63 Stravel

News Truoctrandau: Trăn trở với VPF

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi tiensinh3030, 3 Tháng mười hai 2021.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      Hà Nội ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      3 Tháng mười hai 2021, 0 Trả lời, 252 Đọc
  1. tiensinh3030

    tiensinh3030 Member

    Xem thêm: https://truoctrandau.com/bong-ro

    Theo báo cáo tài chính ở Đại hội đồng cổ đông VPF diễn ra vào ngày 28/11, doanh thu trong năm 2021 ước đạt 63,8 tỷ đồng, chỉ bằng 61,5% mục tiêu đề ra. Đây là con số không quá bất ngờ khi năm 2021, dịch Covid-19 khiến hàng loạt giải đấu bị hủy.

    · VPF – Dấu ấn 10 năm thành lập

    Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác tài trợ khi các đơn vị phá vỡ hợp đồng. Tất yếu, mọi yếu tố tài chính với các cổ đông bị ảnh hưởng. Lệ phí tham dự giải đấu của các CLB điều chỉnh giảm từ 40-60% với các CLB V-League và hạng Nhất.

    Đáng nói, VPF chỉ hỗ trợ tài chính cho 27 CLB bằng hiện vật. Một sự thật đến nao lòng. Rõ ràng, không chỉ đến khi Covid-19 tác động đến công tác điều hành, tổ chức giải đấu, trước đó, VPF không thật sự cho thấy sự chuyên nghiệp, mạnh dạn, táo bạo và có những quyết sách đúng đắn.

    10 năm qua, bóng đá Việt Nam vẫn mang tấm áo chuyên nghiệp nhưng đầy rẫy vấn đề. Một trong nỗi đau chính là hàng loạt các CLB bỏ giải, kéo theo nhiều hệ lụy. Không chỉ từ danh tiếng, vị thế mà còn đến “cần câu cơm” của hàng trăm cầu thủ.

    Chính sự không làm ra tiền như cam kết trước khi ra đời đẩy các CLB vào thế tự chủ. Có một thực tế cần nhìn nhận, các đội bóng ở Việt Nam chưa biết cách “hái” ra tiền từ các hoạt động bóng đá.

    Kinh phí hoạt động phụ thuộc lớn vào hai nguồn: Ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp. Nhưng, ngân sách Nhà nước chỉ đủ để duy trì chứ khó có sự bứt phá. May ra, chỉ có số tiền 50 tỷ đồng từ UBND thành phố Hải Phòng chi cho đội bóng giúp đội chủ sân Lạch Tray sống khỏe.

    Trong khi đó, việc phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp khiến các đội bóng bị động. Họ hoạt động theo “bầu sữa” ông bầu. Lúc ông bầu “khỏe”, đội bóng sống khỏe còn khi ông bầu lâm “bệnh”, ngay lập tức, đội bóng đứng trước nguy cơ giải thể. Trường hợp mới nhất của Than Quảng Ninh là điển hình.

    Bầu Hùng từng chi ra hàng trăm tỷ đồng để giúp đội bóng đất Mỏ thành “thiếu gia” ở V-League. Nhưng khi doanh nghiệp của ông gặp khó vì Covid-19, hai năm qua, đội bóng này sống trong cảnh lay lắt và rồi tuyên bố dừng hoạt động một năm mà nhiều người ngầm hiểu, Than Quảng Ninh đã phá sản.

    Những trường hợp đó điển hình cho sự thiếu chuyên nghiệp trong cách điều hành, tổ chức và mang về nguồn lợi kinh phí của VPF để giúp các CLB tránh cảnh “ăn đong” theo từng năm và phụ thuộc vào một nguồn lực nhất định.

    10 năm qua, bóng đá Việt Nam có sự phát triển trên bình diện quốc tế. Hàng loạt danh hiệu, thành tích đến nhưng các CLB vẫn không có sự bứt phá để tự nuôi sống chính mình.

    Rõ ràng, năng lực điều hành của VPF là vấn đề trăn trở. Quay lại thời gian, khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và các giải pháp được Nhà nước đưa ra, song chính VPF lại quá thụ động, thiếu tính quyết đoán dẫn đến giải bị hủy. Nên nhớ, nguyên tắc bong bóng hay các giải pháp khác đều được cả thế giới đưa ra để “sống chung” với dịch bệnh. Ấy thế, đùng một phát, VPF hủy giải đã kéo theo hàng loạt hệ lụy, mà báo cáo tài chính chỉ ra con số gần 64 tỷ đồng khiến tất cả phải nao lòng.

    Cứ thế này, nếu không thay đổi, e rằng, VPF cũng chỉ dậm chân tại chỗ như vạch xuất phát cách đây 10 năm.

     

Chia sẻ trang này

Loading...