63 Stravel

Những địa điểm đẹp tuyệt vời ở Quy Nhơn

Thảo luận trong 'Tour du lịch -Địa điểm vui chơi tại Huế' bắt đầu bởi tungseo, 26 Tháng sáu 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      65 tân quý, tân phú, hồ chí minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      26 Tháng sáu 2020, 0 Trả lời, 463 Đọc
  1. tungseo

    tungseo Member

    Sea King Tourist điểm danh 8 địa điểm du lịch ở Quy Nhơn tết 2020 nhất định tết này phải “check-in” khi bạn đến với thành phố biển của Bình Định này nhé. Sea King Tourist hy vọng dù bạn đến lần đầu hay trở lại đây thì điều mang lại cho bạn những cảm xúc đặc biệt nhất.

    1. Eo gió

    Để đến đây, bạn đi qua cầu Thị Nại, đến ngã ba Nhơn Hội, rẽ phải, đi thẳng khoảng 5 km là đến trung tâm xã Nhơn Lý. Con đường tuyệt đẹp với hai bên đường là hun hút hàng phi lao và những bãi cát trắng. Gần đến nơi, bạn có thể gửi xe rồi đi bộ thêm một đoạn ngắn là đến.

    Eo Gió được bao bọc bởi dãy núi có hình cánh cung cực kỳ vỹ. Vì đặc thù địa hình của nó – hõm như yên ngựa, nằm giữa 2 mỏm núi cao sát biển – nên người ta đã đặt cái tên Eo Gió, có nghĩa là “Eo biển hút gió”. Ban đầu đứng ở đây, chiêm ngưỡng những rặng núi đá, những vách núi đủ hình thù ôm trọn cả vùng biển, ngắm làn nước trong xanh vô cùng và nghe gió biển “hát” bên tai, đảm bảo bạn sẽ không thốt nên lời. Nhưng khi về thì bạn sẽ là một người truyền cảm hứng du lịch cho bạn bè mà xem.


    Bên vách núi, có khá nhiều hang động ngộ nghĩnh như hang Kỳ Co, hang Ba Nghé… thu hút rất nhiều chim yến đến sống và làm tổ. Quanh eo biển là cánh đồng cỏ xanh rì, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những đàn dê thẩn thơ gặm cỏ, hoặc 1 cặp đôi nào đó ra chụp ảnh cưới. Sát đó là bãi “Đá đẻ” với những viên đá như những quả trứng, đủ các kích thước và màu sắc, tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Tất cả dường như hòa quyện với nhau thật hoàn hảo.


    Vì đây là 1 làng chài, không phải là nơi du lịch nổi tiếng, nên không khí vô cùng yên bình, người dân vô cùng hiếu khách. Hãy thử đến đây 1 lần vào mùa hè này, để biết được Việt Nam đẹp đến thế nào, và tự mình khám phá chính những tuyệt tác của thiên nhiên nhé.
    Đặt vé máy bay đi Quy Nhơn để tận hưởng vẻ đẹp nơi đây
    2. Kỳ Co
    Nếu như bạn và gia đình đã không còn quá hứng thú với những thành phố du lịch quen thuộc như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết… Hãy thử trải nghiệm một chuyến đi với nhiều điều bất ngờ và thú vị với thành phố Quy Nhơn nơi có bãi biển Kỳ Co, mang một vẻ đẹp nguyên sơ với bờ cát trắng, nắng vàng rực rỡ và biển xanh trong vắt.


    Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25 km, Kỳ Co thuộc xã đảo Nhơn Lý có vẻ đẹp hoang sơ. Đây là địa điểm chưa được đưa vào khai thác du lịch, còn rất hoang sơ.


    Từ thành phố Quy Nhơn bạn đi qua cầu Thị Nại sang bán đảo Phương Mai, từ bán đảo Phương Mai chạy xe theo đường quốc lộ 19 B, sau đó rẽ vào xã đảo Nhơn Lý, qua khu resort FLC đang xây dựng. Đến xã đảo Nhơn Lý sẽ có 2 cách để bạn lựa chọn:


    1 là chạy xe máy qua đường núi để đến đảo, tuy nhiên đường đang xây dựng nên sẽ khó đi và đòi hỏi bạn có tay lái cứng.
    2 là đặt tour đi Kỳ Co, chạy cano ra bãi tắm, đây là cách mình khuyến khích nhé, vì bạn sẽ ngắm cả san hô luôn. Thời gian chạy cano là khoảng 15 phút từ đất liền đến bãi biển Kỳ Co, cano chạy khá nhanh nên bạn sẽ không bị say sóng nhé.
    Đến với bãi biển Kỳ Co các bạn sẽ thấy được vẻ đẹp tuyệt vời của bãi biển này, bãi biển là sự kết hợp giữa những tảng đá nhô lên giữa biển cùng với làn nước mát lạnh, trong xanh thấy đáy. Đến đây các bạn có thể thỏa thích tắm biển và cùng nhau chụp những bức ảnh kỷ niệm tại nơi đây.




    Sau đó là lên thuyền để quay về bãi Dứa gần đất liền để ngắm san hô tuyệt đẹp, những rạn san hô rộng lớn với nhiều màu sắc, những đàn cá nhỏ bơ tung tăng cùng những sinh vật biển khác rất thú vị, các bạn có thể chạm tay vào những rạn san hô tuyệt đẹp. Buổi trưa khi về đất liền các bạn sẽ tắm tráng và thay đồ.




    Bạn nhất định phải nếm thử những món ăn dân dã nhưng mang hương vị rất riêng ở Kỳ Co như: các loại ốc nướng mọi, bào ngư nướng, cua, mực hấp, cầu gai nướng mỡ hành,… tại nhà hàng. Chắc chắn một điều, ai đã từng ghé thăm Kỳ Co sẽ luôn có một mong muốn được quay trở lại đây, để lại được đắm mình trong làn nước biếc xanh, được tận hưởng những ngày nghỉ như thiên đường tại vùng biển này.


    3. Khu dã ngoại Trung Lương
    Khu dã ngoại Trung Lương, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km, nằm ở phía Đông đường ĐT 639 thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Trung Lương là một trong những bãi biển khá quen thuộc với người dân cũng như du khách đến với Bình Định. Từ Quy Nhơn, du khách đi theo con đường cầu Nhơn Hội để đến với bãi biển thơ mộng này.


    Vừa đến Khu dã ngoại Trung Lương, các bạn sẽ gặp ngay khu nhà hàng với lối trang trí hài hòa. Tại đây các bạn có thể thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị của biển. Là tôm, cá, mực, xìa, ghẹ, cua,… do những ngư dân địa phương đánh bắt và sẽ được nướng, xào, hấp hay là một nồi lẩu nghi ngút khói. Chỉ nghĩ đến thôi cũng cảm thấy ngon miệng rồi.




    Tiếp đến là khu vui chơi với đồng cỏ xanh, những hàng ghế đủ màu và những chiếc lều xinh xắn cùng hướng mắt về phía biển. Xung quanh khu vui chơi cắm trại này được bao bọc bởi những tảng đá vôi lớn và rừng cây, đôi khi gió biển thổi ì ào làm cho người ta chỉ muốn ở mãi không về. Các bạn cũng có thể trải nghiệm một đêm tại Khu dã ngoại Trung Lương trong những chiếc lều nhỏ xinh kia. Cùng những người bạn của mình tham gia vào các trò chơi tập thể, sau đó là đốt lửa trại và thỏa sức hát hò nhảy nhót và chắc hẳn không thể nào thiếu phút giây lắng đọng cùng nhau ngắm sao trời, kể cho nhau nghe những câu chuyện những dự định ấp ủ bấy lâu.




    Đừng vội vàng quay đầu lại khi chúng ta chưa đi hết con đường lát đá mềm mại uốn quanh theo sườn núi. Tại đây chúng ta có thể chiêm ngưỡng được bãi biển Trung Lương toát lên cái vẻ hoang sơ, mộc mạc và rất trong lành. Biển trong xanh lấp lánh ánh bạc, vài ba chiếc thuyền thúng nhẹ nhàng lững lờ trôi trên mặt nước, hãy thả đôi chân trần của bạn được tự do đùa giỡn với thềm cát trắng mịn màng, để chút nắng chút gió xứ Nẫu thắm đượm vào mỗi chúng ta. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh đại dương xanh vô cùng bắt mắt. Tưởng chừng như mọi tấp nập bon chen ngoài kia vẫn không thể nào làm nơi đây mất đi cái vẻ yên bình trữ tình vốn có.


    Khu dã ngoại Trung Lương như một khúc dân ca êm đềm nhẹ nhàng đi vào lòng mỗi du khách. Làm sao có thể quên được bức tranh biển cả bình dị mà quá đỗi thân thương này. Gói ghém chút hương biển, mùi nắng và vị gió làm quà cho những vị khách phương xa đã trót phải lòng “nàng thôn nữ” Trung Lương. Hãy để miền đất lạ Trung Lương điểm thêm màu sắc rực rỡ cho những ngày hè bạn nhé!


    4. Bảo tàng Quang Trung
    Từ TP. Quy Nhơn, đi theo quốc lộ 19 về hướng tây bắc hơn 42km, du khách sẽ đến thị trấn Phú Phong – quê hương của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ… Qua cây cầu Kiên Mỹ bắc ngang sông Côn với hai bên bờ là những nương dâu xanh mướt, những nếp nhà thấp thoáng sau rặng tre, du khách sẽ đến quần thể di tích bảo tàng Quang Trung, gồm hai công trình chính là bảo tàng Quang Trung và đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt. Bảo tàng có 9 phòng trưng bày rất nhiều hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.






    Nơi đây còn có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt thờ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn. Điện được xây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Hàng ngày bảo tàng luôn có du khách trong và ngoài nước đến thăm, nhưng đông nhất là vào ngày Mùng 5 tháng Giêng hàng năm – ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi (Đống Đa, Hà Nội) thì bảo tàng vui như hội. Du khách đến thăm, dâng hương hoàng đế Quang Trung các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.


    Cho đến nay, trong khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa và cây me cổ thụ, tương truyền lại là có từ thời Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn). Giếng nước cổ nằm bên phải điện Tây Sơn với đường kính là 0,9m. Nguyên tác được xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ bởi sau này dân làng mới trùng tu để làm giếng chung cho cả làng. Kế bên trái điện là cây me cổ to lớn tỏa bóng mát một góc vườn, theo người dân nơi đây kể lại, chu vi gốc cây lên tới 3,5m. Sau một ngày dài tới đây thăm quan di tích và học hỏi về lịch sử còn gì bằng khi được ngồi dưới gốc me già múc một gáo nước thiêng uống để làm tăng thêm nhuệ khí như người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.


    Bảo tàng Quang Trung Bình Định không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử mà còn là nơi lưu truyền tinh thần võ thuật dân tộc Tây Sơn – môn võ thuật truyền thống của Bình Định. Để làm tăng thêm tính sinh động cho những bài múa võ, người dân nơi đây còn cho tái hiện màn trống trận năm xưa của vua Quang Trung. Mỗi bài trống trận đều gồm có 3 phần: xuất trận, công thành, khải hoàn… Nhưng điểm đặc biệt ở đây là không hề có hồi trống thu quân, bởi người đời truyền tai nhau rằng trong cuộc đời thân trinh của “người anh hùng áo vải đất Tây Sơn” chưa một lần thất trận, chưa một lần phải thu quân, cứ chiến thắng liên tiếp như hồi trống dồn dập không dừng.


    Đến thăm bảo tàng Quang Trung Bình Định, du khách sẽ có dịp được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, kiên cường bất khuất và lòng yêu nước thương dân thông qua trang sử oai hùng của khởi nghĩa Tây Sơn, những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ và những vị tướng thân cận kiên trung.


    5. Hầm Hô
    Hầm Hô thuộc địa phận xã Tây Phú, Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Thành phố Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc. Hầm Hô có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trong đó nổi bật là khúc sông dài khoảng 3km. Trong lòng sông có nhiều tảng đá hoa cương khổng lồ mang hình thù kỳ thú như: hòn Bóng, hòn Đá Đôi, hòn Chuông, hòn Đá Thành, hòn Gõ, hòn Đá Bàn Cờ… Đặc biệt, phía tả ngạn của khúc sông có thác Hầm Hô – kết quả của việc địa hình khúc sông bị gấp khúc đột ngột khiến dòng nước chảy mạnh xuống phía dưới tạo thành thác.




    Mùa mưa, cá ngược dòng lên thượng nguồn để sinh đẻ và phải vượt qua thác Hầm Hô. Tương truyền rằng xưa kia, hàng năm cá tề tựu về đây để vượt thác, con nào vượt được thì hóa rồng nên thác còn có tên gọi là thác Cá Bay hay thác Vũ Môn. Hai bên bờ sông xanh ngắt bởi cây rừng, chủ yếu là các loài sim tím, lộc vừng. Đây là môi trường sống của các loài chim cu gáy, khướu, vành khuyên, tắc kè…


    Nếu du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên, du khách sẽ có cảm giác như đi vào thế giới thần thoại. Hơn thế, đến đây du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên, mà còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử.


    Chính tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước, vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Sau này, Mai Xuân Thưởng là nguyên soái đạo quân Cần Vương tại Bình Định từ giữa 1885 đến giữa năm 1887, dựa vào ví thế núi non hiểm trở của Hầm Hô, nghĩa quân do ông chỉ huy đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất và khiếp sợ. Sau đó, các bạn thăm quan các di tích lịch sử như: hang Bảy Cử, dinh Tiên Hiền,… Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia những hoạt động trên nước vô cùng sôi nổi hấp dẫn như đi kayak, câu cá,… cùng các hoạt động lửa trại, xem biểu diễn văn nghệ, nghe hát bài chòi và thưởng thức nhiều món ăn ẩm thực đặc sắc như chim mía rô ty, cá mương chiên cuốn bánh tráng, bánh ít,…




    Mặc dù chưa được nhiều du khách biết đến nhưng chính nét hoang sơ ấy đã đem đến cho khu du lịch Hầm Hô sức thu hút riêng. Hãy đến với Khu du lịch Hầm Hô để được đắm mình trong không gian thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc “bồng lai tiên cảnh” đẹp tuyệt diệu và trút bỏ đi bao lo toan, muộn phiền của cuộc sống.

    Xem thêm: vé máy bay để chuyến đi thêm thú vị hơn nhé
    [​IMG]
    6. Chùa Ông Núi
    Chùa Ông Núi hay còn gọi là Linh Phong Thiền Tự thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát với vẻ đẹp hoang sơ của hang Tổ nằm trên lưng chừng một ngọn núi sau chùa. Đến nay đã qua 12 đời thừa kế và hàng năm đều có lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 – 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.


    Để đến được cổng chùa Linh Phong, du khách phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Từ đây, có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi, xa xa là toàn cảnh khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại, ngay cạnh TP Quy Nhơn. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng,… và có rất nhiều liễu, hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng, trong vắt. Những điện thờ được thiết kế khang trang mà vẫn giữ được thần khí, những mái ngói đỏ au, nhấp nhô dưới tán cây cổ thụ, những hàng cột thẳng tắp bên hiên chùa và lối đi tạo nên sự trang nghiêm cổ kính.


    Mùi nhang trầm phảng phất giữa chốn thiền môn khiến lòng người trầm lặng hơn. Từ phía trước Chánh điện chùa với tượng Phật Bà, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa. Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Tương truyền đây chính là hang đá ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật.


    Năm 2000, tượng ông Núi (thiền sư Lê Ban) được tạo dựng, đặt tại hang Tổ. Tượng ngồi cao 84 cm, nhũ vàng, do nghệ nhân Lê Ân thực hiện.Hang Tổ hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá từ bên trong và cảnh quan xung quanh bên ngoài. Bên trong hang là những vách đá tự nhiên, tạo nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng của một ngôi nhà bằng đá. Nằm giữa hang là những tảng đá lớn xếp chồng nhau và dựng đứng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m. Có lẽ vì vậy mà trước đây chùa có tên là “Dũng tuyền thạch cốc” chăng? Bên ngoài hang, những tảng đá lớn xếp chồng nhau như những mái nhà, tạo nên dòng “suối” đá giữa hai vách của dãy núi Bà.


    7. Cù lao Xanh
    Cù Lao Xanh thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách đất liền 24km được coi là “Hòn Ngọc Biển Đông“, với diện tích khoảng 364 ha với dân số khoảng 3.000 người.


    Cù Lao Xanh đẹp quanh năm nhưng bạn nên tránh khoảng thời gian cuối tháng 7 và tháng 8 vì đây là thời gian bão nhiều sẽ gây nguy hiểm cho chuyến đi du lịch Quy Nhơn của bạn. Ngoài ra mùa đông các bạn cũng không nên đi. Còn lại thời gian lý tưởng để khám phá đảo là tháng 2 đến tháng 6, tháng 9 tháng 10.




    Đúng như tên gọi, đảo nhỏ này như một hòn ngọc xanh nằm giữa biển với cảnh quan đẹp từ không gian xanh bất tận của cây cối bao phủ và tới màu trời và nước biển. Bãi biển trên đảo còn khá hoang sơ, nước trong vắt, dải cát thoai thoải và bãi đá nhiều hình thù do tạo hóa tạo nên. Nước biển trong nên dễ dàng cho các bạn lặn (úp mặt) ngắm san hô, các bạn nhớ là tuyệt đối không bẻ san hô mang về nhà nhé. Ngoài việc đây là ý thức bảo vệ môi trường thì còn để tránh rắc rối do bên biên phòng sẽ kiểm tra kỹ.


    Từ trung tâm xã, men theo con đường bê tông, qua các dãy nhà nhỏ, có thể chầm chậm từng bước leo lên núi, nơi có ngọn hải đăng hơn trăm tuổi, cao 119 m, là một trong 4 hải đăng được ngành Bưu điện chọn in thành bộ tem Hải đăng Việt Nam (năm 1992). Hải đăng Cù Lao Xanh là sự hòa quyện giữa hai phong cách gothic của phương Tây và kiến trúc phương Ðông. Phần chân tháp gồm 32 bậc thang được xây bằng gạch vồ; thân tháp hình trụ, bên trong có một cầu thang lượn hình xoắn ốc 58 bậc. Từ trên hải đăng, phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh vùng biển xanh ngắt và cuộc sống bình yên trên đảo bạn mới thấy được vẻ đẹp bất tận của điểm đến này.


    Bên cạnh ngọn hải đăng là công trình cột cờ Tổ quốc được khởi công xây dựng từ ngày 08/7/2014. Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cù lao xanh được thiết kế cao 22,66m, cờ vải kích thước 4 x 6m; có thân đế hình trụ vuông 2,2×2,2m, cao 5,05m xây bằng đá granite. Phía sau cột cờ có 2 phù điêu logo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam bằng chất liệu đá Granite hướng ra quần đảo Hoàng Sa, ghi rõ chủ quyền, kinh độ, vĩ độ của đảo Cù Lao xanh.


    Các dịch vụ lưu trú ở đảo chưa thực sự phát triển, chỉ có các nhà trọ, bạn có thể hỏi người dân địa phương về các dịch vụ homestay và đặt bữa ăn, hòa mình vào cuộc sống của ngư dân đi đánh cá. Đặc biệt, khoảng 3h sáng, người dân đảo thường chong đèn trên ghe để vớt mực nhảy, bạn nên thử trải nghiệm này.


    8. Tháp Đôi
    Tháp đôi ở Quy Nhơn còn được gọi là Tháp đôi Hưng Thạnh, một công trình đẹp và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chămpa cổ, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, tìm hiểu.


    Theo lịch sử, Tháp đôi Quy Nhơn xây dựng vào cuối thế kỉ XII, gồm 2 khối tháp liền kề nhau, tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn, cùng nằm trên địa thế tương đối bằng phẳng; được giới nghiên cứu đánh giá rất cao vì vừa có mặt bằng kiến trúc đặc trưng của tháp Chămpa mang phong cách Bình Định, vừa mang phong cách nghệ thuật Khmer thời Ancovat-Bayon. Tháp đôi Quy Nhơn đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1980.


    Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm-pa, mà là cấu trúc thành hai phần chính: Khối thân vuông vức và phần chóp đỉnh hình tháp mặt cong. Vì vậy, thoạt nhìn vào ngôi tháp này ta có liên tưởng như có dáng của đền thờ của người Khơ-me thời kỳ Ăng-co thế kỷ XII.


    Trong khi đó toàn bộ phần thân (phần dưới) của hai ngôi tháp này vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc, kiểu trang trí đặc trưng của tháp cổ Chăm-pa truyền thống.
     

Chia sẻ trang này

Loading...