63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Du lịch Côn Đảo- khám phá lịch sử trại tù Phú Hải

Thảo luận trong 'Du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi dulich, 14 Tháng mười một 2017.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      14 Tháng mười một 2017, 0 Trả lời, 767 Đọc
  1. dulich

    dulich Guest

    Trại tù Phú Hải Côn Đảo nằm trong hệ thống nhà tù Côn Đảo là trại giam lớn và cổ nhất Côn Đảo. Nơi đây, bọn cai ngục dùng các đòn tâm lý để thuyết phục các chiến sĩ cách mạng phục tùng, khi không được bọn chúng quay sang giam cầm, tra tấn tù nhân.

    Nhà tù Phú Hải là đài tưởng niệm hùng hồn về sự đấu tranh, là tinh thần kiên cường bất khuất của những người tù cộng sản và những người ái quốc. Những nhân vật tạo hình được tạc dựng lại nhằm tái hiện cách đối xử dã man đối với tù nhân người Việt.

    1. Đặc điểm trại tù Phú Hải Côn Đảo

    Trại tù Phú Hải Côn Đảo là một trong những trại giam nằm trong hệ thống nhà tù Côn Đảo. Trại giam này được thực dân Pháp xây dựng năm 1862 và được tu sửa lại vào năm 1896.

    Khu trại giam này được thiết kế với nhiều phòng giam đặc biệt cùng các phòng lao động khổ sai nhằm tra tấn và bóc lột tù nhân. Tại đây, thực dân Pháp xây dựng tất cả 33 phòng giam, trong đó, có 10 phòng giam tập thể, 20 xà lim hay còn gọi là hầm đá, 1 hầm xay lúa, 1 khu đập đá cho tù nhân lao động khổ sai và 1 phòng giam đặc biệt chuyên dùng để tra tấn tù nhân.[​IMG]

    Ngoài ra còn có các công trình phụ: nhà bếp, nhà ăn, câu lạc bộ, giảng đường, nhà nguyện….Tuy nhiên tất cả những công trình phụ này đều dành để đối phó với các tổ chức Nhân quyền khi sang kiểm tra. Những “hầm xay lúa” về mặt thực tế đều là những nơi tù nhân vừa bị khổ sai xay lúa, vừa là nơi phải chịu nghiệt ngã đối với tù nhân. Những tù nhân được cho là nguy hiểm, có thể vượt ngục bất cứ lúc nào hoặc có tiền sử từng vượt ngục thường bị giam tại khu biệt cách và chịu hình phạt đó là khổ sai đập đá.

    2. Quá trình đấu tranh của các chiến sĩ tại trại Phú Hải Côn Đảo

    Ở trên đảo có bình quân khoảng 18 sở tù khổ sai, tù nhân bị đánh đạp và bị đi làm các công việc khổ sai ở các sở này hàng ngày.

    Những công việc khổ sai mà bọn thực dân bắt ép các tù nhân thực hiện thậm chí còn được ví như sự hành hạ đáng sợ hơn cả cái chết, những việc chúng bắt người tù làm như xuống biển mò san hô mang lên để nung thành vôi bột, khai thác đá, kéo gỗ, dọn tàu…

    Trại tù Phú Hải Côn Đảo cũng như hệ thống các nhà tù Côn Đảo là nơi các thế lực xâm lược tra tấn và thủ tiêu những người yêu nước, chống lại chế độ. Nhưng cũng là nơi chứng kiến những cuộc đấu tranh anh dũng của các tù nhân.

    Năm 1932, vượt lên tất cả các hình thức tra tấn dã man, chi bộ cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo tại Trại Phú Hải được thành lập, sau phát triển thành Đảng ủy Côn Đảo. Các lớp học văn hóa, lý luận, chính trị như Chủ nghĩa Mác- Lênin, một số tờ báo “Tiến lên”, “Ý kiến chung” được các tù nhân lập nên.

    Năm 1957, khởi đầu cuộc đấu tranh chống ly khai Đảng cộng sản, trại Phú Hải là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh ở Côn Đảo. Nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị nhốt ở đây như: Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng,…

    3. Di tích lịch sử Phú Hải Côn Đảo

    Ngày 29/4/1979, Trại tù Phú Hải Côn Đảo trong hệ thống nhà tù Côn Đảo đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh