63 Stravel

Kỳ vọng vào “gam màu mới” của du lịch Huế

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch tại Huế' bắt đầu bởi Yêu Huế, 12 Tháng sáu 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      12 Tháng sáu 2020, 0 Trả lời, 349 Đọc
  1. Yêu Huế

    Yêu Huế Guest

    Khi hoàn thành cầu gỗ lim trên sông Hương, du khách đến Huế đã có không gian lý tưởng để ngắm cảnh. Tiếp theo công trình trên, du lịch Huế tiếp tục có những “gam màu” mới.

    Đánh thức nét đẹp phố cổ

    Di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế để làm đẹp thêm di sản thế giới là một việc làm có ý nghĩa tích cực dành cho sự phát triển của du lịch Huế. Theo Quyết định số 370/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, 4.201 hộ (2.188 hộ chính, 2.013 hộ phụ) sẽ được di dời khỏi khu vực 1 Kinh thành Huế và tái định cư với tổng mức đầu tư khoảng 4.097 tỷ đồng.

    Mục tiêu cụ thể từ năm 2019 – 2021 (giai đoạn 1) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực di tích Kinh thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ). Từ năm 2022 – 2025 (giai đoạn 2) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực các di tích: Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263 hộ). Sau khi di dời dân cư sẽ triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, phục hồi và tôn tạo các yếu tố gốc của công trình di tích trên cơ sở các hồ sơ, tư liệu lịch sử.

    [​IMG]
    Mặt hậu của phố cổ Bao Vinh sau khi được sơn mới. Ảnh: ITN

    Một sự đầu tư cần thiết nữa là việc “đánh thức” nét đẹp của phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) để phục vụ du lịch. Từ tháng 2 đến tháng 5/2020, 54 căn nhà dọc phố cổ Bao đã được sơn mới mặt hậu để tạo cảnh quan đẹp cho phố cổ dọc bờ sông Hương. Ý tưởng này được nhóm Huế Du lịch kết nối (Hue Tourism Connect – HTC) góp ý, đề xuất từ 2016 và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi mạnh thường quân là các doanh nghiệp hỗ trợ sơn để triển khai. Trong đó, Công ty Sơn Hoàng Gia hỗ trợ 50% sơn.

    Tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, HĐND khóa VII diễn ra vào ngày 8/5/2020, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã thông qua quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Huế, nhằm tạo bước phát triển cho thành phố Huế nói riêng và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Trong đó, nhiều du khách đã quan tâm đến dự án Tuyến đường dọc bờ sông Hương (phía Nam) đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công Chúa có tổng mức đầu tư khoảng 120,5 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ từng bước tạo nên một tuyến đường đi bộ – đạp xe hai bên bờ sông Hương kết nối khu vực Thủy Biều với đồi Vọng Cảnh. Bên cạnh đó là dự án Cải tạo chỉnh trang khu vực đồi Vọng Cảnh có tổng mức đầu tư khoảng 13 tỷ đồng nhằm tạo cảnh quan sinh thái nơi đây để tạo điểm nhấn tham quan du lịch.

    Những dự án đặc biệt

    Việc có đoàn xe lửa hơi nước để du khách ngắm cảnh là một ý tưởng lạ và hấp dẫn. Đoàn xe với thiết kế đầu máy, toa xe kiểu Pháp dự kiến sẽ chạy hàng ngày chặng ga Lăng Cô (Huế) đến ga Đà Nẵng từ năm 2021. Đây là cung đường quanh co đẹp nhất của tuyến đường sắt Bắc – Nam với một bên là đèo Hải Vân, một bên nhìn ra Biển Đông. Theo đó, đoàn xe lửa hơi nước sẽ chủ yếu phục vụ khách du lịch và có các toa VIP, toa ngắm cảnh và nhà hàng, bếp. Dự án có tổng vốn đầu tư 81 tỷ đồng. Đây là đề xuất được Cục Đường sắt – Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ từ năm 2018.

    [​IMG]
    Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Ảnh: xeluadian

    Công viên vườn thú đầu tiên của Huế là một ý tưởng tuyệt vời dành cho du khách yêu thích thiên nhiên. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ đã đề nghị các ngành tham mưu cần tìm hiểu các mô hình công viên vườn thú kiểu mẫu ở các nước trên thế giới có điều kiện khí hậu tương tự như ở Huế để thực hiện tại khu đất đồi Thiên An.

    Một điểm nhấn nữa là Festival bốn mùa sẽ được thực hiện từ năm 2022. Dự kiến vào dịp mùa xuân sẽ tổ chức Festival Dân gian Huế; mùa hạ là Festival Huế (năm chẵn) và Festival Nghề truyền thống Huế (năm lẻ); mùa thu là Festival Ẩm thực Quốc tế Huế; mùa đông là Festival Âm nhạc Huế.

    Theo Nguyễn Văn Toàn/GD&TĐ

    Link bài viết: https://huenews.net/j6n7
     

Chia sẻ trang này

Loading...