63 Stravel

Đưa xe tăng, máy bay… ở bảo tàng ra khỏi kinh thành Huế bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch tại Huế' bắt đầu bởi Yêu Huế, 2 Tháng năm 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      2 Tháng năm 2020, 0 Trả lời, 395 Đọc
  1. Yêu Huế

    Yêu Huế Guest

    Ít nhất có 16 chiếc máy bay, xe tăng, pháo hạng nặng ở Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên – Huế nằm bên trong di tích kinh thành Huế phải được di dời ra ngoài để đến nơi trưng bày mới. Đây là các hiện vật hạng nặng, làm sao để ra khỏi cổng, cầu cống thuộc kinh thành Huế vốn dĩ chật hẹp, tải trọng thấp?

    Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên- Huế ngày 2-5, cho biết đã tổ chức nhiều buổi họp với Bộ Chỉ huy Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế để bàn phương án di dời toàn bộ các hiện vật hạng nặng trưng bày tại vị trí hiện tại ở di tích Quốc Tử Giám, số 1 đường Hai Mươi Ba Tháng Tám lên số 268 đường Điện Biên Phủ, TP Huế.

    Trước đó, tại buổi thăm Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên – Huế vào sáng 30-4, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh này phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên – Huế và các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án di dời số hiện vật này, hoàn thành trước ngày 19-5.

    Theo Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên – Huế, ở không gian ngoài trời với diện tích khoảng 2.000 m2 được sử dụng trưng bày nhiều hiện vật, gồm 6 chiếc xe tăng, 6 khẩu pháo tự hành, 4 máy bay và một số đuôi máy bay, tất cả có kích thước và thể trọng lớn, nặng đến hàng tấn. Đây là những loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam; cũng như vũ khí và phương tiện là máy bay Mig 21, các loại pháo do các nước viện trợ, được quân đội ta sử dụng để đánh bại quân đội Mỹ.

    Quốc Tử Giám – một công trình thuộc Quần thể di tích cố đô Huế, nằm trong kinh thành Huế và được bao bọc bởi hệ thống tường thành, cách nơi đến khoảng 3 km. Các hiện vật này đều thuộc loại siêu trường siêu trọng, muốn đến vị trí mới buộc phải đi qua 1 trong 10 cửa ra vào kinh thành bị giới hạn chiều rộng, chiều cao và một cây cầu bắc qua Hộ Thành hào nằm ở trước các cửa, chỉ có tải trọng tối đa 5 tấn mới có thể ra khỏi kinh thành Huế.

    Vậy làm sao di dời được số hiện vật này ra khỏi kinh thành Huế? Theo ông Lộc thì sẽ dùng các xe tải cẩu để di chuyển, các bộ phận cồng kềnh như cánh máy bay phải được tháo ra, sau khi đến vị trí mới sẽ được lắp lại. Việc tháo lắp sẽ do cơ quan quân sự đảm trách.


    Ông Lộc cũng cho biết có 2 phương án lộ trình di dời các hiện vật này nhưng tất cả đều phải bắt đầu từ điểm xuất phát, sau đó theo đường Hai Mươi Ba Tháng Tám (trong đó có một đoạn ngược chiều), đi ngược chiều đường Cửa Ngăn dài 276 m ở giữa có Cửa Ngăn, cầu Cửa Ngăn (tải trọng cho phép dưới 5 tấn) bắc qua Hộ Thành Hào thuộc hệ thống kinh thành Huế để ra đường Lê Duẩn. Từ đó, ở phương án 1 sẽ đi theo đường Lê Duẩn – cầu Dã Viên – đường Bùi Thị Xuân – Điện Biên Phủ; phương án 2 là từ đường Lê Duẩn – cầu Phú Xuân – đường Lê Lợi – Điện Biên Phủ.

    Ông Lộc cho biết phương án 1 có thể sẽ được lựa chọn vì cầu Dã Viên có tải trọng lớn, việc di dời sẽ thực hiện vào ban đêm để đảm bảo giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến người dân.

    “Chúng tôi sẽ tính tổng trọng tải mỗi chuyến xe và hàng trình do Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế, công an xem xét có thể cấp được giấy phép xe siêu trường siêu trọng và đi ngược chiều hay không, phương án dẫn đường, đảm bảo giao thông. Trong trường hợp không được cấp giấy phép thì buộc phải trình phương án tháo dỡ các hiện vật” – ông Lộc nói thêm.


    Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên – Huế từ khi được thành lập vào năm 1976 và đến nay đều sử dụng di tích Quốc Tử Giám – một công trình thuộc Quần thể di tích cố đô Huế để tổ chức hoạt động và trưng bày.
    Vào ngày 13-9-2016, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị bàn giao cho tỉnh một phần khu đất có diện tích 7.500m2 tại địa chỉ 268 Điện Biên Phủ do Tiểu đoàn 19 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế quản lý để làm Bảo tàng Lịch sử tỉnh bố trí trưng bày các hiện vật, chứng tích lịch sử.
    Ngày 28-3-2017, Thủ tướng có văn bản gửi Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý điều chuyển tài sản khu nhà, đất này sang cho UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quản lý và sử dụng.

    Sẽ kết thúc 44 năm “ăn nhờ ở đậu”

    Theo Quang Nhật/NLD

    Link bài viết: https://huenews.net/yoas
     

Chia sẻ trang này

Loading...