63 Stravel

Hà Nội Không khí náo nức của lễ hội đền Tiên La

Thảo luận trong 'Vé tàu, xe và tour du lịch' bắt đầu bởi kophaithach1, 2 Tháng một 2018.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      2 Tháng một 2018, 0 Trả lời, 575 Đọc
  1. kophaithach1

    kophaithach1 Guest

    Đền Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình) có quy mô lớn và kiến trúc đẹp, đã được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1986. Đền thờ Mẫu Tiên La - Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục (hay còn gọi Bát Nàn tướng quân), một nữ tướng lừng danh dưới thời Hai Bà Trưng, đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc.
    Kiến trúc Đền Tiên La

    Đền Tiên La Thái Bình
    được xây trên gò Kim Quy với diện tích gần 6.000m², theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ “Tiền nhất - Hậu đinh”, từ cột, kèo đến đao mái uốn cong với kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum suê, xanh tốt.
    [​IMG]

    Đền Tiên La gồm các công trình chính như: tam quan ngoại, tam quan nội, Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Qua tam quan ngoại, sân đền là đến tam quan nội, hai bên có Lầu cậu, Lầu cô. Đi tiếp sẽ đến nhà Tiền tế gồm 5 gian, được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu các họa tiết như “Long - Lân - Quy - Phượng” đan xen với “Thông - Trúc - Cúc - Mai”. Tại đây còn có những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nạn.

    - Kế tiếp là nhà Trung tế của Đền Tiên La, được xây dựng theo kiểu nhà phương đình, kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng đều bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá... Các cột, kèo được chạm khắc rất tinh xảo, trong đó 4 cột cái chạm tứ linh, 12 cột quân chạm long vân, 8 xà chạm “Thông - Trúc - Cúc - Mai” đan xen “Long - Lân - Quy - Phượng”, sườn cột và 8 kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện.

    - Đi sâu vào bên trong Đền Tiên La sẽ đến Hậu cung được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, gồm 3 gian: trong đó gian giữa đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân, xung quanh thờ các tướng sỹ của Bà; cùng gian bên trái thờ thân phụ, và gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Trên nóc Hậu cung treo bức đại tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh”. Tương truyền, đây còn là nơi đặt mộ của Bát Nạn tướng quân.

    [​IMG]

    Cùng với kiến trúc đặc sắc, đền Tiên La còn lưu giữ nhiều đồ tế khí, đồ thờ có niên đại từ thời Trần, Lê, và các sắc phong thần như: Ý Đức Đoan Trang Thục công chúa (đời Vua Lê Thánh Tông), Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần (đời vua Minh Mạng ), Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần (đời vua Khải Định)...

    Lễ hội Đền Tiên La

    Từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội đền Tiên La thu hút đông đảo du khách thập phương về dự, cùng tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân. Trong đó, chính hội là ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân.

    - Lễ hội đền Tiên La được tổ chức công phu, bao gồm các nghi thức tế lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn du khách tour du xuân 2018 như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử... Ngoài ra, nhiều đoàn nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa...
     

Chia sẻ trang này

Loading...