63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Khác Vãn cảnh cổ tự xứ Kinh Bắc

Thảo luận trong 'Vé tàu, xe và tour du lịch' bắt đầu bởi kophaithach1, 2 Tháng một 2018.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      2 Tháng một 2018, 0 Trả lời, 781 Đọc
  1. kophaithach1

    kophaithach1 Guest

    Bắc Ninh nổi tiếng là mảnh đất có nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc với hàng nghìn các di tích lịch sử lớn nhỏ. Trong đó, nếu không kể đến chùa Phật Tích và đền Đô thì quả là một thiếu sót.
    Nằm ở sườn nam núi Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ độc đáo thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách du lịch chùa Phật Tích thập phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.

    [​IMG]

    Chùa Phật Tích, hay còn gọi là chùa Vạn Pháp, được xây dựng vào năm 1057 bởi vua Lý Thánh Tông. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông tiếp tục cho xây dựng một tháp cao, sau khi tháp đổ mới hiện ra bên trong là một tượng phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát vàng. Từ đó, thôn làng cạnh chùa đổi tên thành Phật Tích để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này. Chùa tiếp tục được mở rộng và tu bổ bởi nhiều đời vua tiếp sau như Trần Nhân Tông, Trần Nghệ Tông, Lê Hy Tông… Trong đó đợt trùng tu lớn nhất là ở thời vua Lê Hy Tông năm 1686, cũng sau đợt xây dựng tu bổ này chùa được đặt tên là chùa Vạn Phúc.

    Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Phật Tích bị tổn hại khá nhiều và bị đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947. Từ năm 1954, chùa mới được khôi phục lại dần dần. Năm 1959, bộ Văn Hóa cho xây dựng lại 3 gian chùa nhỏ để đặt pho tượng A-di-đà quý giá. Đến năm 1962, chùa Phật Tích vinh dự được công nhận di tích lịch sử – văn hóa quốc gia và xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đến nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường đón khách, 5 gian bảo thờ Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian thờ thánh Mẫu.

    Về kiến trúc, chùa Phật Tích mang đậm nét kiến trúc thời Lý thể hiện qua 3 bậc nền bạt vào sườn núi, được bao quanh bởi những tảng đá hình khối hộp chữ nhật. Nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên, nền thứ 2 là những kiến trúc cổ nay đã không còn, nền thứ 3 cao nhất có một ao chữ nhật gọi là Long Trì (ao Rồng).

    Nét độc đáo trong kiến trúc chùa Phật Tích còn thể hiện qua những điêu khắc đá còn sót lại. Trước tiên phải kể đến chính là pho tượng đá A-di-đà (cũng có người cho đó là tượng Thích Ca, có người gọi là Thế Tôn). Thân tượng được tạo bằng chất liệu đá xanh nguyên khối cao 4,7 mét tạc trong tư thế ngồi kết già trên tòa sen. Hai bàn tay để ngửa, chồng lên nhau, đặt trên đùi. Lớp áo ngoài buông xuống phủ kín đôi chân. Thân tượng thanh mảnh, ngồi với tư thế hơi dướn lên phía trước, khuôn mặt hiền dịu, đầy nữ tính, khẽ mỉm cười. Tiếp theo là tượng người chim mang trống cơm trước ngực, rồi đến chân cột đá chạm khắc dàn nhạc công đang biểu diễn với các nhạc cụ trống cơm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thập lục, tiêu, sáo, nhị, trống da. Ngoài ra, còn có 10 bức tượng linh thú bằng đá cao 10m gồm: sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.

    Chùa Phật tích còn có khu bảo tháp gồm 32 ngọn tháp phần lớn xây dựng từ thế kỷ 17 bằng gạch và đá phía sau sân nền. Đây là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở chùa. Ngọn tháp lớn nhất là tháp Phổ Quang, cao 5,1m gồm: đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.

    Chùa Phật Tích ngày nay đã được sửa chữa, tu bổ tương đối nhiều, nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới, một số tháp đã được tu sửa, ao Rồng, giếng Ngọc đã được khơi vét. Đặc biệt, tượng nhục thân Chuyết Công đã được phục chế, bảo quản trong khám kính với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại. Năm 2009, chùa Phật Tích còn tổ chức khai quang trưng bày tượng Phật ngọc được tạc từ 1 khối ngọc thạch nặng 18 tấn, đây được coi là bức tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới.

    Với giá trị lịch sử- văn hóa lâu đời và độc đáo, chùa Phật Tích ngày càng có nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa và thắp hương vãn cảnh.

    [​IMG]

    Đền Đô hay còn được biết đến với cái tên là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện, thuộc xóm Thượng, xã Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc.

    Đền Đô là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của Nhà Lý bao gồm: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông.

    Đền Đô được Lý Thái Tông cho xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030.
    Theo như nghiên cứu và đánh giá của các bậc thầy về phong thủy thì đền Đô được tọa lạc ở nơi đắc địa, vượng khí, phong thủy tốt, vì vậy nơi đây đã được chọn làm nơi thờ cúng các vị vua nhà Lý.

    Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch hàng năm để kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn lên ngôi. Đây là một trong những ngày hội lớn tại Bắc Ninh, vì vậy thu hút khá nhiều du khách tour du xuân 2018 hành hương thể hiện thành kính và sự nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh