63 Stravel

Hà Nội Quy mô kiến trúc độc đáo của chùa Trăm Gian

Thảo luận trong 'Vé tàu, xe và tour du lịch' bắt đầu bởi kophaithach1, 14 Tháng mười hai 2017.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      14 Tháng mười hai 2017, 0 Trả lời, 750 Đọc
  1. kophaithach1

    kophaithach1 Guest

    Chùa Quảng Nghiêm còn gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.
    Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) được khởi dựng từ đời Lý Cao Tông (1176-1210) đã bị phá dỡ Nhà tổ và Gác khánh để xây lại mới trong những ngày cuối tháng 8 năm 2012 – thật quá đau xót cho một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

    [​IMG]

    Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.

    LỊCH SỬ CHÙA

    Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ , Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.

    Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.

    Chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch tâm linh gần xa đền tham quan hàng năm và hiện đang được tu bổ xây dụng lại ao sen , gác chuông và 100 gian chùa để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian được Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.

    Chùa có tên là Quảng Nghiêm tự, ở xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Xã Tiên Phương xưa kia là xã Tiên Lữ nên chùa này cũng thường được gọi là chùa Tiên Lữ. Sở dĩ chùa có tên là Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà.

    Theo một số tài liệu, chùa được xây dựng từ thời Lý Cao Tông (1176-1210). Nhưng ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều triều đại.

    Chùa có 3 cụm kiến trúc chính. Cụm thứ nhất ở cửa vào, gồm 2 quán, trước đây dùng làm nơi đánh cờ người trong ngày hội. Gần đấy có ngôi nhà có tên là Giá Ngự, vì là nơi đặt kiệu “thánh” trong lễ rước thánh, đó cũng là nơi xem rối nước diễn trên hồ.

    [​IMG]

    Cụm thứ hai là tòa gác chuông đẹp, có 2 tầng mái. Tầng trên treo quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794) có bài minh của tiến sĩ Trần Bá Lãm.

    Qua các bậc đá có lan can chạm rồng, ta đến cụm kiến trúc thứ ba là ngôi chùa chính, gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa có hơn 150 pho tượng, phần lớn bằng gỗ, một ít đắp bằng đất. Đặc biệt ở gian giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời Trần.

    Trên là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bốn góc có hình chim thần Garuda. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệ này có niên đại thời Mạc. Trên bệ đặt các tượng Phật Tam thế.

    Ở gian bên trái, phía dưới tượng Quan Âm tống tử, là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông - một tướng lĩnh Tây Sơn mà sự tích được ghi lại trên khối bia vuông bốn mặt đặt ở bái đường. Bài bia do Phan Huy Ích soạn và Ngô Thì Nhậm nhuận sắc. Đây chỉ là một bản sao năm 1927, chép lại từ bài bia soạn năm 1794.

    Gian bên phải là khám thờ “đức Thánh Bối” Nguyễn Bình An, vị thánh đã được thờ ở chùa Bối Khê. Tượng thánh làm bằng mây đan ngoài bọc vải phủ sơn.

    Hai bên là dãy hành lang. Trong cùng là nhà thờ Tổ. Ở giữa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).

    KIẾN TRÚC

    Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian" thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính:

    Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.

    [​IMG]

    Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai, 1794. Trên chuông có khắc một bài minh của Phạm Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.

    Du khách tour chùa Trăm Gian lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một cỗ trống lớn, đường kính 1 m và một tấm khánh đồng dài 1,20 m, cao 0,60 m đúc năm 1749, Cảnh Hưng thứ 10 . Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời nhà Trần. Trên bệ đá là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bón góc có hình chim thần. Trên bệ đặt các tượng Phật tam thế. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối... Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406).

    Trong chùa có tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh nhà Tây Sơn, chỉ huy đạo quân đánh vào phía nam Thăng Long. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vải sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông
     

Chia sẻ trang này

Loading...