63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Những Lễ Hội Truyền Thống Tại Huyện Ba Vì

Thảo luận trong 'Du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi invalid@example.com, 7 Tháng một 2020.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      7 Tháng một 2020, 1 Trả lời, 507 Đọc
  1. Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng, dịch vụ du lịch phát triển và những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ…. Ba Vì còn được các du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc trưng và những lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Và hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một vài lễ hội ở Ba Vì để mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé!!!
    Tổng hợp các lễ hội ở Ba Vì
    Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội)
    Lễ hội đền Thượng, đền Trung, đền Hạ tưởng nhớ công đức của Sơn Tinh – vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” theo quan niệm dân gian của người Việt. Được khai mạc trọng thể tại đền Hạ, xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Lễ hội được tổ chức vào 14 tháng Giêng.

    [​IMG]

    Sau lễ tế, lễ rước thánh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Nhiều hoạt động văn hóa, dân gian đặc sắc như ném còn, cồng chiêng, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy…

    Lễ hội truyền thống làng Chu Quyến- Chu Minh (xã Chu Minh, Ba Vì, TP Hà Nội)
    Lễ hội truyền thống Đình làng Chu Quyến, xã Chu Minh (Ba Vì) diễn ra từ ngày 13-15 tháng Giêng. Ngoài các nghi thức tưởng nhớ lòng thành kính, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ, vật dân tộc, ca hát thu hút đông đảo người dân trong vùng tham gia.

    [​IMG]

    Lễ hội có tục rước nước, đây là một cách giáo dục con cháu rất đặc biệt. Trong ngày lễ hội người ta lấy nước trong từ giữa dòng rước về để tắm cho các bức tượng Thánh trong Đền với mong ước được thần thánh phù hộ cho dân làng quanh năm mạnh khỏe.

    Tết Người Mường
    Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường. Tết không bắt đầu vào ngày Ông Công, ông Táo như của người Việt. Ngày Xuân chỉ thực sự bắt đầu từ 27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra. Vào dịp Tết, mỗi gia đình đều mổ một con lợn, dù to hay nhỏ để làm cỗ mời anh em, bạn bè, hàng xóm chung vui.

    [​IMG]

    Đặc biệt, Tết người Mường ở Ba Vì không thể thiếu bánh chéo kheo. Loại bánh được làm từ bột nếp, có nhân đậu xanh đồ chín trộn với mật. Bánh được gói bằng lá hó thành hình trụ, dài khoảng 7-10 phân và mỗi lá phải gói hai chiếc bánh, gấp lại thành một đôi, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thắm thiết, bền chặt.

    Vừa rồi là tổng hợp các lễ hội ở Ba Vì mà tôi muốn gửi đến các bạn. Chúc các bạn có thêm nhiều trải nghiệm trong chuyến đi của mình.
     
  2. baobicafe

    baobicafe New Member

    Mình rất thích sống ở hà nội vì cảnh vật và thời tiết, nhưng mình cảm thấy người miền bắc có 2 đặt trưng: Một là người cổ hủ khó chịu, hai là người hiện đại thoải mái phân ra rõ ràng trong cách sống, không giống tại tphcm chỉ có 1 dạng là thoải mái
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh