63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Nhà nổi trên cọc tre

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch tại Huế' bắt đầu bởi Du lịch, 21 Tháng mười 2017.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      21 Tháng mười 2017, 0 Trả lời, 795 Đọc
  1. Du lịch

    Du lịch Guest

    Cập nhật 09:54 02/10/17

    Những nhà hàng nổi thơ mộng ở đầm Chuồn (Thừa Thiên-Huế) đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa, nhưng ít ai biết “công trình sư” của các công trình này là một người đàn ông chỉ học hết lớp 6.

    [​IMG]
    Ông Lê Văn Hiệp bên công trình Đầm Chuồn hội quán do ông thiết kế, thi công. Ảnh: NVCC

    Khu phố nổi trên cọc tre

    Cả một vùng rộng lớn ở đầm Chuồn (thuộc hệ đầm phá Tam Giang, xã Phú An, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) giăng mắc bằng những ô nò sáo dệt nên một bức tranh thủy mặc thi vị. Giữa mênh mông sông nước ấy, giờ đây mọc lên hàng chục nhà hàng như một khu phố nổi.

    Có dịp ngồi ở các nhà hàng nổi này mà đón làn gió mát lồng lộng từ đầm phá, ăn các món đặc sản của hệ sinh thái nước lợ lớn nhất Đông Nam Á thì thật tuyệt vời. Từ TP.Huế, mất khoảng 20 phút đi ô tô là có thể đặt chân đến đầm Chuồn. Khi khách đến bến, các chủ thuyền nhôm liền nổ máy luồn lách xuyên qua những “trận đồ” nò sáo giăng mắc để ra nhà hàng.

    Hệ thống nhà hàng được làm toàn bằng tre, có cổng chào, bậc tam cấp, hệ thống đường dẫn bằng cầu tre thơ mộng... tạo nên khung cảnh nên thơ giữa vùng mênh mông nước. Mỗi nhà hàng có quy mô hàng trăm mét vuông, sức chứa lên tới hàng trăm người.

    Những cọc tre được đóng xuống đáy đầm phá rồi giằng chéo vững chãi để làm khung chịu lực, và trên “đọt tre” (người Huế gọi ngọn cây là đọt), cao từ 5 - 7 m so với mặt nước, là hệ thống nhà hàng nổi với hệ giằng sàn ngồi, khung nhà, kết cấu cột kèo... được liên kết bằng tre.

    [​IMG]

    “Công trình sư” lớp 6

    Thật khó tin khi những nhà hàng ở đây đều do một người đàn ông chỉ học hết lớp 6 thực hiện: Lê Văn Hiệp, 46 tuổi, ở thôn tái định cư Phú An (xã Phú An). Ông Hiệp kể nghề làm tre ở đây không ai dạy ai, chỉ từ nhu cầu cuộc sống mà sinh ra nghề. Khởi nguyên từ một biến cố thiên tai xảy ra hồi năm 1985, cơn bão lịch sử Cecil (VN gọi là bão số 8) đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của cư dân vùng đầm phá Tam Giang. Ở thời điểm đó, Cecil được xem là cơn bão lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại.

    Do đời sống người dân tạm bợ trên đầm phá, cơn bão đã dễ dàng nhấn chìm và làm tan tác hàng trăm ghe thuyền, cuốn trôi tài sản và khiến hàng trăm người chết. Sau cơn bão, chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên lúc bấy giờ đã đưa ra chính sách tái định cư lên bờ đối với cư dân vạn đò thủy diện phá Tam Giang. Gia đình ông Hiệp là một trong số những hộ như thế, và chuyển lên khu tái định cư Phú An bây giờ.

    Khi mới lên bờ, cuộc sống khó khăn nên không ai có đủ tiền xây nhà kiên cố. Mỗi gia đình chỉ dựng một nhà chồ bằng tre trên mảnh đất được cấp. Dần dà, với kinh nghiệm dùng tre đan thuyền nan, thuyền thúng, giăng nò sáo, làm mui thuyền... những cư dân thủy diện đã phát triển thành nghề làm nhà chồ trên vùng đầm phá.

    Cơ duyên đến với nghề thợ tre của “công trình sư” Hiệp cũng rất tình cờ. Thời điểm trước năm 1980, vùng đầm phá Thừa Thiên-Huế có hàng ngàn cư dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt tôm cá trên đầm phá Tam Giang.

    “Học hết lớp 6, do điều kiện kinh tế khó khăn nên mình phải nghỉ học để phụ giúp gia đình bằng nghề đánh bắt tôm cá trên đầm phá. Năm 26 tuổi, sau khi lập gia đình, mình được cha mẹ cho tách hộ ra ở riêng và tự tay dựng căn nhà chồ để ở. Được người bác ruột hướng dẫn, mình mới bắt đầu biết đến nghề thợ tre”, ông Hiệp nhớ lại.

    Ban đầu, với ngôi nhà ra ở riêng, ông Hiệp thậm chí còn chưa biết gút thắt mối gấc để buộc cho chặt những kết cấu tre lại với nhau. Được người bác ruột tên là Lê Bình, một cao niên nhiều kinh nghiệm về nghề tre trong làng dạy bảo, cuối cùng ông đã hoàn tất "công trình" mơ ước. Và nghề tre đã gắn liền với ông từ đó.

    [​IMG]
    Hệ thống nhà hàng nổi trên cọc tre do ông Hiệp thực hiện. Ảnh: Bùi Ngọc Long

    Đắt hàng làm nhà tre

    Khi chúng tôi về Phú An tìm gặp ông Hiệp cũng là lúc “công trình sư” này đang nhận làm mới lại công trình cho nhà hàng Đầm Chuồn hội quán. Công trình có tổng diện tích sàn hơn 500 m2, nên ông phải huy động hầu hết những người thợ tre trong làng đến làm công. Từ xa, đã bắt gặp cảnh nhộn nhịp vận chuyển tre, chẻ tre làm vật liệu... Càng vào sâu trong thôn, khung cảnh càng nhộn nhịp với hàng chục người thợ trần mình giữa cái nắng chang chang để đan bện những “tác phẩm” tre phục vụ cho việc thi công nhà hàng.

    Khác với trí tưởng tượng về một người chỉ huy công trình chỉ đứng quan sát, chỉ đạo thợ thầy, ông Hiệp cũng áo quần lao động ngồi giữa đám thợ cưa, cắt, đan, bện... Chúng tôi hỏi: “Làm một công trình nhà hàng tới hàng trăm mét vuông, chắc ông cũng kiếm được nhiều tiền lắm?”.

    Ông nhoẻn cười: “Làm chi có! Tụi tui chỉ làm công, làm ngày nào tính tiền ngày ấy”. Hóa ra, dù đảm trách tất cả công đoạn từ mẫu mã, thiết kế, thi công, trang trí, hoa văn họa tiết... nhưng ông không nhận khoán công trình mà chỉ làm công, với mức thu nhập cũng bằng với tất cả những người thợ khác, mỗi ngày 250.000 đồng.

    “Anh thấy đó, người làng nước với nhau, họ cần thì mình làm thôi, thầu khoán mà chi?”, ông Hiệp lý giải rồi khoe thêm: Năm vừa rồi, nhóm thợ 9 người của ông làm xong ngôi chùa tre cho chùa Nga Hoàng (thôn Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

    Ngôi chùa được làm hoàn toàn bằng tre, rộng 18 m, dài 32 m, thực hiện ròng rã hơn 3 tháng. Đại đức Thích Thanh Toàn, trụ trì ngôi chùa này, đã tìm về tận Phú An sau khi nghe tiếng “công trình sư” dựng nhà hàng nổi trên đầm Chuồn, khảo sát kỹ rồi mời nhóm thợ ra Vĩnh Phúc. Mới đây nhất, ông Hiệp đã về làm một nhà hàng tre cho chủ đầu tư trên đầm Lập An (TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).

    “Công trình sư” Lê Văn Hiệp còn có niềm đam mê sáng tạo đặc biệt với tre. Những mẫu mã, hoa văn, họa tiết trang trí, đèn, cổng chào, cầu tre... do ông sáng tạo đã làm nên nét duyên dáng cho các nhà hàng nổi, chùa tre. Ở nhà, ông lưu giữ tác phẩm chùa Linh Mụ bằng tre cùng chiếc hộp tộ (một loại bàn thấp dành cho người ngồi bệt uống trà)... do ông làm từ những ngày đầu bắt tay “sáng tạo” với tre.

    Đó là những kỷ vật ông rất quý, ai mua bao nhiêu cũng không bán. Dường như với người đàn ông mới học đến lớp 6 này, tre là niềm khám phá không giới hạn và chưa bao giờ ngưng nghỉ.

    Theo Bùi Ngọc Long (Thanh Niên)
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh