63 Stravel

KOC là gì? Cách để vận dụng chiến lược KOC Marketing hiệu quả

Thảo luận trong 'Ẩm thực du lịch' bắt đầu bởi TienHoang, 27 Tháng mười 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Miền Nam
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      1,000,000 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      Hồ Chí Minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      27 Tháng mười 2023, 0 Trả lời, 170 Đọc
  1. TienHoang

    TienHoang New Member

    Thuật ngữ KOC ra đời và ngày càng trở nên phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù còn khá mới nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Vậy KOC là gì? Sự Khác biệt giữa KOC và KOL thế nào?

    1. KOC (Key Opinion Costumer) là gì?
    KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường.

    Họ sẽ sản xuất ra những dạng nội dung nêu ra nhận định khách quan về một sản phẩm của nhãn hiệu nào đó để chia sẻ cho những người theo dõi họ. Mặc dù có lượng người theo dõi không cao nhưng bằng chính những trải nghiệm chân thực mà người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng có thể điều hướng được ý định mua hàng của người tiêu dùng.

    KOC có thể xuất thân từ bất cứ ngành nghề nào, họ có thể là một doanh nhân, một người nội trợ hay một bạn genZ,… muốn review đến mọi người những trải nghiệm về sản phẩm mà họ đã sử dụng.

    2. Sự khác biệt của KOC và KOL là gì?
    KOC và KOL thường bị nhầm lẫn nên trong phần này, GoSELL sẽ đi vào so sánh sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì.

    2.1. Mục tiêu sử dụng
    KOC: thường được nhãn hiệu lựa chọn với mục đích tạo sự tin tưởng với khách hàng về sản phẩm qua những review trải nghiệm chân thực.

    Ví dụ: Sự kiện ra mắt dòng dòng sản phẩm mới “Cấy trắng body Senses” của CC. White có sự góp mặt của KOC, họ được mời đến dùng thử sản phẩm và review sản phẩm.

    KOL: được sử dụng KOL với mục đích tăng độ nhận diện và phủ sóng trên thị trường nhiều hơn. Một số KOL sẽ được nhãn hàng lựa chọn để làm đại diện cho thương hiệu.

    Ví dụ: Sơn Tùng MTP được OPPO mời làm đại sứ thương hiệu cho nhiều dòng sản phẩm của hãng. Anh chàng đã chứng minh được độ “hot” của mình khi giúp OPPO tăng độ nhận diện và sự yêu mến trong lòng người tiêu dùng.


    2.2. Tính chủ động
    KOC: Chủ động liên hệ với nhãn hàng, gợi ý yêu cầu kiểm tra đánh giá sản phẩm dịch vụ.

    KOL: Được nhãn hàng liên hệ và đưa ra lời mời quảng cáo, KOL sẽ nhận được một khoản chi phí theo thỏa thuận.

    2.3. Khả năng tiếp cận khách hàng
    KOC: Số follow không phải là yếu tố để xem xét đối với KOC. Họ sẽ là những người trực tiếp bỏ tiền ra mua sản phẩm về sử dụng hoặc liên hệ nhãn hàng nhận sản phẩm để trải nghiệm, review một cách chân thực nhất. Với cương vị là người tiêu dùng đánh giá về sản phẩm nên họ sẽ tiếp cận gần hơn với những người tiêu dùng khác và nhận được sự tin cậy cao hơn.

    KOL: Khi gõ tên các KOL trên công cụ tìm kiếm bạn sẽ có thể thấy được rất nhiều thông tin về họ. Dựa vào số người theo dõi mà KOL được chia thành những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các nhãn hàng thường chủ động liên hệ mời KOL quảng bá sản phẩm với mức chi phí tương xứng. Do vậy, người tiêu dùng cũng sẽ phải cân nhắc nhiều về sản phẩm trước khi tin tưởng và ra quyết định mua.

    2.4. Tính chuyên môn
    KOC: Không cần phải quá am hiểu về sản phẩm vì họ đứng trên cương vị người mua hàng, người tiêu dùng thực tế để trải nghiệm sản phẩm, sau đó sẽ đưa ra các đánh giá chân thực nhất dựa vào cảm nhận cá nhân.

    KOL: có kiến thức chuyên môn sâu về ngành nghề, lĩnh vực cụ thể như những chuyên gia về thời trang, thẩm mỹ, bác sĩ da liễu,…

    3. Xu hướng sử dụng KOC đang lên ngôi
    Trước rất nhiều các khủng hoảng truyền thông của những thương hiệu lớn vì những scandal đến từ những KOL thì hiện tại các doanh nghiệp đã cẩn trọng hơn trong quá trình sử dụng người ảnh hưởng (KOL, Influencer) để quảng bá thương hiệu.

    Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng ngày càng thông thái hơn, thay vì tin tưởng tuyệt đối vào quảng cáo của người nổi tiếng thì họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ trước khi ra quyết định mua. Do vậy, xu hướng KOC Marketing chính là một giải pháp hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp ngày nay áp dụng.

    Trào lưu KOC phổ biến lần đầu tiên là vào năm 2019 ở Trung Quốc sau đó lan rộng và tạo thành một xu hướng mạnh mẽ ở phương Tây và các quốc gia Châu Á. Ngày nay, các thương hiệu thay vì chỉ tập trung đầu tư cho các KOL thì đã sẵn sàng đầu tư cho các KOC để có thể tiếp cận đến người tiêu dùng một cách trực tiếp.

    Trước đây, thương hiệu luôn là người lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng nhưng với sự phát triển của KOL và KOC thì người tiêu dùng cũng đã ở thế chủ động hơn trong việc lắng nghe thương hiệu.

    Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ như vậy, liệu KOC có khả năng thay thế hoàn toàn KOL trong tương lai hay không? Câu trả lời là không. Vì hiện tại, cả KOL và KOC đều có đủ chỗ đứng trong thị trường tiếp thị trực tuyến và cũng tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp mà họ lựa chọn những người có sức ảnh hưởng phù hợp.

    4. Lợi ích của KOC trong hoạt động Marketing
    Key Opinion Consumer mang lại nhiều lợi ích cho chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp. Sau đây là 5 lợi ích nổi bật mà KOC mang lại:

    4.1. Tiết kiệm chi phí
    Thông thường, chi phí để booking KOL thường rất cao và tùy thuộc vào phạm vi cũng như tầm ảnh hưởng mà sẽ có những mức giá khác nhau cho mỗi KOL. Nhưng với KOC thì nhãn hàng chỉ cần chi trả cho họ những khoản tiền hoa hồng dựa trên số đơn hàng họ bán được. Cụ thể từ 7-20% khi thu hút được khách hàng mới và 2-6% đối với khách hàng mua lại, quy đổi ra mức chi phí tối đa chỉ khoảng 15.000 đồng/đơn hàng thành công.

    4.2. Tạo dựng lòng tin của người tiêu dùng
    Trên các video quảng cáo ngày càng xuất hiện nhiều hình ảnh của các KOL nổi tiếng và người tiêu dùng cũng ngày càng nhạy cảm hơn đối với vấn đề quảng cáo. Vì thế, họ luôn cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng những sản phẩm được KOL quảng cáo. Còn với KOC, họ đóng vai trò là những người tiêu dùng nên những đánh giá về sản phẩm, dịch vụ mang tính khách quan và đáng tin cậy. Từ đó, lòng tin của người tiêu dùng cũng cao hơn và KOC chính là chiếc cầu nối hiệu quả giữa khách hàng và thương hiệu.

    4.3. Rủi ro thấp
    Nếu hợp tác với những người có sức ảnh hưởng lớn như KOL thì nhãn hàng sẽ chỉ được cam kết về số lượt tương tác với nội dung họ đăng tải. Nhưng đối với KOC thì nhãn hàng chỉ phải chi trả hoa hồng khi đơn hàng được giao dịch thành công. Thông qua các đường link tracking là nhãn hàng đã có thể nắm được hiệu quả chiến dịch với các chỉ số báo cáo minh bạch.

    4.4. Tăng doanh thu bán hàng
    Hiện nay, những đánh giá chân thực về sản phẩm là yếu tố được khách hàng ưu tiên hàng đầu. Do vậy, những KOC đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc tạo dựng lòng tin của họ với nhãn hiệu. Qua đó, thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng giúp tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

    4.5. Tăng thứ hạng từ khóa SEO website
    Thông qua những bài đăng chia sẻ về sản phẩm được các KOC đăng tải trên các tài khoản của mình hoặc các hội nhóm mà có nhắc đến thương hiệu hoặc gắn kèm link dẫn tới website thì sẽ giúp lượng traffic đổ về tăng lên. Từ đó, thương hiệu sẽ được Google đánh giá cao và đạt được những thứ hạng tốt trên thanh công cụ tìm kiếm.


     

Chia sẻ trang này

Loading...