63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi hotrotinviet, 26 Tháng mười một 2021.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      26 Tháng mười một 2021, 0 Trả lời, 331 Đọc
  1. hotrotinviet

    hotrotinviet Member

    Theo quy định của pháp luật, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin giấy phép kinh doanh (giấy phép con). Để được thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép con tại Sở Giao thông vận tải sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đẩu tư.

    Tín Việt tổng hợp đến quý khách hàng những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

    Điều kiện kinh doanh


    Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

    Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

    – Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
    – Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

    a. Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
    b. Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

    Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.

    c. Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
    d. Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

    – Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình ;
    – Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

    a. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    b. Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.

    – Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

    a. Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
    b. Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
    c. Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

    – Nơi đỗ xe:

    a. Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
    b. Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
    c. Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

    Lưu ý: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:

    a. Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
    b. Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.

    Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch:

    Có đủ các điều kiện nêu trên.

    Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định: Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mưởi bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

    Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.

    Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
    Hồ sơ

    Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

    – Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
    – Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    – Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
    – Phương án kinh doanh;
    – Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);

    Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.

    Đối với hộ kinh doanh:

    – Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
    – Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Trình tự thủ tục

    – Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (01 bộ) được gửi đến Sở Giao thông vận tải;
    – Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    – Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.

    Hiệu lực của giấy phép kinh doanh: 7 năm.

    Doanh nghiệp quan tâm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải xin vui lòng liên hệ Tín Việt để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh