63 Stravel

News 388: Bài học sâu sắc của Thể thao Việt Nam sau thất bại Olympic Tokyo 2020

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi tiensinh95, 20 Tháng chín 2021.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      ho chi minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      20 Tháng chín 2021, 0 Trả lời, 315 Đọc
  1. tiensinh95

    tiensinh95 Member

    Kết thúc Olympic Tokyo 2020, Đoàn Thể thao Việt Nam không giành được huy chương nào và đây được xem là một kỳ "ra khơi" chinh phục biển lớn thất bại.
    Vậy nguyên nhân nào khiến Thể thao Việt Nam không có thành tích như mong đợi ở Olympic Tokyo 2020 và bài học rút ra sau thất bại này là gì.

    - Ông đánh giá thế nào về thất bại của Thể thao Việt Nam ở Olympic Tokyo?

    Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: Trước hết phải làm rõ khái niệm thế nào là niềm hy vọng. Tôi cho rằng, giới truyền thông động viên các vận động viên nhiều quá, làm cho những người yêu mến thể thao kỳ vọng nhiều quá vào những vận động viên ấy. Trên thực tế, từ góc nhìn của những người có chuyên môn, người ta không hy vọng gì về việc giành huy chương.

    Trước khi Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia tranh tài ở Olympic Tokyo 2020, tôi cũng đã trả lời trên truyền thông. Có thể thấy, với điều kiện như bây giờ việc giành huy chương là không có yếu tố nào đảm bảo. Bởi công tác chuẩn bị của ta chưa tốt, vì chiến lược chuẩn bị cho lực lượng vận động viên tham gia Olympic phải được chuẩn bị trong nhiều năm, ít nhất là một chu kỳ Olympic đối với những vận động viên rất xuất sắc. Đối với những vận động viên trẻ thì cần phải 8-10 năm, thậm chí còn lâu hơn, khoảng 12-14 năm.

    Chiến lược của Việt Nam là tập trung một số vận động viên xuất sắc một số môn, để cố gắng vượt qua vòng loại Olympic, nhưng trong quá trình chuẩn bị thì việc đầu tư cho những người vận động viên lên trình độ Olympic đầu tư cũng không đáp ứng được việc ấy.

    Đầu tư ở đây là vấn đề về dinh dưỡng, vấn đề khoa học kỹ thuật và vấn đề chữa trị chấn thương. Thêm nữa là phải mời được các thầy giỏi, các vận động viên được tập huấn những trung tâm thể thao tốt và được thi đấu cọ xát quốc tế. Việc đầu tư cho những việc ấy không đủ nên nền tảng phát triển của thể thao thành tích cao Việt Nam chưa ổn định.

    - Olympic Tokyo diễn ra trong bối cảnh rất khó khăn vì đại dịch COVID-19, các vận động viên của Việt Nam bị gián đoạn trong tập luyện, tập huấn và thi đấu cọ xát quốc tế. Đây có phải là một trong những nguyên nhân thất bại của Thể thao Việt Nam hay không?

    Trong 2 năm qua có vấn đề phát sinh là đại dịch COVID-19, nhưng đại dịch chỉ là một yếu tố khách quan trực tiếp.

    Xem thêm: Hướng dẫn cách cược xiên, cược xâu, cá cược tổng hợp trong bong88

    Đại dịch khiến các vận động viên của chúng ta là không được tập huấn và thi đấu các cuộc thi quốc tế. Các cuộc thi trong nước phải hủy bỏ, việc tập luyện để ảnh hưởng, gián đoạn, một số các vận động viên xuất sắc đi nước ngoài về phải cách ly trước và sau khi đi mất nhiều thời gian.

    Bên cạnh đó, việc chữa trị chấn thương cho vận động viên chưa đến nơi đến chốn, khi lên đường đi thi đấu chấn thương của các vận động viên vẫn chưa khỏi hẳn. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 chỉ là một phần, vấn đề cơ bản là công tác chuẩn bị cho lực lượng tham gia Olympic chưa đảm bảo do đầu tư kinh phí chưa đủ.

    - Theo ông, đâu là nguyên nhân lớn nhất khiến Thể thao Việt Nam dù nằm trong tốp 3 khu vực Đông Nam Á trong nhiều kỳ đại hội gần đây lại bết bát ở đấu trường Olympic Tokyo nói riêng và sân chơi này nói chung?

    Đầu tiên cần phải khẳng định là trình độ vận động viên của chúng ta chưa cao. Nhiều người sẽ hỏi là có những người đã từng vô địch Olympic, từng vô địch thế giới, có những người từng vô địch châu Á sao ông lại bảo chưa cao?

    Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế là những vận động viên giỏi của chúng ta rất ít. Và số lần đạt được huy chương vẫn ít, đặc biệt là khi đem so với sự ổn định của vận động viên các nước khác thì mình vẫn kém.

     

Chia sẻ trang này

Loading...