thêm: Kèo Đêm Nay


    Bạn của tôi ơi. Tôi đã không cổ vũ hết mình. Thánh Ala đang trừng phạt tôi” -Hakan buồn bã.

    Tôi chỉ còn biết lắc đầu. Không còn gì để nói trước sự cuồng nhiệt của các cổ động viên Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ, trận thua này sẽ còn ảnh hưởng đến anh tận mai sau. Cách duy nhất để anh ta quên đi nỗi buồn này chính là đội Thổ lọt vào vòng trong và đi sâu trong giải đấu. Nhưng khó đấy!
    [​IMG]
    Đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ

    Không biết cái tên Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ấn tượng với tôi bao nhiêu lần. Từ khi đội Galatasaray đóng vai ngựa ô ở Cúp C1 chăng? Hay từ khi đội tuyển xứ Thổ giành huy chương đồng tại World Cup 2002? Có lẽ là không. Cũng chẳng phải đất nước họ có phần đất ở châu Á, hay họ có món bánh mì Doner Kebab nổi tiếng ở Việt Nam. Đơn giản, họ là những con người không biết kìm nén cảm xúc.

    Bộ râu đặc trưng có lẽ cũng tràn đầy mồ hôi và nước mắt, dù họ thua ai, Ý hay khi Hàn Quốc ghi bàn, họ cũng nhìn xa xăm bằng ánh mắt ấy. Không có đấng tối cao nào ở đây, chỉ còn lại mười một con người trên sân, ban huấn luyện và một rừng khán giả. Đá tốt thì được tung hô, đá kém thì cúi mặt lầm lũi ra về. Thế thôi. Bóng đá nghiệt ngã lắm. Đâu như cuộc đời trải đầy hoa hồng và những chiếc bánh mì kẹp thịt ngon lành kia? Hôm qua, sự bất lực cũng chỉ là thứ đội Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện ra, dù không chạm đến được đẳng cấp của Italia, nhưng dẫu sao họ cũng cố gắng hết sức. Đó là điều chúng ta cũng thấy. Nhưng còn ai ủng hộ cho họ, thật đối nghịch với một biển người cùng giơ cao những lá cờ với niềm kiêu hãnh như ở World Cup 2002?

    Ngày đó, tôi vẫn là một đứa trẻ. Tôi ngạc nhiên tại sao Thổ Nhĩ Kỳ có thể đá thăng hoa đến thế, vào sâu đến thế dù chẳng ai chú ý. “Cũng như món bánh mì của chúng tôi thôi.” Hakan kết luận. Ai cũng tưởng đó chỉ là một chiếc bánh mì kẹp thịt nướng bình thường, nhưng rồi vị ngon của nó khiến cả thế giới kinh ngạc. Hakan kể cho tôi nghe câu chuyện người gốc Thổ phải vật lộn với cuộc sống ở Đức ra sao, rồi chính những người người Thổ đó đưa bánh mì Doner Kebab trở thành món ăn phổ biến ở Đức. Và đến ngày nay, khi món bánh mì ấy có thể tìm thấy dễ dàng tại các thành phố lớn của Việt Nam thì đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa hoàn thành giấc mơ lớn của họ.

    Còn Galatasaray nữa. Dù chiếc cup UEFA họ giành được cũng không quá cao siêu nhưng đó là niềm tự hào vô bờ bến của các cổ dộng viên đội bóng này. Chảo lửa Ali Sami Yen cũng một thời gây ấn tượng với người yêu bóng đá ở Việt Nam. Các đội bóng của Thổ Nhĩ Kỳ ngày ấy vừa bí ẩn vừa mạnh mẽ, dù không có ngôi sao nhưng chiến đấu với tinh thần hừng hực khí thế. Vậy là hiểu biết và tình cảm với bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ trong mắt các cổ động viên Việt Nam cũng đâu ít phải không? Hakan ngạc nhiên rồi nở một nụ cười. Anh cũng biết sự ấn tượng của tôi với các đường ban bật ngẫu hứng của đội Thổ Nhĩ Kỳ trong trận tranh huy chương đồng World Cup 2002, rồi thỉnh thoảng bàn luận bóng đá với tôi từ đó.
    Nhưng rồi Thổ Nhĩ Kỳ đã thua. Thua ngay khi họ tìm mọi cách để có một kết quả không tệ trước Italia. Rồi đến một người như tôi cũng phải thốt lên: tàn nhẫn quá. “Thủ môn Cakir? Tại sao lại không cản được bóng?” Tôi bị cuốn theo câu tức giận của anh bạn Hakan, nhưng cũng hiểu đó chỉ là sự bực tức bồng bột do quá yêu mà thôi. Bắt làm sao được chứ, khi đó là tình huống thủ môn chỉ có 1% cơ hội. Rồi Hakan lại hét lên: “Demiral, phản lưới nhà sao, lạy thánh Ala! Không thể tin nổi.” Kết quả là 3-0 rồi đấy. Ba bàn không gỡ. Những lon bia lăn lông lốc, chỏng chơ dưới đất. Tiếng hò reo từ nhà hàng xóm vọng đến, như xát thêm muối vào anh chàng người Thổ tội nghiệp. Lúc ấy, chỉ là giữa những người đàn ông với nhau, lời nói không đủ để an ủi cổ động viên bóng đá đang trên bờ chán nản. “Thua một đội mạnh đâu đến mức phải xấu hổ như thế?”. Tôi không nói ra được lời đó, vì biết sẽ càng xát muối vào một người chỉ biết bấu víu vào niềm vui bóng đá trong thời buổi dịch bệnh khó khăn này.

    Cuối cùng, nước mắt cũng ngừng rơi. “Mọi thứ vẫn phải tiếp diễn đúng không?” Hakan lấy lại tinh thần và nói với tôi điều đó. Nỗi buồn chắc vẫn chưa nguôi, dù anh đã đưa lon bia lên làm một hơi dài. “Bạn nhớ không? Hồi đó tưởng rằng đội bóng của chúng tôi cũng chỉ đá World Cup cho vui thôi, ai ngờ giành được vị trí thứ 3 cơ đấy”. Tôi biết đó là niềm tự hào của anh ấy và mọi người Thổ Nhĩ Kỳ khác. Mỗi quốc gia đều mang trong mình những con người trung thành như thế. Việt Nam cũng vậy. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thế. Hãy để trái bóng quyết định. Hãy để những đôi chân nhiệt huyết, gánh trên vai tinh thần, linh hồn và trái tim của hàng triệu con chiên túc cầu giáo!

    Tác giả dự thi: Đinh Thành Trung
     

Chia sẻ trang này

Loading...