63 Stravel

Hướng Dẫn 4 Cách Làm Trà Gừng Khô Đơn Giản, Dễ Làm

Thảo luận trong 'Ẩm thực du lịch' bắt đầu bởi phuocdinh123, 4 Tháng mười hai 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Kinh Nghiệm
    3. Tình trạng:

      Giới thiệu
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      203 đường số 3 phường 9 gò vấp ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      4 Tháng mười hai 2023, 0 Trả lời, 266 Đọc
  1. phuocdinh123

    phuocdinh123 New Member

    Lợi ích khi uống trà gừng khô
    Trà gừng khô thường được biết đến với các lợi ích như giải cảm, giảm đau đầu,… tuy nhiên loại trà này còn có các công dụng như sau:

    Làm ấm cơ thể
    Gừng khô có tính nóng do đó rất tốt trong việc làm ấm cơ thể từ bên trong. Vào những ngày gió lạnh hoặc bị dính mưa, bạn có thể làm một tách trà gừng khô nóng để tránh bị cảm lạnh cũng như giữ ấm cho cơ thể.

    Tốt cho hệ tiêu hóa
    Trà gừng khô sẽ giúp bạn kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, chống bị đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn đang bị lạnh bụng, bụng đau âm ỉ và rối loạn tiêu hóa thì một tách trà gừng sẽ làm dịu các triệu chứng này. Đồng thời, loại trà này cũng rất tốt cho người bị viêm tá tràng.

    Trà gừng khô rất tốt khi bị cảm lạnh
    Uống trà gừng khô trong lúc bị cảm sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, giãn các mao mạch, làm nóng đường hô hấp và từ đó tình trạng bị nghẹt mũi cũng sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, hai hợp chất quan trọng là gingerol và shogao được tìm thấy trong gừng còn có thể đẩy lùi bệnh hen suyễn bằng cách giảm viêm đường hô hấp.
    Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
    Để các làm trà gừng khô đơn giản hơn, trước hết bạn cần chọn ra những củ gừng tươi với các đặc điểm như sau:

    • Dễ gãy, không có nhiều chất xơ
    • Hương vị cay nồng, mạnh mẽ
    • Vỏ gừng sáng bóng, mỏng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn móng tay vào vỏ.
    Nếu chọn phải những củ gừng không tươi, không đậm hương vị thì khó có thể làm ra thành phẩm như bạn muốn. Do đó, bước đầu tiên này rất quan trọng mà bạn cần lưu ý.

    [​IMG]
    Chọn ra những củ gừng tươi để các cách làm trà gừng khô trở nên dễ dàng hơn!

    Bước 2: Xử lý và chế biến
    Tiếp theo, bạn cần tiến hành xử lý và chế biến theo các bước đơn giản như sau:

    • Rửa sạch với nước lạnh
    • Gọt vỏ
    • Cát thành những lát dày
    Bước 3: Sử dụng các phương pháp sấy khô
    Để có thể làm ra gừng khô, bạn có thể sử dụng các phương pháp như sau:

    • Phơi sấy dưới nắng
    Đầu tiên, bạn cần đặt các lát gừng lên một cái khay, đảm bảo là chúng không bị đè chồng lên nhau. Sau đó, đặt khay ở nơi có nắng trong 8 tiếng/ngày. Thực hiện liên tục như vậy trong 3 ngày – 1 tuần.

    • Sử dụng máy khử nước thực phẩm
    Nếu nhà bạn có loại máy này, bạn có thể đặt các lát gừng khay khử nước và cũng đảm bảo là chúng bị chồng lên nhau. Sau đó, sấy khô ở nhiệt độ 135 độ F (tức 57 độ C) từ 3-4 tiếng. Với cách làm trà gừng khô này, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với phương pháp trên.

    • Sử dụng lò nướng
    Bạn tiến hành đặt các lát gừng lên khay tương tự như hai phương pháp trên, sau đó để nướng trong nhiệt độ 150 độ F (tức 66 độ C) từ 1-2 tiếng. Cuối cùng là làm mát gừng thêm 1 tiếng nữa. So với cách làm trà gừng khô ở phương pháp thứ 2, bạn có thể tiết kiệm thời gian hơn và mau chóng thu được thành phẩm.

    Bước 4: Thu thành phẩm và bảo quản
    Để hoàn tất các cách làm trà gừng khô, bạn cần thu các thành phẩm và bảo quản trong hộp kín hoặc túi nhựa, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời hạn sử dụng sẽ là từ 5-6 tháng sau khi sấy khô.
    Xem thêm Tại đây
     

Chia sẻ trang này

Loading...