Du lịch ngủ đò sông Hương, sao lại không?

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch tại Huế' bắt đầu bởi Du lịch, 8 Tháng mười 2018.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      8 Tháng mười 2018, 0 Trả lời, 621 Đọc
  1. Du lịch

    Du lịch Guest

    Huế 350 năm thủ phủ đàng Trong và Kinh đô triều Nguyễn, dòng sông Hương thơ mộng đã thành nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu hằng đêm của các ông hoàng, bà chúa, những quan lại, sĩ tử, tao nhân mặc khách mọi miền đất nước tụ về.

    [​IMG]
    Du khách nghe ca Huế trên thuyền Ảnh: H.Trà

    Những làng vườn hoa thơm trái ngọt bên sông xanh tươi, trù phú như Hương Hồ, Nguyệt Biều, Kim Long, Vĩ Dạ... đã làm cho sông Hương về đây dùng dằng nấn ná không muốn chảy. Dòng sông qua bao ghềnh thác, quanh co uốn khúc bên những rừng thạch xương bồ, để về đây tĩnh lặng tỏa hương. Chính cái đoạn sông không nơi nào có được ấy đã làm nên chiều sâu tâm linh Huế.

    1. Khoắt khuya nào đó, ta đang ngủ say, bỗng vẳng lên điệu hò mái nhì xao xuyến như gọi trong mơ, tỉnh dậy hóa ra là thực. Giọng hò con gái từ một con đò đêm nào đó từ dưới sông vọng lên lay thức tâm can. Vâng, những con đò đêm sông Hương không ngủ, mà cần mẫn chở lời ca tiếng hát, chở niềm tri ân tri kỷ, chở cả giấc hoa của bao lữ khách. Từ đó sinh ra cái thú “ngủ đò”.

    Gọi là ngủ đò, nhưng thực ra là xuống đò đêm để thức với sông Hương, để tìm về chính mình trong lắng sâu trời nước. Xuống đò để nghĩ ngợi việc nước, việc văn, việc đời, để thoát đời trần tục... Nhiều người xuống đò để suốt đêm được nghe đờn ca xướng hát, để nhâm nhi chén rượu đàm đạo văn chương, để tìm bạn thâm giao; để có riêng một cõi lứa đôi, để chơi trăng, thưởng gió, để nghe câu chuyện canh trường,... Trên con đò xưa, không chỉ có đàn ca Huế, mà hình như khi cuộc vui đến độ, thì ai có thơ đọc thơ, sĩ tử Nam Bộ thì cứ cải lương, vọng cổ; người Bắc thì Quan họ, ca trù... Đam mê nhất những đêm “ngủ đò” xưa là thú thả thơ. Đây là trò chơi đỏ đen rất quý phái đo lòng yêu thơ, chơi chữ.

    [​IMG]

    2. Đại thần Nguyễn Công Trứ thời gian làm quan ở Huế đã nhiều lần “ngủ đò” nghe hát ả đào. Theo hồi ký Nửa đêm tỉnh giấc của nhà thơ Lưu Trọng Lư, thời đôi mươi, vào Kinh đèn sách, bỗng gặp rồi mê đắm tiếng đàn nguyệt của cô gái Huế, thế là anh chị rủ nhau xuống đò tâm sự thơ ca, đàn hát suốt cả tháng trời. Người con gái mê thơ ấy sau này thành vợ ông. Văn Cao “ngủ đò” để đàn ca cùng kỹ nữ trong Một đêm đàm lạnh trên sông Huế: Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi / Từng canh trời điểm một sao rơi / Tà tà trăng lặn hiu hiu gió / Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi...

    Những đêm trên đò sông Hương ấy đã cho người nhạc sĩ tài hoa cảm hứng để viết những bản nhạc Sông Hương, Thiên thai, Trương Chi, Suối mơ... Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, một đêm say trên con đò Huế đã phát hiện ra một hình tượng thật ấn tượng: Sông Hương hóa rượu ta đến uống/ Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say! Sau đó anh còn viết bản nhạc “Sông Thơm”. Ấy, thú vui “ngủ đò” sông Hương khởi nguồn là vậy. Nên gọi là ngủ đò, nhưng người xuống đò sông Hương không ai ngủ cả. Ấy là nói con đò chở khách tao nhân. Còn trên sông Hương ban đêm còn có đò phục vụ, tức đò bán bún bò giò heo, bánh nậm, bánh bèo, trứng vịt lộn, chè hạt sen, chè đậu ván,... Mỗi thứ thức ăn có một con đò nhỏ, với ngọn đèn hoa kỳ thao thức, ở đâu đó trong đêm, sẵn sàng cặp mạn khi nghe tiếng “ới” của chủ đò. Thế nên, có thú vui tao nhã thì cũng dần có lạc thú trần tục. Thế rồi, cứ nghe nói đến “ngủ đò” là nghĩ ngay đến sự mua hoa bán nguyệt, xấu xa, trần tục. Đó là ý nghĩ không công bằng, oan cho sông Hương! Thực ra chuyện “gọi ngủ đò mặn” ấy ngày xưa cũng có. Nhưng mỗi loại người có một nhu cầu văn hóa của mình, họ chọn loại đò để mà xuống.

    3. Khi đêm xuống. Thuyền rời bến chạy máy (hoặc chèo tay nếu khách yêu cầu), ngược sông lên Hòn Chén hoặc Hương Hồ thì dừng lại, tắt máy, rồi thả trôi. Những điệu ca Huế, những thú chơi lịch lãm như thả thơ, bình thơ, hoặc lời thủ thỉ câu chuyện canh trường bắt đầu. Đò trôi đến Thiên Mụ hoặc Phu Văn Lâu thì buông neo. Lúc này đã về khuya, sương trăng huyền ảo, chén thù tạc nặng lòng, không ai ngủ được. Lại đàn, lại hát, lại trằn trọc nghe eo óc tiếng gà... Đói thì ăn, say thì nằm gối đầu lên mạn mà nghe nàng lẩy Kiều... Thật thi vị. Ngủ thiếp đi cũng chẳng việc gì, vì nàng vẫn thức đợi, vẫn phe phẩy chiếc quạt giấy trên tay. Tinh sương thì đò nhổ neo xuôi về bến, bịn rịn chia tay, mơ màng cứ ngỡ mình vừa qua một kiếp người, phù vân, thương cảm.

    Con đò sông Hương phục vụ thú “ngủ đò” (như đò ca Huế, thuyền rồng, thuyền phụng) được kết cấu rất tao nhã, khác với các loại đò trong Nam, ngoài Bắc, lại hoàn toàn khác với đò bán hàng, đò đánh cá, đò vận chuyển trên sông Hương. Các loại đò khác cứ thông thống từ lái đến mũi, ở giữa chỉ có cái mui che.

    Con đò sông Hương phục vụ khách “ngủ đò” bao giờ cũng có bốn phần: Phần mũi là khoảng không gian để du khách ngồi hóng gió, ngắm trăng, ngắm cảnh vật đôi bờ. Tiếp theo là khoang thuyền dành cho khách. Ở khoang này, có mui vòm đóng bằng tôn hoặc gỗ, có cửa để vào ra đóng mở. Bên trong người ta thiết kế có phòng ngủ, có sàn gỗ làm nơi trải chiếu để uống rượu, ngâm thơ, hoặc nghe đàn hát. Khoang tiếp theo là chỗ ở của gia đình chủ đò, cũng có mui vòm, có cửa đóng mở, có sàn trải chiếu để ngủ, cách biệt hẳn với gian ngủ, chơi của khách. Sau cùng là chỗ để máy đò, bánh lái để người lái thuyền điều khiển đò. Nghĩa là con đò Huế giống như một ngôi nhà di động. Khách xuống đò hoàn toàn tự do, không ngại chủ đò nghe ngóng, hay nhìn thấy.

    Phục vụ khách trên sông Hương, ngoài loại đò đơn, còn có loại đò đôi, tức hai con đò kết lại, gọi là bằng. Ở trên những chiếc bằng, người ta thiết kế cả sân khấu, chỗ ngồi có ghế cho khán giả, lại có cả hai phòng ngủ giường nệm rất đàng hoàng. Các đò ca Huế, nhà hàng nổi trên sông hiện nay đều theo thiết kế này.

    Mấy lần Festival Huế, trước nguy cơ thiếu chỗ ngủ cho khách đến tham dự, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương cho dân đăng ký phòng trọ trên sông Hương. Mấy chục hộ đò đã đăng ký đón khách trên sông. Nghe nói đã có vài ba đò đón được khách Festival. Như vậy, tỉnh đã không quan niệm ngủ đò là xấu. Đó là sự cởi mở đáng khích lệ để cho văn hóa ngủ đò trên sông Hương phục sinh. Có một nhà doanh nghiệp du lịch ở TP.HCM tính nước sẽ ra Huế đầu tư vốn liếng làm những con đò theo loại “khách sạn du lịch trên sông” để phục hồi các thú chơi văn hóa ngủ đò, mà lâu nay do “ngại tai tiếng” người ta né tránh.
    Vâng, du lịch ngủ đò, sao lại không?

    Theo Ngô Minh (Báo Văn Hóa)
     

Chia sẻ trang này

Loading...