63 Stravel

Hành Trình Qua Mảnh Đất Thiêng Tây Tạng, Đẹp Quá Các Mẹ Ạ.

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi invalid@example.com, 14 Tháng năm 2019.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      14 Tháng năm 2019, 0 Trả lời, 482 Đọc
  1. Tôi muốn đặt chân đến Tây Tạng, nơi không chỉ con người được qu‎ý trọng mà mỗi con sông, mỗi hồ nước, mỗi ngọn núi đều mang một ‎ý nghĩa tâm linh đặc biệt nào đó.
    Mê mải nghiền ngẫm “Thiên táng”, khi trang cuối cùng của cuốn sách ấy gấp lại, trong tôi trỗi lên một cảm xúc trào dâng với cánh đồng cỏ bao la, những dãy núi quanh năm tuyết phủ trắng xóa, và hình ảnh người phụ nữ trong bộ áo dài Tây Tạng,… nhòa đi trong nước mắt. Và tôi, lúc đó đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ theo dấu chân tình yêu của người phụ nữ ấy, đi qua mười ba ngọn núi thiêng, chạm tay lên những gò đá Mã Ni cầu nguyện, tìm hiểu về thiên táng, nhúng tay xuống mênh mông nước hồ thiêng,…

    Những mảng màu kỳ diệu
    [​IMG]
    Đặt chân đến Lhasa, chúng tôi choáng ngợp bởi những màu sắc ở nơi đây. Ấn tượng đầu tiên về Lhasa chính là “những ô cửa sắc màu” đầy hoa và nắng. Màu nắng. Không ai nhìn thấy màu của nắng, nhưng người ta có thể cảm thấy nó khi những màu sắc khác trở lên tươi hơn trong nắng. Những mảng tường vàng và nâu đỏ của các tu viện ánh lên rực rỡ dưới nền trời xanh thẳm.

    Bầu trời cao, xanh trong vắt, thăm thẳm, ngăn ngắt, bất tận, miên man. Tôi thấy ngôn từ của mình bất lực, nhưng tôi hạnh phúc vì đã cảm nhận được nó, thấy nó, và theo nó trong suốt hành trình. Trước mắt tôi, qua cửa kính ôtô, qua khung cửa sổ của phòng trọ, khi tôi nằm bên bờ hồ ngước mắt lên nhìn trời,… lúc nào tôi cũng thấy màu xanh ấy.

    Màu trắng của mây, màu trắng của tuyết và của những mảng tường nhà. Màu trắng của khăn Khata (khăn Khata trắng bày tỏ sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng, người ta trao khăn Khata trắng như một sự ban phước lành hay một lời chúc cát tường). Bầu trời được tô điểm bởi những áng mây bồng bềnh, khi thì trôi lơ lửng, lúc lại tràn ngập trên các đỉnh núi tuyết tạo nên cảnh tượng như chỉ có trên chốn thần tiên.

    Những hàng cờ phướn năm màu: trắng, đỏ, lục, vàng, lam, trên có viết những lời cầu nguyện tung bay trong gió. Người Tạng tin rằng, mỗi lần gió thổi cũng chính là lúc những câu kinh được tụng niệm gửi tới các vị thần linh, tới Đức Phật trên trời, đó cũng là một cách thể hiện niềm tin tôn giáo của họ. Đâu đâu cũng thấy những dải cờ phướn như thế: trước cửa nhà, trên những con phố, bên bờ hồ, trên những đỉnh núi, đặc biệt là trong các tu viện,…

    Niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo
    [​IMG]
    Đi đến đâu trên đất Tây Tạng, chúng tôi cũng đều bắt gặp những người Tạng tay lần theo tràng hạt hoặc cầm pháp cụ có tên là bánh xe pháp luân, vừa đi vừa quay theo chiều kim đồng hồ và niệm chú “Om mani padme hum” ở mọi nơi, mọi lúc. Thậm chí, khi chúng tôi bước chân vào một quán hàng ở Darchen, bà chủ quán còn mải mê tụng niệm đến mức không biết chúng tôi đã vào quán tự bao giờ.

    Ở Tây Tạng có rất nhiều tu viện từ nhỏ đến lớn. Những người mộ đạo thực hiện nhiều nghi thức như Tam bộ nhất bái, hay bái lạy thần linh họ chắp tay giơ cao quá đầu, đưa xuống ngực, rồi cúi xuống và rạp lạy toàn thân, họ còn thường đi kora (vòng quanh) các tu viện hay núi thiêng để thể hiện sự thành kính của mình. Hầu hết người Tây Tạng có chung một tinh thần tôn giáo, bởi họ đều được sinh ra từ nắng, từ gió, từ núi tuyết và thảo nguyên. Họ tin rằng con người sinh ra từ tự nhiên, rồi chết đi cũng tan biến vào tự nhiên, chỉ có vòng tròn pháp luân là cứ quay, quay mãi...

    Nguồn: Vnlives.com

    Vì quá dài, các mẹ đọc tiếp bài đầy đủ tại trang chủ nhé: https://vnlives.com/2019/05/14/kham-pha-manh-dat-thieng-tay-tang/
     

Chia sẻ trang này

Loading...