63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Kinh nghiệm chụp hình "sống ảo" khi độc hành

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi Việt Báo, 18 Tháng sáu 2018.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      18 Tháng sáu 2018, 0 Trả lời, 597 Đọc
  1. Việt Báo

    Việt Báo Guest

    Trong chuyến du lịch một mình, bạn trẻ làm thế nào để lưu giữ những khoảnh khắc? Hải Yến, cô gái từng đi xuyên Việt, sẽ chia sẻ bí quyết "sống ảo".
    Tự chụp ảnh cho bản thân là điều vất vả và góc chụp cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, trong những chuyến phượt độc hành hay đi cùng những người bạn chụp ảnh không ưng ý, việc chủ động tạo ra bức ảnh cho mình là cần thiết. Bạn cần trang bị phụ kiện lẫn kỹ năng đầy đủ để phục vụ mục đích "sống ảo".

    [​IMG]
    Bức ảnh Yến tự chụp cho mình trên đường ra Cực Đông, Mũi Đôi 2 năm trước.​

    Phụ kiện

    Thiết bị chụp ảnh: Yến sử dụng máy ảnh Fujifilm X100T, rất nhỏ gọn cùng phong cách cổ điển. Máy công lực mạnh, có đầy đủ kết nối Wi-Fi và remote (điều khiển từ xa). Bên cạnh đó, một điện thoại di động có đầy đủ tính năng với độ phân giải lớn, chụp hình đẹp.

    Dụng cụ hỗ trợ: Tripod, gậy tự sướng.

    Tripod Victory: Chiếc Tripod này rất cao nên dễ căn góc, có chân khá chắc, đứng được ở những địa hình không bằng phẳng. Bạn đừng tiếc tiền mà mua gậy rẻ quá vì nó sẽ rất yếu, gió to có thể làm đổ, hỏng máy.

    Gậy tự sướng Mefoto MK10: Thường có remote kết nối bluetooth điều khiển từ xa. Chân có 3 kiềng đứng được trên mặt phẳng.

    [​IMG]
    Dụng cụ cần cho việc "sống ảo" một mình là máy ảnh, điện thoại, Tripod và gậy tự sướng.​

    Một bức ảnh "sống ảo" có gì?

    Background đẹp, hài hòa: Yến luôn thích sự đơn giản trong màu sắc và phong cảnh nên thường hướng tới những nền cảnh đơn giản, có chiều sâu, không quá nhiều màu sắc rối rắm.

    Thiên nhiên hoang sơ, mảng tường một màu cũng là background yêu thích của Yến. Đặc biệt, nó cần có ánh sáng tự nhiên.

    Bố cục hợp lý: Bạn phải nắm được bố cục cơ bản nhất trong nhiếp ảnh: “1/3 dọc của bức ảnh”, “chính giữa” và đường chân trời, các yếu tố thiên nhiên phải luôn cân đối trước khi chụp.

    [​IMG]
    Background đẹp và ấn tượng là yếu tố không thể thiếu cho một bức ảnh trong chuyến đi phượt.​

    Tạo dáng và thần thái: Điều này rất quan trọng cho một bức ảnh "sống ảo" và phong cách. Cơ bản có 2 kiểu ảnh là: Show Face và So Deep.

    Show Face: Kiểu ảnh mà gương mặt bạn nhìn thẳng vào máy và cười. Những bức ảnh này thường không kích thích và tạo cảm hứng cho người xem, dễ dẫn tới sự nhàm chán đơn điệu.

    So Deep (thần thái): Kiểu ảnh du lịch dễ gây cảm hứng mạnh mẽ và truyền tải tâm tư tới người xem thông qua thần thái mà bạn thể hiện. Nói cách khác là thổi hồn vào cảnh.

    Yến là tín đồ của “So deep”. Những bức ảnh kiểu này thường có gương mặt hoặc dáng người quay nghiêng, nụ cười một nửa, đeo kính râm hoặc thậm chí là chụp từ phía sau lưng, cúi mặt, nhìn lên trời, đôi khi chỉ là đứng thẫn thờ… Bạn cũng có thể nhìn thẳng máy ảnh nhưng ánh mắt ngây dại, ngạo mạn hoặc cảnh chạy xe, ngồi uống nước, nhìn xa xăm…

    [​IMG]
    Những bức ảnh "so deep" thường kích thích và đem đến cảm hứng nhiều hơn cho người xem.​

    Nói chung, bạn hãy cố gắng tái hiện những hành động bình thường nhất. Càng bình thường càng tạo nên thần thái cho bức ảnh. Những bức ảnh này thường đòi hỏi trang phục, phụ kiện đi theo và phải có màu sắc, phong cách ăn nhập vào cảnh thì sẽ vô cùng "ngầu" và "chất".

    "Sống ảo" thôi!

    Nhờ người lạ chụp: Nhờ người khác chụp nhưng hãy luôn chủ động căn sẵn góc ảnh, bố cục khung hình và nhắm trước vị trí mình đứng. Bạn có thể gắn sẵn Tripod và cố định góc rồi nhờ người khác ấn hộ.

    [​IMG]
    Bức ảnh Yến nhờ người lạ chụp, nhưng đã dựng sẵn góc và bố cục, chỉ nhờ ấn liên tiếp giúp.​

    Tự chụp: Đã không còn thời căn đồng hồ cho máy ảnh rồi chạy hộc tốc về tạo dáng. Hai năm trở lại đây, Yến thường tự chụp cho mình bằng chức năng remote, giúp thoải mái và chủ động hơn.

    Chụp bằng điện thoại: Yến dùng gậy tự sướng MeFoto MK10 có bluetooth kết nối với điện thoại để điều khiển từ xa bằng thanh remote cầm rời. Gậy có 3 kiềng có thể đứng trên mặt phẳng.

    Gậy tự sướng không chắc có thể đứng vững trên nhiều bề mặt và khi có gió cũng không đủ cao để chụp được nhiều góc. Do vậy, khi cần chụp bằng điện thoại, Yến thường “lợi dụng” kẹp điện thoại và thanh remote của gậy tự sướng. Thao tác chụp như bình thường, chỉ khác là điện thoại được gắn trên Tripod vững chắc hơn rất nhiều.

    Chụp bằng máy ảnh: Máy ảnh của Fujifilm có ứng dụng Camera remote trên điện thoại, Sony có PlayMemoriesMobile nên bạn có thể kết nối máy ảnh với điện thoại qua app này để điều khiển chụp từ xa trên điện thoại mà không cần ấn trên máy ảnh.

    Việc kết nối có ưu điểm tuyệt vời là hình ảnh trên máy ảnh được truyền đến màn hình điện thoại giúp bạn chủ động tạo dáng. Ngoài ra, màn hình điện thoại có thể điều chỉnh lấy nét, cài đặt các thông số cơ bản và tải ảnh về điện thoại với dung lượng gốc.

    [​IMG]
    Bức ảnh Yến chụp bằng máy ảnh, sử dụng Tripod ở con đường xuyên sa mạc, Bàu Trắng, Bình Thuận.​

    Với các máy ảnh không có chức năng Wi-Fi và kết nối remote, bạn đành phải hẹn 10 giây, căn chỉnh góc, bố cục rồi chạy ra vị trí nhắm trước, khá vất vả. Tuy nhiên, đừng vội vã mà cứ bước đi và đếm trong miệng từ 1-10 cùng với máy, bạn sẽ nắm được khoảnh khắc chụp.

    Edit và chuẩn bị

    Yến thường edit ảnh trên điện thoại và đăng luôn với ứng dụng Snapseed và VSCO.

    [​IMG]
    Với Yến, xử lý những bức ảnh sau khi chụp sẽ đem đến phong cách cho riêng mình.​

    Snapseed: Yến thường dùng để kéo sáng tối, tương phản, môi trường, độ ấm và độ nét chi tiết. Ngoài ra, Snapseed còn có một công dụng hay nữa là xóa những chi tiết nhỏ xấu xí và thừa trên ảnh như cái mụn to đùng trên mặt...

    VSCO: Yến thường dùng 2 màu chủ đạo là A6 và C7. 95% ảnh của Yến dùng màu A6, chỉ một số ít mới dùng C7. Nhiều bạn thắc mắc tại sao cũng A6, mà không ra tông màu như vậy? Câu trả lời nằm ở thanh công cụ kéo chỉnh. Mỗi ảnh có một ánh sáng, tông màu khác nhau nên kéo chỉnh khác nhau. Vì vậy, bạn hãy căn chỉnh sao cho hợp lý nhé!

    VietBao.vn
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh