63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Những tháng cuối năm, tâm sự về chiếc vé máy bay giá rẻ và những cú lừa

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi NhuNgoc, 9 Tháng mười một 2020.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      Tp. Hồ CHí Minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      9 Tháng mười một 2020, 0 Trả lời, 2,442 Đọc
  1. NhuNgoc

    NhuNgoc New Member

    Những tháng cuối năm là thời điểm các hãng bay tung ra hàng loạt ưu đãi hấp dẫn: free hành lý, vé 0 đồng, free nâng cấp, free đổi thông tin chuyến bay … Các trang web và app đặt chỗ thì tung các chương trình sale liên tiếp: 9/9, 10/10, 11/11, Black Fiday (27/11), 12/12 … Các “đại lý vé máy bay” chính hiệu lẫn tự xưng trên các group facebook và diễn đàn vé máy bay/ du lịch liên tục mời chào: vé siêu rẻ, vé bỏ bay, vé nhân viên hãng …

    Giữa ma trận giá vé cuối năm, các “thượng đế" đôi khi mờ mắt vì những lời mời chào ngọt hơn mía lùi, đi check “uy tín” trên “chợ đời” nơi mọi thứ đều có thể làm giả để bị lừa đau hơn chó cắn. Bất chấp những lời cảnh báo, kêu gọi, việc mua vé “giá hời” thấp hơn giá hãng 5-7 trăm ngàn khiến không ít “thương đế” uống thuốc bổ não giá vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
    [​IMG]
    Nhân ngày rảnh rổi mình viết bài này để giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm “Vé giá rẻ” để tăng cơ hội thoát những cú lừa ngày càng tinh vi hoặc thậm chí những cú lừa đơn giản tới mức “vậy mà cũng bị lừa”.

    Trước tiên mọi người phải hiểu rằng với vé máy bay, không có gì rẻ bằng vé chính hãng. Không bao giờ có chuyện đại lý bán vé rẻ hơn vé hãng được. Nhiều người sẽ phản bác rằng: thấy quảng cáo nhan nhản đầy chương trình vé 0 đồng, vé bỏ bay, vé nội bộ, vé tặng, voucher … Thì chắc chắn đại lý có vé rẻ hơn mua trực tiếp trên trang web/ app của hãng, nhưng mình xin lỗi, không có đâu, và có, cũng không tới lượt các bạn mua đâu.

    Vé 0 đồng không có nghĩa là bạn được đi máy bay miễn phí, bạn vẫn phải trả các loại thuế phí đi kèm như phí quản lý, phí soi chiếu, phí vân vân và mây mây. Giá vé trước thuế phí có khi chỉ từ vài chục tới vài trăm, và khi bạn mua được vé 0 đồng, số tiền bạn phải trả vẫn tính bằng trăm nghìn đến triệu tuỳ hạng vé. Và chương trình vé 0 đồng lúc nào cũng chạy song song trên hãng lẫn các đại lý, nên không có chuyện cái vé bình thường 1 triệu, có chương trình vé 0 đồng, có “đại lý” đăng bán 500K là “đại lý” đó lời 500K còn người mua “lời” 500K.

    Vé bỏ bay, vé chuyển nhượng: đồ bỏ không có nghĩa là đồ miễn phí. Trước tiên bạn phải hiểu cái gì rẻ cũng có cái giá phụ đi kèm. Bạn muốn có vé giá rẻ thì người khác cũng vậy, và vé giá rẻ thường kèm điều kiện không được sửa đổi thông tin. Do đó, vé bỏ bay hay vé chuyển nhượng ngay từ đầu nó đã là vé “mắc”. Ví dụ cái vé 1 triệu, bỏ bay hoặc chuyển nhượng thì phải trả phí thay đổi thông tin 250K, người ta không muốn bỏ mất tiền thì phải đăng thanh lý, đại lý mua vào thì cũng phải chịu rủi ro không bán được hoặc bán được phải có lời, thì cái giá người thanh lý vé nhận được đôi khi chỉ ⅓ giá đã bỏ ra. Về phía đại lý, mua cái vé thanh lý đó thì tiền vốn đã là 550K, thì bán lại cho bạn ngoài việc có lời thì còn phải có công, có bù lỗ những vé thu vào không bán được … thì làm gì có việc vé bỏ bay, vé chuyển nhượng chỉ 50% so với vé hãng. Và các bạn phải hiểu vé máy bay không phải vé xe bus, mà ngày nào cũng có người bỏ, để đăng nhan nhản hàng chục người mỗi ngày đăng hàng trăm tin trên hàng nghìn cái group/ diễn đàn.
    [​IMG]
    Vé nội bộ, vé quà tặng thì sao? Năm nay lương tháng 13 không biết có không chứ ở đó mà chờ mấy cái này. Có đi nữa thì số lượng rất nhỏ giọt, người ta còn phải ưu tiên cho các đối tượng đặc biệt, và những đối tượng đặc biệt thì không có rảnh đi rao hàng ngày trên facebook bán cái vé quà tặng lấy 700k. Số vé còn lại thì thường được làm rút thăm trúng thưởng, nhân viên quèn thì cũng cần vé máy bay để về quê, để tặng biếu, và cuối cùng mới tới: thanh lý kiếm chút cháo. Cho dù có thanh lý kiếm chút cháo thì cơ hội bạn vô tình thấy và chốt mua được thấp như trúng độc đắc, vì nhân phẩm của bạn chưa chắc đọ lại lượng cộng tác viên đông đảo của các đại lý rà vé từng phút.

    Vậy thì vé rẻ ở đâu ra. Mình xin trả lời luôn là từ việc chịu lời ít hoặc chịu lỗ từ các đại lý mà ra. Đây cũng là câu trả lời: bán vé máy bay có lời nhiều không. Không nha các bạn, giàu là từ số lượng vé bán nhiều ít, chứ nếu tính lời trên mỗi vé, thì mình khẳng định, bán 1 vé lời 100K thôi là thuộc dạng bỏ bùa ngải khách hàng rồi. Tiền lời của đại lý chủ yếu đến từ phí dịch vụ, 30-50K/vé. Vậy còn hoa hồng hãng trả cho đại lý thì sao: các loại thuế phí là cố định, giá vé trước thuế phí có khi là 0 đồng, thì hoa hồng làm gì có 3 con số? Chưa kể đại lý còn phân ra đại lý cấp 1, cấp 2, cộng tác viên … Mỗi tầng phải lời 1 ít thì tới tay người mua cuối cùng “rẻ hơn giá hãng 100K” cũng đã là điều xa xỉ.
    [​IMG]
    Vậy thì đại lý nào chịu lỗ? Chính là các trang dịch vụ du lịch và thương mại điện tử lớn, uy tín. Các nguồn bán vé này chấp nhận chịu lỗ để làm các chương trình giảm giá, hoàn tiền, đánh đổi lợi nhuận để lấy và duy trì lượng người dùng và chuyển họ thành khách hàng trung thành. Trong hàng chục trang web/ app lớn thì mình khẳng định số lượng web/app có chương trình giảm/hoàn vé máy bay đúng nghĩa chỉ trên đầu ngón tay: Traveloka, Sendo, Momo, Shopee và Dinogo. Có thể là mình kể sót vì cái gì mình dùng rồi thì mình chia sẻ, chúc các bạn may mắn tìm được thêm. Vậy chương trình của các nhà cung cấp này khác nhau như thế nào? Mình chi tiết luôn:

    Traveloka có lượng chương trình giảm giá trực tiếp nhiều nhất. Hầu như bất kể dịp nào cũng có chương trình giảm giá. Thông thường mức giảm từ 5-10% và giới hạn tối đa dưới 200K. Bên cạnh đó Traveloka là trang có các chương trình ưu đãi dạng liên kết với các ngân hàng nhiều nhất, từ hoàn tiền đến đổi điểm thưởng. Bản chất của Traveloka là cạnh tranh trực tiếp về giá rẻ.
    [​IMG]

    Sendo có lượng chương trình hoàn tiền nhiều nhất. Ngày nào cũng có, dịp nào cũng có, hãng nào cũng có. Tương tự như Traveloka, mức hoàn của Sendo cũng từ 5-20% tuỳ dịp, giá trị có thể cao hơn do là tiền hoàn nhưng chưa bao giờ mình thấy chương trình nào hoàn trên 500K. Dù không hấp dẫn bằng nhưng với tiền hoàn này bạn có thể dùng không giới hạn ngành hàng, tức là đem đóng điện nước mua thẻ cào mua hàng … Bản chất của Sendo là duy trì khách hàng thân thiết.
    [​IMG]

    Momo thì có thế mạnh là ví điện tử, nhưng chương trình thì nhỏ giọt và thường đi kèm điều kiện như: lần đầu tiên mua vé, chơi game lấy mã … Và cũng không rầm rộ như 2 nhà cung cấp phía trên, Momo chỉ thể hiện chi tiết chương trình trên app và cũng không phổ biến. Khi viết bài này Momo chưa tiết lộ chương trình công khai nào cho 11.11 nên mình dùng tạm hình chương trình tháng 10 đã hết hạn.
    [​IMG]

    Với Shopee, cũng là trang thương mại điện tử, Shopee làm chương trình với dạng hoàn xu. Tuy nhiên Shopee không tập trung quá nhiều đến mảng vé máy bay, nên chương trình cũng nhỏ giọt và chỉ thể hiện trên app tương tự Momo. Các chương trình này cũng thường đi kèm giới hạn hình thức thanh toán và đối tượng khách hàng.
    [​IMG]

    Đối với Dinogo, đây là trang khá mới và mình chỉ vừa biết tới, chưa sử dụng qua. Nhưng chương trình khá hấp dẫn và dễ hiểu là vì họ thực sự cần tiếp cận và thu hút khách hàng mới.
    [​IMG]

    Vậy sau tất cả, đại lý có vé tốt mà “không tốn gì” ở đâu ra, một là mua lại từ các nguồn này rồi bán kiếm chênh lệch, hai là lừa đảo, vậy thôi. Bỏ công viết 1 bài khá chi tiết, hi vọng mọi người hãy là “thượng đế” thông minh nhé.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh