63 Stravel

News 388: Bao giờ VFF mới thực sự quan tâm đôi chân tuyển thủ ?

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi tiensinh95, 29 Tháng sáu 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      ho chi minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      29 Tháng sáu 2020, 0 Trả lời, 380 Đọc
  1. tiensinh95

    tiensinh95 Member

    Nhiều tuyển thủ quốc gia chấn thương rồi tái phát chấn thương liên tục gây tổn thất lực lượng nhưng VFF chỉ mới lo lắng theo kiểu “xoa dịu” mà không hề có những giải pháp căn cơ để bảo vệ đôi chân cho những tài năng này từ đầu.

    Nhìn chấn thương mà rơi... nước mắt
    Đội tuyển nam do HLV Park Hang-seo dẫn dắt đang đứng trước những thử thách khá nặng nề mà mọi mục tiêu của năm 2020 đều dồn vào giai đoạn cuối năm. Để phục vụ đội tuyển, toàn bộ các giải chuyên nghiệp Việt Nam sẽ phải đá dồn từ cuối tháng 5 và kết thúc trước 31.10. Chưa kể, các giải sẽ phải chừa khoảng 10 ngày để tuyển Việt Nam tập trung cuối tháng 9 chuẩn bị cho chuyến làm khách tại Malaysia (13.10) trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022.

    Sau 31.10, HLV Park Hang-seo và các cộng sự sẽ có chưa đến 2 tuần để bảo đảm tuyển Việt Nam có phong độ “tốt ngay lập tức” cho 2 trận chốt lại vòng loại thứ 2 World Cup gặp Indonesia (11.11), UAE (17.11). Cả 3 trận đấu này tuyển Việt Nam đều sẽ phải dốc sức nhằm đạt được chỉ tiêu lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup khu vực châu Á. Chỉ chưa đầy 1 tuần sau, các cầu thủ phải bước vào hành trình bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2020 (23.11 - 31.12). Làm sao để bảo đảm thể lực cho các tuyển thủ sẽ là trọng trách rất lớn đặt lên vai VFF và ban huấn luyện.

    Có một điều khiến người hâm mộ khá lo lắng là ông Park đang không có trong tay những quân bài mạnh nhất. Đỗ Duy Mạnh và Trần Đình Trọng đang điều trị chấn thương. Hà Đức Chinh tuy mới đây đã ghi bàn trong trận đấu vòng loại Cúp quốc gia nhưng bệnh viêm gan của anh vẫn khiến CLB SHB Đà Nẵng và đội tuyển bất an. Lương Xuân Trường dù có thể tập nhẹ nhưng đôi chân của anh cũng còn yếu nên ít nhất không thể đá tốt trong vòng 1 - 2 tháng tới. Những cầu thủ có năng lực như Phan Văn Đức và Phạm Xuân Mạnh suốt 2 năm qua liên tục bị chấn thương khi tập luyện ở CLB SLNA nên hành trình lên tuyển khá gian nan, trong khi ông Park đang rất thiếu người.

    Thế nhưng một số trường hợp bị chấn thương dai dẳng hoặc tái phát mà nguyên nhân có thể do sức ép thành tích, HLV đã sử dụng lại cầu thủ quá sớm. Đình Trọng là một ví dụ điển hình. Tháng 6.2019, trong trận đấu gặp HAGL tại vòng 12 V-League, Đình Trọng không may bị vấp cỏ trên sân Pleiku và bị đứt dây chằng đầu gối. Anh được đưa sang Singapore phẫu thuật và bác sĩ yêu cầu Trọng phải tạm nghỉ tập nặng ít nhất 6 tháng và thời gian điều trị cũng như hồi phục sau chấn thương khoảng 9 tháng.

    Tuy nhiên, chỉ hơn 5 tháng sau mổ, Trọng đã quay trở lại tập luyện với cường độ cao và thậm chí anh đã phải thi đấu tại giải U.23 châu Á đầu năm 2020 trong tình trạng sức khỏe chưa phải tốt nhất. Hậu quả là đầu gối của Trọng vẫn bị ra dịch, mà theo kết luận của bác sĩ Singapore khi anh quay lại Singapore tái khám hồi tháng 3 năm nay: “Do sớm trở lại tập luyện gây nên viêm sụn chêm ngoài sau phẫu thuật. Việc tiếp tục cố thi đấu dẫn tới dây chằng bên mác giãn nhẹ độ 1, có viêm tại điểm gần với vị trí sụn chêm ngoài. Từ những bệnh lý đó gây ra đau khi trụ dồn lực và xoay gối”.

    Xem thêm: tip bong da hom nay

    Chuyên gia Đoàn Minh Xương nói: “Các tuyển thủ đã cống hiến tốt cho bóng đá nước nhà, ai cũng ghi nhận công lao đó và họ cũng không muốn làm thất vọng người hâm mộ nên khi có cơ hội hoặc ở tình cảnh đội nhà đang khó khăn nên phải xung trận dẫn đến vết đau chưa lành, thể lực chưa hoàn toàn khỏe mạnh nên chỉ cần va chạm là đau lại ngay. Như trường hợp của Đình Trọng hay Văn Đức thấy các em nỗ lực khi chơi trở lại ai cũng thương, nhưng khi dính chấn thương thực sự nhìn muốn rơi nước mắt...”.

    VFF vừa thiếu vừa chậm
    Khi xảy ra chấn thương rồi mới thấy VFF chưa coi trọng đôi chân của các tuyển thủ. Như trường hợp của Trọng, giá như VFF thiết lập sẵn hồ sơ bệnh án cho anh để khi đội tuyển hay CLB có ý định sử dụng, VFF có thể can thiệp. Như bàn bạc thêm với ông Park để cho Trọng thêm quỹ thời gian hồi phục như đúng chỉ định của bác sĩ. Việc vội vã dùng Trọng khiến anh mất thêm nhiều tháng để tìm lại phong độ tốt nhất của mình.

    Thiếu hồ sơ bệnh lý của từng tuyển thủ quốc gia thể hiện rất rõ khi VFF không có bất cứ một hệ thống quản lý số liệu nào để ghi chép tình hình thể lực cầu thủ. Ngay tình hình chấn thương, tiền sử bệnh tật, các thông số về sức khỏe, chỉ số y học cũng gần như không có những dữ liệu theo dõi sát sao. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiền, Trung tâm huấn luyện quốc gia Hà Nội, từng có thời gian làm ở các đội tuyển, nhìn nhận mỗi đợt tập trung bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ đều có ghi chép chỉ số của từng người và theo dõi đầy đủ trong quá trình vận động và đều có báo cáo ban huấn luyện cũng như VFF. Nhưng tất cả chỉ là ghi chép thủ công, chứ chưa có một hệ thống quản lý dữ liệu mang tính quy chuẩn bằng phần mềm riêng. Nói cách khác VFF đã thiếu quan tâm trong việc lập hồ sơ y học có đầy đủ số liệu về tình hình sức khỏe cũng như chấn thương cho từng tuyển thủ để từ đó có cơ sở theo dõi sức khỏe nhằm có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa chấn thương cho cầu thủ.

    Không chỉ thiếu mà VFF còn rất chậm trong việc chăm sóc cho “bệnh nhân”. Các tuyển thủ nam, VFF nhiều lúc loay hoay và cầu cứu đế sự hỗ trợ từ trung tâm y học của PVF, liên hệ đưa Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Đức, Xuân Mạnh, Xuân Trường đến chữa trị. Trường hợp nữ trung vệ Chương Thị Kiều bị chấn thương đứt dây chằng từ SEA Games 30 nhưng đến lúc này vẫn chưa thể lên bàn mổ. Nguyên nhân cũng là do VFF phản ứng khá chậm.

    Khi được Báo Thanh Niên phản ánh, VFF mới bắt tay xử lý kèm khẳng định sẽ đài thọ toàn bộ chi phí phẫu thuật và cả thời gian điều trị hồi phục từ 3 - 6 tháng tại Hàn Quốc cho Chương Thị Kiều. Tiếc rằng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên Kiều chưa thể sang Hàn và phải quay lại phương án mổ tại Việt Nam. Giám đốc Trung tâm TDTT Q.1, TP.HCM - ông Trần Anh Tuấn cho biết: “Do sự chậm chạp trong việc đưa Chương Thị Kiều ra nước ngoài mổ cộng với những khó khăn khách quan do dịch bệnh Covid-19 dẫn đến tình thế thay đổi nên chúng tôi phải cân nhắc điều chỉnh. Vừa qua, chúng tôi đã mời các bác sĩ giỏi tại TP.HCM cùng ngồi lại để hội chẩn cho chấn thương của Chương Thị Kiều, được đề nghị cho em tập thử lại ở Việt Nam 1 - 2 tháng xem nếu “qua” được thì khỏi phải mổ. Còn trong trường hợp mổ thì sẽ mổ ở Việt Nam”.

    Thực tế này đặt ra một vấn đề bức thiết là đã đến lúc VFF và các đội tuyển phải xây dựng hồ sơ các cầu thủ đã, đang bị chấn thương để có lộ trình điều trị nhất quán, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc, chẳng hạn như tái phát nhiều lần hoặc không đồng quan điểm về kế hoạch chữa trị. Có vậy thì chúng ta mới thực sự quan tâm bảo vệ đôi chân của cầu thủ, tránh mất mát tài năng, không gây thiệt thòi cho những người đã xả thân mang lại niềm vui, sự tự hào cho đất nước.

     

Chia sẻ trang này

Loading...