63 Stravel

Kinh Nghiệm Kinh Doanh Quán Cà Phê Và Những Điều Bạn Cần Biết

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi dungcuphache2021, 8 Tháng ba 2022.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      1,000 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      20 đường số 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      8 Tháng ba 2022, 0 Trả lời, 259 Đọc
  1. Công việc kinh doanh quán cà phê đang ngày càng trở nên phổ biến. Để có thể thành công trên con đường này thực sự đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Một trong những công việc đầu tiên bạn cần phải làm là lập kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả.

    Kinh doanh cà phê có lãi không?
    Cà phê được xem là thị trường hot trong nền kinh tế Việt Nam. Từ thành phố lớn đến thôn quê, đâu đâu ta cũng dễ bắt gặp những quán cà phê len lỏi. Nhiều người lựa chọn hình thức mở quán cà phê để khởi nghiệp bởi sự linh hoạt và tính phổ biến của thị trường này.

    Vậy mở quán cà phê có lãi hay không? Để việc kinh doanh quán cà phê mang lại lợi nhuận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Không riêng gì thị trường ngành cà phê mà tất cả mọi lĩnh vực nếu muốn thành công đều phải có kế hoạch cụ thể.

    [​IMG]
    kinh doanh quán cà phê
    Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê?
    Kế hoạch kinh doanh là tất cả những ý tưởng, định hướng và chiến lược trong một khoảng thời gian nhất định. Việc lập ra kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn đưa ra được nhiều hướng đi đúng đắn. Sau khi vạch rõ đường lối rõ ràng sẽ giúp bạn xác định được cách thức bán hàng hiệu quả.

    Việc lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường để có thể lường trước được hết những rủi ro không đáng có. Đây cũng là yếu tố quyết định đến công việc kinh doanh của bạn có thành công hay không.

    Cách lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê hiệu quả.
    3.1. Xác định đối tượng khách hàng.
    Trong việc kinh doanh, yếu tố quyết định đến sự thành bại là khách hàng. Vì thế hãy xác định rõ đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới là ai? Sở thích của họ ra sao để từ đó lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

    Bạn hãy thử đến một vài quán cà phê, xem menu đồ uống của họ thế nào. Hỏi xem cảm nhận của những vị khách ở đó. Xem phong cách trang trí có gì hay ho. Đặc biệt hãy tham khảo giá để giúp bạn định giá cho menu quán mình.

    [​IMG]
    đối tượng khách hàng quán cà phê
    3.2. Lên ý tưởng trang trí hướng tới khách hàng.
    Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, nhiệm vụ tiếp theo là bạn hãy chọn cho mình một phong cách trang trí phù hợp. Việc xác định mô hình quán cà phê là một tiêu chí quan trọng giúp bạn định hình dấu ấn riêng. Ngoài ra nó sẽ giúp bạn khai thác triệt để nhóm khách hàng mà bạn nhắm đến ban đầu.

    Một số ý tưởng trang trí quán cà phê khá phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo như: cà phê sân vườn, cà phê cóc, cà phê bóng đá,…Hãy tận dụng tối đa mọi không gian trong quán để tạo nên sự ấn tượng khiến khách hàng nhớ đến bạn.

    [​IMG]
    ý tưởng thiết kế quán cà phê
    Trong khâu thiết kế, bạn nên cân nhắc đến cách bố trí bàn ghế, ánh sáng, lựa chọn màu sắc,… Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế thì tốt nhất bạn nên thuê dịch vụ thiết kế. Với mức chi phí chỉ khoảng 5 triệu đồng bạn sẽ có ngay một không gian quán đẹp, thu hút khách.

    3.3. Tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp tin cậy.
    Với một thị trường phát triển như ngành cà phê, hiện nay có rất nhiều thương hiệu và nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên vì mục đích lợi nhuận nên không phải nhà cung cấp nào cũng đảm bảo được chất lượng cà phê đạt chuẩn.

    Lựa chọn nguồn nguyên liệu tốt là một khâu vô cùng quan trọng. Chất lượng nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định đến chất lượng đồ uống. Đồng thời giá nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hợp tác với nhà cung cấp uy tín sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng nguyên liệu và giá thành hợp lý giúp bạn mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

    [​IMG]
    lựa chọn nhà cung cấp cà phê uy tín
    Trước khi lựa chọn một nhà cung cấp nào bạn cần tìm hiểu xem họ có phải là cơ sở uy tín? Sản phẩm có đa dạng hay không? Có nhiều chính sách hỗ trợ cho quán cà phê hay không? Và tất nhiên, sau khi lựa chọn được nhà cung cấp ưng ý thì bạn nên giữ mối quan hệ lâu dài với họ. Không nên thay đổi quá nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu trong thời gian ngắn.

    3.4.Lựa chọn mặt bằng mở quán phù hợp.
    3.4.1. Chọn vị trí mở quán nhắm đến đối tượng khách hàng.
    Việc lựa chọn mặt bằng cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc kinh doanh của bạn. Hãy xét đến đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến để lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp. Nếu khách hàng hướng đến thuộc tầng lớp bình dân thì bạn nên lựa chọn vị trí mở quán gần các khu công nghiệp, trường học. Còn nếu đối tượng khách hàng của bạn thuộc phân khúc cao hơn thì nên mở quán gần những trung tâm thương mại, khu vực trung tâm thành phố.

    3.4.2. Chọn vị trí thuận lợi, có khu vực để xe.
    Hãy ưu tiên chọn những địa điểm có giao thông thuận tiện. Có vỉa hè thoáng rộng để khách hàng có thể để xe. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc đến khu vực để xe vào những thời điểm quán đông khách.

    Hãy đảm bảo rằng quán cà phê của bạn nằm ở khu vực dễ thấy. Nếu bạn lựa chọn vị trí khó tìm thấy, nằm sâu trong các con hẻm thì chắc chắn việc kinh doanh của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.

    [​IMG]
    vị trí mở quán cà phê
    3.4.3. Xem xét diện tích mặt bằng.
    Với mỗi mô hình quán cà phê sẽ có nhu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Căn cứ vào mô hình kinh doanh mà bạn hướng tới sẽ có kế hoạch lựa chọn diện tích mặt bằng phù hợp. Những mô hình như quán cà phê cóc, cà phê take away thì không cần phải quá nhiều diện tích. Ngược lại những mô hình như cà phê sân vườn, cà phê hiện đại lại yêu cầu không gian rộng rãi, thoáng mát.

    3.4.4.Quan tâm đến thời hạn thuê mặt bằng.
    Yếu tố về mặt thời gian là điều bạn không thể bỏ qua khi thuê mặt bằng. Thông thường, khi mở quán cà phê bạn phải mất từ 1 đến 2 năm để có thể thu hồi vốn. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh cà phê thì nên cân nhắc kỹ đến thời hạn thuê mặt bằng. Hầu hết các hình thức cho thuê hiện nay đều tạo điều kiện cho người thuê, bạn có thể thuê theo tháng, theo quý, theo năm.

    Tham khảo nhiều nơi cho thuê khác nhau và thương lượng kỹ về mức giá để đảm bảo chi phí không bị đội lên quá cao. Thống nhất mức giá thuê ban đầu, tránh tình trạng tự ý tăng giá thuê vì hợp đồng không rõ ràng.

    3.5. Chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết.
    Để có thể bắt đầu việc kinh doanh, việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và thủ tục theo quy định của pháp luật là điều cần thiết. Bạn cần lưu ý một số loại giấy tờ và thủ tục cần có sau:

    • Giấy phép kinh doanh lĩnh vực quán cà phê.
    • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh.
    • Xác định các loại thuế phải nộp theo quy định hiện hành của nhà nước.
    Sau khi xác định được những loại giấy tờ và thủ tục cần thiết, bạn hãy tìm hiểu về quy trình, thủ tục, nơi nhận hồ sơ để tiến hành đăng ký.

    3.6. Tuyển chọn và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp.
    Nhân viên phục vụ được xem là bộ mặt đại diện cho quán của bạn. Họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên bạn hãy trang bị cho nhân viên những kiến thức chăm sóc khách hàng cơ bản nhất. Một số kỹ năng mà mọi nhân viên cần trang bị như:

    • Luôn tươi cười chào hỏi khi khách hàng bước vào quán.
    • Luôn lắng nghe, tìm hiểu mong muốn của khách hàng.
    • Tìm chỗ ngồi nhanh chóng cho khách.
    • Tư vấn kỹ càng các thức uống trong menu.
    • Lắng nghe những góp ý của khách hàng.
    Là người làm chủ, bạn cần thể hiện một thái độ chuyên nghiệp với khách hàng để nhân viên noi gương.

    [​IMG]
    kỹ năng phục vụ của nhân viên
    Những kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê cần học.
    4.1. Học về cách quản lý.
    Một lý do khá phổ biến khiến nhiều quán cà phê phải đóng cửa sớm là do người chủ không biết cách quản lý. Sự phân chia công việc và quá trình giám sát nhân viên chưa sát dẫn đến quy trình quản lý đi sai hướng. Những kỹ năng quản lý cần thiết khi có ý định làm chủ quán cà phê mà bạn cần lưu ý:

    Thứ nhất là kế toán, bạn phải nắm được các khoản thu chi, lời lỗ, các khoản thuế của cửa hàng.

    Thứ hai là kỹ năng quản lý nhân sự. Nắm bắt được tâm lý của nhân viên, phân chia công việc phù hợp để họ có thể phát huy được hết năng lực. Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp bạn xây dựng được một đội ngũ nhân viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao.

    Cuối cùng là duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng. Việc tạo nên mối quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp bạn nhận được mức giá ưu đãi hơn, nguồn hàng chất lượng hơn.

    4.2. Học về cách pha chế.
    Nhiều bạn khi đọc đến đây chắc hẳn sẽ thắc mắc rằng làm chủ thì cần gì đi học pha chế? Trên thực tế, nếu bạn là người bỏ tiền ra và tự vận hành thì việc có kiến thức về pha chế là điều cần thiết.

    Khi có kiến thức pha chế, bạn có thể đào tạo trực tiếp cho nhân viên và giám sát quá trình pha chế. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng thức uống mà bạn hướng đến cho khách hàng của mình.

    Đặc biệt, biết kỹ năng pha chế, bạn có thể tự tạo cũng thức uống ghi dấu ấn riêng, điều này rất quan trọng trong việc kinh doanh.

    Lời Kết: Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của bạn sắp tới. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đồng hành cùng 90S Coffee.
     

Chia sẻ trang này

Loading...