63 Stravel

Lucky88: Thể thao TP HCM: Sáng tạo, đi đầu!

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi tintucthethao, 10 Tháng năm 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      TP Hồ Chí Minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      10 Tháng năm 2020, 0 Trả lời, 407 Đọc
  1. tintucthethao

    tintucthethao Member

    Năng động, sáng tạo, mạnh mẽ chinh phục những đỉnh cao làm tiền đề cho tương lai là những mục tiêu mà ngành thể thao TP HCM đề ra khi đất nước chuyển mình sang trang mới
    45 năm kể từ khi đất nước thống nhất, TP HCM vẫn luôn giữ vững vai trò đầu tàu của cả nước về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển và hội nhập quốc tế.

    Ấn tượng tốt đẹp

    Trong lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT), TP HCM cũng là một trong 2 địa phương đứng đầu về phát triển thể thao thành tích cao, chú trọng xây dựng thể thao phong trào sâu rộng, toàn diện, đến với từng người, từng hộ gia đình, thúc đẩy người dân chăm lo rèn luyện thân thể và sức khỏe để có đủ trí - lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từng bước hiện thực hóa giấc mơ của một TP trẻ trung, giàu khát vọng vươn lên, cùng thể thao cả nước để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

    Xem thêm: https://lucky88.win/live-sports.aspx

    Theo ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, hơn 4 thập niên qua, TP luôn tự hào là nơi chăm lo tốt cho lực lượng thể thao tính trên bình diện cả nước, sở hữu lực lượng vận động viên (VĐV) tài năng ở nhiều bộ môn, tuổi đời rất trẻ nên tất cả có khả năng đóng góp lâu dài cho phong trào chung. Thể thao TP cũng không bó gọn mình trong phạm vi nhỏ hẹp mà tích cực kết nối với các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, liên đoàn và hiệp hội các bộ môn để cùng chăm lo, động viên kịp thời cho VĐV bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh tiến trình xã hội hóa theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước.

    Luôn có được sự hỗ trợ từ lãnh đạo thành phố, sự đồng thuận và cả đồng hành của người dân, trong đó quan trọng nhất là từ gia đình, người thân, bạn bè của lực lượng VĐV, huấn luyện viên, thể thao TP HCM đặc biệt chú trọng về chất lượng đào tạo chuyên môn. Lực lượng thể thao TP đảm đương vị trí chủ chốt ở nhiều bộ môn Olympic, đủ sức chinh phục huy chương trên nhiều đấu trường quốc tế như Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Lê Tú Chinh (điền kinh), Lê Thanh Tùng (thể dục dụng cụ), Lê Quang Liêm (cờ vua)... Bên cạnh đó, các chương trình "Phát triển nguồn nhân lực" của TP tiếp tục bồi dưỡng VĐV trẻ theo hướng dài hạn, lực lượng VĐV chủ chốt được đề xuất triệu tập làm nhiệm vụ quốc gia, tổ chức nhiều giải đấu giao hữu hoặc quốc tế chính thức để tăng cường cọ xát, tích lũy kinh nghiệm; đồng thời tổ chức cho lực lượng VĐV nhiều môn tập huấn nước ngoài, hướng đến các đấu trường SEA Games, ASIAD và Thế vận hội.

    Người đi khai phá

    Chỉ là một trưởng phòng TDTT cấp quận ở TP HCM những năm 80, 90 của thế kỷ trước nhưng tên tuổi ông Trần Thanh Ngữ (Tư Ngữ) trong làng thể thao không ai không biết. "Đứng mũi chịu sào", xây dựng các phong trào xe đạp nữ, sport aerobic nữ, bóng đá nữ, billiards, thể hình nam - nữ để rồi tất cả sau này trở thành nhiều giai thoại về ông Tư Ngữ.

    Cuối những năm 1980, khi làm việc ở Phòng TDTT quận 1, ông Tư Ngữ đã nuôi nhiều ý tưởng về việc xây dựng các môn thể thao cho phái nữ. Nghĩ là làm, ông cho tập hợp các cô gái, đang là VĐV các môn thể thao khác hoặc chỉ cần có sức khỏe tốt, xây dựng một đội bóng đá nữ. Thời ấy, không đơn giản như bây giờ cứ có sân bóng, có người cần nhu cầu tập là xong, ông Tư Ngữ nhiều phen vất vả với "những đứa con" của mình. Đem quân xuống sân bóng đường Trần Bình Trọng (khu vực hồ bơi Lam Sơn bây giờ) để đá với các cầu thủ nam cũng phải kín tiếng.


    Đội bóng đá nữ quận 1 lần hồi được nhiều người biết đến, một phần cũng nhờ ông Tư Ngữ khéo léo đưa đội tháp tùng các cuộc đua xe đạp mà ông luôn là thành viên ban tổ chức như "Về đất mũi Cà Mau", "Xuyên Việt 1985", "Về thăm Trường Sơn 1992", "Về thăm Điện Biên 1994"... Đoàn đua đến đâu, đội bóng nữ được giới thiệu đá giao hữu với các đội nam địa phương, tạo hiệu ứng quan trọng cho các cuộc đua, trong khi đội bóng nữ có cơ hội quảng bá.

    Cùng với đội "Hoa Học trò" mà Giám đốc Sở TDTT Hà Nội Hoàng Vĩnh Giang gầy dựng, đội bóng đá nữ quận 1 ngày càng tạo được tiếng vang và đó là tiền đề để năm 1997, đội tuyển nữ Việt Nam được thành lập rồi vô địch Giải tiền SEA Games tổ chức ở Malaysia. Vài tháng sau, đội giành được thành tích chính thức đầu tiên với bộ huy chương đồng SEA Games tại Indonesia và ông Tư Ngữ có lẽ cho đến tận bây giờ vẫn giữ kỷ lục là trưởng phòng TDTT cấp quận duy nhất giữ chức trưởng đoàn bóng đá quốc gia! Bóng đá nữ Việt Nam mạnh mẽ từ "ao làng" bước ra đấu trường quốc tế, mở ra thời kỳ huy hoàng và rực rỡ với 6 danh hiệu vô địch SEA Games, lọt vào tốp 8 đội mạnh nhất châu Á và có lúc vươn lên vị trí 28 trên bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA.

    Từ năm 1993, Giải Vô địch Thể dục thể hình toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại khu Đại Thế giới (quận 5, TP HCM), thu hút nhiều nam lực sĩ hàng đầu quốc gia tham dự. Để giải đấu này ra đời, ông Tư Ngữ cũng nhiều phen "lên bờ xuống ruộng". Nếu không kiên trì và thiếu dũng khí bảo vệ các nguyên tắc đặt ra, có lẽ thể hình Việt Nam đã không thể tồn tại, chẳng sản sinh ra những nhà vô địch tiếng tăm lẫy lừng châu lục như Lý Đức, Phạm Văn Mách, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phạm Thị Phương Thảo sau này.

    Năm 1997, giải billiards băng "Mừng xuân Đinh Sửu" được tổ chức tại tầng 1 khá chật hẹp của Trung tâm TDTT quận 1, thu hút các cơ thủ hàng đầu của hai miền Nam - Bắc. Đấy được xem là tiền đề của tấm HCV billiards đầu tiên mà cơ thủ Lý Thế Vinh mang về cho thể thao Việt Nam cũng tại kỳ SEA Games tổ chức ở Indonesia cuối năm đó. Việc gầy dựng phong trào billiards cũng "trần ai", như cách nói của chính ông Tư Ngữ khi billiards tồn tại và phát triển tại TP HCM trong suốt hàng chục năm như một trò giải trí thuần túy, có lúc bị xem là cờ bạc. Sau giải "Mừng xuân Đinh Sửu" tại TP HCM, TP Hà Nội cũng tổ chức giải Hà Nội mở rộng 1 tháng sau đó, là cơ sở để hình thành bộ khung đội tuyển billiards - snooker Việt Nam, đem về 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ tại SEA Games 1997 ngay trong lần đầu tiên "mang chuông đi đánh xứ người".

    Cũng với cách làm mang tính đột phá quen thuộc, ông "khai sinh" xe đạp nữ khi cho xe tải chở những Xuân Hồng, Tường Vân cùng đồng đội, tất nhiên với đầy đủ xe đua, ra ngoại thành để tập luyện. Tổ chức Hội thi Khỏe đẹp thời trang thể thao toàn quốc lần đầu tiên vào năm 1990, ông cũng bị đả kích dữ dội nhưng vẫn kiên trì và đã thành công. Tương tự là sport aerobic nữ, thuở ban đầu mang tên thể dục nhịp điệu và tạo dấu ấn mạnh tại chương trình lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 1987 do TP đăng cai... Chương trình kỷ niệm "300 năm Sài Gòn" năm 1998, ông được lãnh đạo TP tin tưởng giao thực hiện nhiều hoạt động lễ hội, trong đó có việc đưa hàng chục chiếc ghe ngo, ghe bầu ở ĐBSCL về đua tài trên sông Sài Gòn. Đó là dấu ấn Tư Ngữ - người dám nói, dám làm và làm những điều ai cũng ngại không dám nghĩ đến!
     

Chia sẻ trang này

Loading...