63 Stravel

Những hộp thuốc dự phòng luôn quan trọng trong những chuyến du lịch châu Âu

Thảo luận trong 'Du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi dulichbabar, 9 Tháng mười 2018.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      9 Tháng mười 2018, 0 Trả lời, 648 Đọc
  1. dulichbabar

    dulichbabar Guest

    Khí hậu và thổ nhưỡng mỗi nơi mỗi hác, lại là thời tiết sang đông có thêm phần khắc nhiệt, bạn sẽ dễ gặp phải những bệnh lý bình thường, ít nhiều ảnh hưởng đến chuyến hành trình của bạn. Hãy nhớ mang theo thuốc dự phòng nhé.
    Châu Âu đang thời điểm giao mùa, khi thu sắp sửa qua còn đông thì dần tới. Cảnh sắc mây trời dần thay đổi , mĩ lệ động lòng người. Nếu bạn đang có ý định thực hiện một chuyến du lịch châu Âu trong khoảnh khắc chuyển giao này thì hẳn sẽ rất tuyệt vời ấy.
    Vì vậy, Babar Travel xin chia sẻ một vài kinh nghiệm du lịch về những thứ thuốc phòng ngừa bạn hãy nhớ mang theo trong ba lô của mình này nhé.
    Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt
    Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol… Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn… Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
    [​IMG]
    Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos…) có tác dụng hút hơi, chống đầy bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine…).Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
    Thuốc điều trị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa
    Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine… Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây buồn ngủ.
    [​IMG]
    Các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt
    Đề phòng trường hợp té ngã, xây xát và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
    Ngoài ra cần mang theo một số loại thuốc như:
    – Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
    – Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
    – Kem chống dị ứng da
    – Vitamins
    – Thuốc/biện pháp tránh thai
    – Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này

Loading...