63 Stravel

Du lịch Yên Tử, kinh nghiệm du lịch Yên Tử

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi dulich, 17 Tháng mười một 2017.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      17 Tháng mười một 2017, 0 Trả lời, 613 Đọc
  1. dulich

    dulich Guest

    Du lịch Yên Tử, kinh nghiệm du lịch Yên Tử

    tour mien tay

    Mùa du lịch Yên Tử

    Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Nếu bạn đi vào thời điểm này sẽ chen chút rất là mệt. Việc viếng chùa lễ phật cũng trở nên vất vả hơn. Tốt nhất là bạn nên đai vào sau tháng 3 âm lịch. Nếu đi vãn cảnh thì có thể đi bất kỳ thởi điểm nào nhưng nên đi vào giữa tuần vào các ngày lễ hội.

    Cách đến Yên Tử
    Đi bằng xe khách

    Hầu như các xe khách từ Hà Nội đi Hạ Long đều có qua Yên Tử. Các bạn cứ re Bến xe Mỹ Đình bắt xe đi Móng Cái đến đền Trình yêu cầu nhà xe cho xuống rồi đi Yên Tử. Nếu không biết bạn cứ nhắc bác tài cho xuống Yên Tử là được. Các nhà xe mà bạn có thể chọn: Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh…Thời gian đi từ Hà Nội đến Yên tử mất khoảng 4h, bạn nên đi từ sáng sớm. Từ đền Trình bạn bắt xe ôm vào chân Yên Tử giá trên 40k/ người.
    Ngoài ra công ty Vận Tải Hà Nội cũng có tổ chức những chuyến xe chạy thẳng tới Yên Tử nhưng không thường xuyên. Vào mùa lễ hội xe chạy liên tục hàng ngày, ngày thường xe chỉ chạy vào chủ nhật. Chi tiết các bạn gọi 043.565 4898.

    Đi bằng xe ô tô cá nhân hoặc xe khách

    Đường đi Yên Tử không phức tạp, nhưng với những người không thông thuộc tuyến Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải Phòng rất dễ nhầm đường

    Đi tuyến Hà Nội – Uông bí.

    Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh rồi hỏi đường chạy ra quốc lộ 18 hoặc đi theo quốc lộ 1A (như dưới hình), tới đoạn giao giữa QL 1A và Ql 18 thì chạy dọc theo Ql 18.
    Đoạn đường từ Hà Nội tới quốc lộ 18 có rất nhiều cách đi, tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn lấy một hướng đi thuận tiện nhất

    Hành trình leo núi Yên Tử
    • Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.
    • Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

    Hành Trình khám phá Yên Tử

    Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.
    Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
    Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.
    Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺). Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh
    Yên Tử.
    Đường Tùng – Đường Trúc cả 2 đường đều dẫn đến chùa Hoa Yên.
    Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 534m. Đây là ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử nên còn được gọi là chùa Cả. Chùa này vốn được dựng từ đời Lý, tên là Phù Vân; tới đời Trần đổi tên là Vân Yên; vào đời Lê, vua Lê Thánh Tông ngự du thăm chùa, thấy hoa cỏ xanh tươi, mới đặt tên là Hoa Yên.
    Cây đại trên 700 tuổi ở chùa Hoa Yên.Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

    Qua khỏi chùa Hoa Yên một đoạn thì có ngôi chùa nằm chênh vênh bám vào lưng vách núi. Đó là chùa Một Mái (hay Bán Mái), tên chữ là Bán Thiên Tự (chùa nằm giữa lưng trời). Xa xưa, nơi đây chỉ có một am nhỏ gọi là am ly trần (cách biệt với trần thế). Trần Nhân Tôn thường đến đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi đức vua Trần hiển Phật, người sau mới lập chùa ở am này. Chùa chỉ có một mái, nhìn như ngôi chùa ăn sâu vào hang đá núi.
    Chùa một mái
     

Chia sẻ trang này

Loading...