63 Stravel

Miếu Ông Cọp

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch Hội An' bắt đầu bởi Pho Co Hoi An, 16 Tháng mười 2017.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      16 Tháng mười 2017, 0 Trả lời, 760 Đọc
  1. Miếu Ông Cọp tọa lạc ở tổ 3, khối Xuân Mỹ, phường Tân An, TP. Hội An. Gọi là miếu Ông Cọp vì có truyền thuyết: Ngày xưa, ấp Xuân Mỹ nằm trong vùng đất lâm sa xứ (đất cát và rừng). Ngày nọ, có một con cọp bị thương từ đâu chạy đến Xuân Mỹ ẩn nấp và tự điều trị vết thương. Sau, do vết thương quá nặng, cọp chết. Dân trong làng bèn xây miếu thờ…

    [​IMG]
    Miếu Ông Cọp.


    Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng tên gọi của miếu xuất phát bởi… tấm bình phong trước miếu có đắp nổi hình con cọp đang giương nanh. Cách lý giải này đơn giản và có tính thuyết phục, vì cũng như người Việt ở các nơi, người Hội An quen đặt tên công trình công cộng gắn với người, vật ở nơi đó (như giếng Bá Lễ vì giếng nằm sau nhà bà Bá Lễ – phường Minh An, miếu ông Điều nằm ở vườn ông Điều – xã Cẩm Thanh, chợ bà Lê họp ở cạnh nhà bà Lê – phường Cẩm Châu. Ngay cái chợ nhỏ nằm cạnh miếu Ông Cọp cũng có tên chợ Ông Cọp).

    Ngày trước, Hội An có 13 ấp, mỗi ấp đều có một đình làng thờ Thành hoàng và các vị thần bảo trợ cho làng. Miếu Ông Cọp được dân làng góp công, góp của dựng nên từ đầu thế kỷ XVII, xuân thu nhị kỳ đều cúng vọng trang nghiêm. Về sau, chỉ cúng vào dịp tế xuân cầu an (18 tháng giêng). Đến dịp này, khi cờ xí tung bay, chiêng trống nổi lên, nhân dân trong vùng lại tự nguyện tìm đến góp kinh phí cho chi phí cúng miếu do các lão niên đặt ngay tại miếu, Ban tổ chức không phải mang sổ đến từng nhà kêu gọi, vận động.

    Năm 2007, chính quyền Hội An đầu tư kinh phí trùng tu miếu khá khang trang. Miếu chia làm ba gian: gian giữa thờ Thành hoàng và các vị bảo trợ cho làng; hai gian bên thờ tiền vãng, hậu vãng (các bậc tiền, hậu hiền). Miếu nằm giữa khu dân cư, không có bất cứ hoạt động gì liên quan đến mê tín dị đoan nhưng theo người dân thì miếu linh lắm. Hàng ngày, người buôn bán đều đến thắp hương cầu cho mua mau bán đắt. Có ai tranh cãi lại cùng dắt nhau đến trước miếu nhờ chứng giám, phân định. Những kẻ hung dữ mỗi khi đi qua miếu cũng e dè, lo sợ mà tự điều chỉnh mình.

    Điều đặc biệt ít ai biết là Hội An có đến ba miếu Ông Cọp. Ngoài ngôi miếu đang đề cập, còn hai miếu khác nữa tọa lạc tại khối Xuân Quang – phường Tân An và ở khối 5 – phường Sơn Phong. Cả ba miếu đều cùng nằm ở vùng đất cát mà người xưa thường gọi “Bạch sa hổ bì xứ” (vùng đất cát lại có da hổ).

    Theo Báo Quảng Nam.


    .

    • [​IMG]

      Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt ...

    • [​IMG]

      Cù Lao Chàm hay còn có tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Palaucham… nay thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách đất liền Hội An khoản ...

    • [​IMG]

      Chum quan tài bằng gốm và đôi khuyên tai 3 màu sẽ trưng bày tại 2 cuộc triển lãm “Nghệ thuật cổ Việt Nam: Từ Châu Thổ ra biển lớn” và “Nghệ thuật ...

    • [​IMG]

      Ngày 1-3-2010, hơn 10.000 du khách đã đổ về Phố cổ Hội An dự Tết Nguyên tiêu. Lượng khách chủ yếu từ TP Đà Nẵng vào, Duy Xuyên, Điện Bàn xuống. Cũ ...

    • [​IMG]

      Sáng 23-2 (mồng 10 tháng giêng Canh Dần), làng gốm Thanh Hà, Hội An (Quảng Nam) long trọng làm lễ cúng tổ nghề. 162 hộ dân trong làng đều tập tr ...

    • [​IMG]

      Vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An đã thu thập thông tin về trên 80 chiếc giếng cổ trên địa bàn. Đây là những chiếc giếng có từ thờ ...

    Các bài viết khác...
     

Chia sẻ trang này

Loading...