63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Những cái lạ của ẩm thực Đà Lạt

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt' bắt đầu bởi thuhuyen12311, 20 Tháng tư 2020.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Miền Bắc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      170 Hoàng Mai->Xem bản đồ
    3. Thông Tin:

      20 Tháng tư 2020, 0 Trả lời, 503 Đọc
  1. thuhuyen12311

    thuhuyen12311 New Member

    Chè xé áo, sữa nành bò, bánh căn gạo dở… bạn măm măm bao giờ chưa? Ẩm thực Đà Lạt quả là có nhiều điều “lạ”.

    Hãy cùngHalodalatkhám phá những địa điểm này nhé.

    xem thêm >>>>đợi một người homestay đà lạt.

    [​IMG]
    “Lạ” từ cái tên
    Nếu có dịp đi qua góc đường Hùng Vương – Trần Quý Cáp, bạn sẽ được thưởng thức một món chè mang tên xé áo. Nè, đừng có nghĩ bậy nha. Đó chỉ đơn giản là món chè đá giống với Phục Linh dưới Sài Gòn mình ấy mà.

    Quán này toạ lạc ngay ngã ba Máy nước nên học sinh thường tụ tập rất đông mỗi khi tan học. Mỗi lần vào quán tụi nhỏ thường gọi “Cho con ly xé áo đi cô”. Hỏi ra mới biết, “xé áo” tức là “xáo é”, phát âm gần giống với “sáo é” – một cách chơi chữ rất độc đáo của học sinh phố núi về cái món chè sương sáo hột é.

    Cô chủ quán của món chè “xé áo”.

    Khi vào quán, bạn còn được thưởng thức món Gỏi khô bò quen thuộc. Ngộ nghĩnh ở chỗ, trên đây dân tình lại gọi là xấp xấp. Bạn có biết vì sao không? Xuất phát từ tiếng kéo khi cắt kêu “xấp xấp” đó mà.

    [​IMG]
    Món xấp xấp

    Món này lên đây ăn có cảm giác khác hẳn. Có lẽ vì cái tên lạ mà ăn cũng thấy lạ nữa. Hương vị dù có hơi giống Sài Gòn nhưng vẫn có sự khác biệt khi dùng. Trên đĩa gỏi còn được phủ một ít mì giòn khô tạo cảm giác đỡ ngán khi ăn.

    Khi ăn hết đĩa này, bạn vẫn có thể gọi thêm một đĩa mì khô – thường được rắc lên món gỏi xấp xấp để dùng cho đỡ nhạt miệng. Khi ăn bạn nên cho chút ớt phủ lên để làm dịu đi cái lạnh bên ngoài. Dù là quán cóc bên đường nhưng không gian khá thoải mái, bạn có thể ngồi tám với những chiến hữu của mình bao lâu tuỳ thích vì cô chủ quán ở đây hết sức thân thiện. Ở đây tất cả đều đồng giá 5k/ món.

    [​IMG]
    Mì khô

    “Lạ” trong cách làm
    Đi dọc khoảng 200 m theo đường Trần Quý Cáp, nhìn bên tay phải bạn sẽ bắt gặp quán bánh cuốn Thanh Trì. Đây là quán nổi tiếng từ xưa đến nay, dân địa phương ai cũng biết. Nếu đến Đà Lạt mà không thưởng thức món bánh cuốn ở đây thì thật là phí.

    [​IMG]
    Bánh cuốn Thanh Trì.

    Không như bánh cuốn ở Sài Gòn (thường dùng chung với chả lụa + tôm khô + nem sống) thì bánh cuốn tại đây lại ăn kèm với chả lụa và thịt nướng, giống hệt như món bún thịt nướng vậy đó. Nước mắm cũng khác nữa. Nếu như nước chấm ở thành phố, đồ chua được làm từ cà rốt và củ cải thì lên đây chúng được thay thế bằng đu đủ bào sợi. Ban đầu ăn thì cảm thấy hơi lạ nhưng khi đưa vào miệng nhóp nhép cùng với bánh cuốn thì vị ngon lạ. Điều đặc biệt là giá cực rẻ, chỉ có 15k/ đĩa mà thôi.

    Đà Lạt càng về đêm càng lạnh, nhờ vậy mà tớ có dịp được thưởng thức món bánh căn mà bạn tớ làm tại nhà. Bánh căn nhìn giống như bánh khọt vậy, cũng đổ bột và trứng lên những chiếc khuôn nhỏ trong lò đổ bánh và chờ cho chín đều. Bánh được làm từ cơm nguội xay nhuyễn thành bột, khá là kinh tế đó.

    [​IMG]
    Bánh căn

    Một lưu ý khi làm món này là phải chọn loại gạo thiệt là dở để làm. Cậu bạn của tớ thường hay đùa “Để làm món bánh căn thì nên chọn loại gạo dở, nhưng đừng lấy loại cho heo ăn là được. Nếu chọn gạo ngon thì bột sẽ rất dẻo và như vậy khi xúc bánh ra khay rất khó, bột sẽ còn bị dính trên khuông, bánh sẽ nhảo tung chảo không ăn được.”
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh