63 Stravel

Niềng răng không chỉ dừng lại ở làm đẹp ?

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi Anhminh532534, 26 Tháng bảy 2021.

    1. Tỉnh thành:

      Miền Nam
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Mới khai trương
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      89 Hùng vương Dak ha- huyen Dak Ha - Tỉnh Kon Tum ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      26 Tháng bảy 2021, 0 Trả lời, 289 Đọc
  1. Anhminh532534

    Anhminh532534 New Member

    Niềng răng là một quá trình “uốn nắn” lâu dài và đôi khi cũng là thử thách cần vượt qua đối với nhiều người. Do đó, tìm hiểu những thông tin trước khi niềng răng là một việc làm quan trọng. Không chỉ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết. Mà còn giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho hành trình có phần gian nan này.

    >>>Xem thêm: https://sites.google.com/view/nhakhoanucuoidep/niềng-răng?authuser=2#h.bvwge63cfcv2


    Niềng răng đau đớn nhưng đáng để thực hiện Niềng răng không hề “kén chọn” khách hàng

    Có nhiều loại niềng răng để bạn chọn lựa
    Chi phí niềng răng phụ thuộc nhiều yếu tố
    Niềng răng mất một khoản thời gian dài
    Chăm sóc răng miệng khi niềng răng là cực kỳ quan trọng
    Bác sĩ nha khoa là người bạn thân của bạn
    Niềng răng không chỉ dừng lại ở làm đẹp

    Niềng răng đau đớn nhưng đáng để thực hiện

    Có một thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về niềng răng, đó là niềng răng có đau không? Câu trả lời là có. Niềng răng gây đau, nhất là trong giai đoạn 1 tháng đầu tiên sau khi thực hiện. Bản chất của niềng răng là sử dụng khí cụ kéo các răng mọc theo phương hướng nhất định và liên tục trong một thời gian rất dài. Nên việc đau, ê ẩm là điều không thể tránh khỏi. Khoang miệng là khu vực nhạy cảm. Do đó, ngoài đau, bạn cũng có thể có những cảm giác khó chịu, kích ứng.


    Và sự thật là, cảm giác đau không tồn tại quá lâu. Chỉ trong khoảng 1 tháng đầu tiên. Những thời gian sau, bạn sẽ quen dần và không còn cảm thấy quá đau và ê như trước nữa. Thậm chí, nhiều người nói rằng, khi tháo niềng. Họ cảm giác thấy trống vắng, thiếu thiếu. Thích ứng, đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể.


    Niềng răng không hề “kén chọn” khách hàng
    Niềng răng không hề kén chọn, nếu không muốn nói rằng bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể niềng răng.

    Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là độ tuổi từ 10 – 22. Ở độ tuổi này, cơ thể đang phát triển, các xương và răng còn mềm, dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh lại vị trí. Độ tuổi thấp hơn thì răng còn yếu và gặp vấn đề rất lớn về vệ sinh răng miệng. Trong khi đó, độ tuổi cao hơn thì các xương đã dần rắn chắc lại. Do đó, việc niềng răng tốn nhiều thời gian hơn.
    Và với sự phát triển của nha khoa như hiện nay. Có rất nhiều loại niềng răng để bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn là diễn viên, ca sĩ, MC, thường xuyên phải giao tiếp với khán giả? Niềng răng trong suốt invisalign là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nếu tiêu chí chi phí được đặt lên hàng đầu, hãy lựa chọn niềng răng mắc cài,… Điều này sẽ được làm rõ ở phần nội dung ngay sau đây.
    Những trường hợp đặc biệt không thể niềng răng được thường là do mắc những bệnh lý răng miệng đã quá nặng (răng yếu do sâu răng, tụt lợi,…).

    Có nhiều loại niềng răng để bạn chọn lựa

    Như đã nhắc đến ở trên, trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại niềng răng khác nhau. Việc phân loại này chủ yếu dựa trên khí cụ sử dụng trong quá trình niềng răng. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt.

    Cách phân loại phổ biến nhất là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

    – Niềng răng mắc cài: là phương pháp ra đời sớm nhất trong lĩnh vực này. Bệnh nhân sẽ sử dụng các mắc cài được dính chặt vào răng bằng keo dán đặc biệt và kết nối lại thông qua một dây cung được kéo căng.
    Dựa vào các chất liệu làm mắc cài, ta cũng có thể phân chia nhóm này thành các nhóm nhỏ hơn:

    + Niềng răng mắc cài kim loại;
    + Niềng răng bằng mắc cài sứ;
    + Niềng răng mắc cài sharphire
    + Niềng răng bằng mắc cài trong suốt;

    Dựa vào vị trí của mắc cài, ta có:
    + Niềng răng bên trong
    + Niềng răng bên ngoài
    – Niềng răng không mắc cài là nhóm phương pháp không sử dụng mắc cài trong quá trình niềng răng. Thay vào đó là các khí cụ khác như khay niềng, hàm tháo lắp. Ra đời sau mắc cài, niềng răng không mắc cài đem lại rất nhiều ưu thế, đặc biệt là trong vấn đề thẩm mỹ.

    Chi phí niềng răng phụ thuộc nhiều yếu tố

    Nhiều người cho rằng niềng răng rất đắt đỏ. Không hẳn. Chi phí niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Thứ nhất: tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng. Mỗi người có một hàm răng riêng và tình trạng của nó cũng không hề giống nhau. Do đó, để niềng răng đạt được hiệu quả, bác sĩ nha khoa luôn phải thực hiện việc khám và tư vấn đầu tiên. Với những trường hợp nặng, khó xử lý, chi phí đắt hơn là điều không thể tránh khỏi (thực hiện khó, tư vấn và khám định kỳ lâu dài,…). Còn với những trường hợp nhẹ, đương nhiên chi phí sẽ có phần bớt nặng nề.

    Thứ hai: loại niềng răng được sử dụng. Tình trạng sức khỏe răng miệng còn ảnh hưởng đến cả loại niềng răng mà bạn sẽ sử dụng. Niềng răng bằng mắc cài có chi phí thấp, song cũng có nhiều điểm bất tiện cho bệnh nhân. Trong khi đó, niềng răng không mắc cài có độ thẩm mỹ cao, thuận tiện trong việc tháo lắp nhưng lại có giá thành cao hơn.

    Thứ ba: Thời gian điều trị. Nếu khoảng thời gian điều trị lâu dài, bạn sẽ phải tới khám định kỳ nhiều hơn, thay khí cụ nhiều lần hơn. Và đó cũng là một yếu tố đẩy chi phí lên.

    Nhìn chung, mức giá niềng răng dao động từ 25 – 150 triệu đồng. Hãy đến với cơ sở của [thương hiệu] để được tư vấn và báo giá hợp lý nhất.

    Niềng răng mất một khoản thời gian dài

    Niềng răng không thể đạt được kết quả trong ngày một, ngày hai. Đó là quá trình răng được điều chỉnh dần dần và chậm rãi. Khoảng thời gian này trung bình từ 12 tháng – 24 tháng. Với những trường hợp nhẹ thì dưới 12 tháng có thể tháo niềng. Còn các trường hợp phức tạp, con số này có thể lên tới 48 tháng.


    Nhưng chính sự chuyển biến, thay đổi từ từ đó lại là nền tảng của một bộ răng đẹp và khỏe mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn sử dụng rất nhiều phương pháp này trong thẩm mỹ răng, thay vì những phương pháp có kết quả ngay lập tức.
    [​IMG]
    niềng răng

    Chăm sóc răng miệng khi niềng răng là cực kỳ quan trọng

    Khi đeo niềng, một vấn đề rất lớn bạn phải quan tâm đó là vệ sinh răng miệng. Việc đeo một khí cụ lạ với nhiều chi tiết trong miệng sẽ khiến công việc này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đòi hỏi bạn càng trú trọng và kỹ càng hơn.

    Sử dụng bản chải chuyên biệt dành cho khách hàng chỉnh nha hoặc nước súc miệng. Tránh ăn những đồ ăn quá cứng bởi khi cắn, va chạm có thể ảnh hưởng đến khung niềng. Việc đánh răng nên được thực hiện ngay sau khi ăn, để tránh những thức ăn dắt vào răng cũng như khí cụ. Quá trình đánh hãy nhẹ tay để tránh tự làm đau.

    Nếu quá đau đớn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, nhưng đừng quên đi kèm với lời khuyên của bác sĩ.

    Thật buồn nếu có một bộ răng đẹp và đều sau khi niềng nhưng lại mắc bệnh lý khác đúng không nào?

    Bác sĩ nha khoa là người bạn thân của bạn

    Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ thường xuyên gặp mặt bác sĩ nha khoa của mình để theo dõi tiến độ để có những thay đổi sao cho phù hợp. Và còn rất nhiều trường hợp có những sự cố không ngờ tới xảy ra. Cho nên, hãy lưu lại các liên lạc và liên hệ ngay khi cảm thấy có gì đó không bình thường.

    Niềng răng không chỉ dừng lại ở làm đẹp

    Mặc dù nhiều người đến với niềng răng vì nhu cầu làm đẹp. Nhưng trên cả hàm răng đều tăm tắp, khuôn mặt có tỷ lệ chuẩn, sức khỏe răng miệng là lợi ích lớn nhất mà niềng răng đem lại.
    Khoang miệng là bộ phận đầu tiên của hệ tiêu hóa, là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

    Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về những điều cần biết trước khi niềng răng. Từ đó có quyết định đúng đắn nhất để mang đến nụ cười hoàn hảo và rãng rỡ, tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.
     

Chia sẻ trang này

Loading...