63 Stravel

Điểm mặt một số lễ hội diễn ra ở Singapore

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 27 Tháng sáu 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      27 Tháng sáu 2023, 0 Trả lời, 231 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Singapore không chỉ được mệnh danh là một trong bốn “con Rồng” của khu vực Châu Á. Sở hữu nhiều ngôi nhà chọc trời hiện đại, cùng cảnh sắc thiên nhiên hiện đại mà nơi đây còn có nhiều nền văn hóa đặc sắc, phong tục, truyền thống vô cùng đẹp đẽ mỗi năm Singapore thường tổ chức các lễ hội vô cùng nổi tiếng ở đây mà bạn nên tham gia một lần. Hãy cùng Air Go điểm qua những lễ hội truyền thống lớn nhất ở Singapore bạn nên tham gia khi đi tour du lịch Singapore nhé!

    1. Lễ hội Phật Đản tại Singapore
    Đây là ngày lễ quan trọng đối với không chỉ riêng gì đất nước Singapore. Đây là dịp lễ được diễn ra hằng năm vào ngày 15 tháng 4 âm lịch (rằm tháng tư) tại khu di tích đền thờ The Buddha Tooth.

    Mục đích của lễ hội này là để tưởng nhớ và đánh dấu ngày sinh nhật của Đức Phật Gautama. Đây là dịp mà người dân Singapore theo đạo Phật đi đến chùa để cầu may, đọc kinh Phật, ăn chay, niệm Phật và phóng sinh.

    [​IMG]
    Lễ hội Phật Đản tại Singapore
    Tham gia lễ hội không chỉ là những “tín đồ” Phật giáo tại Singapore mà còn là đông đảo du khách quốc tế – kể cả những người chưa biết về đạo Phật. Bạn sẽ hiểu hơn về những nét đặc biệt độc đáo của Phật giáo tại quốc gia này khi tham gia lễ hội truyền thống của họ.

    2. Tết trung thu
    Tại Singapore, tết Trung thu là một lễ hội rất lớn. Vào dịp này, khu Chinatown rực rỡ với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Nếu đến Singapore vào dịp này, bạn sẽ không thể quên được những hình ảnh sống động và rực rỡ với những chiếc đèn lồng lung linh. Vào tết trung thu, các gia đình ở Singapore sẽ có dịp quây quần bên nhau chia sẻ những niềm vui và sự ấm cúng.

    3. Lễ hội thu hoạch Pongal, Singapore
    Lễ hội thu hoạch Pongal bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu nhất là ở miền Nam Ấn Độ). Lễ hội này được diễn ra vào ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil (nhằm tháng 1 Dương lịch). Và được diễn ra sầm uất nhất tại khu phố Campbell Lane.

    Vào những ngày này, người dân Singapore sẽ tới nhà người thân, hàng xóm, bạn bè để vui chơi, thăm hỏi và chúc sức khỏe. Ngày này cũng là ngày mà nông dân Singapore tôn vinh gia súc, gia cầm, máy móc nông nghiệp để họ đem về cho mình một mùa màng bội thu.

    [​IMG]
    Lễ hội thu hoạch Pongal
    Cuộc thi nấu ăn Mass Pongal là cuộc thi được mong đợi nhất trong mùa lễ này. Những người tham gia được nấu những món ăn mình tự “sáng tạo” từ món Pongal truyền thống trong ẩm thực Ấn Độ.Hãy đến Singapore vào tháng 1 Dương lịch để được thưởng thức những món ăn của Ấn Độ và những món ăn tuyệt vời đặc trưng của lễ hội này nhé.

    4. Lễ hội ánh sáng
    Lễ hội Deepavali hay còn gọi là lễ hội Ánh Sáng. Deepavali là một trong những lễ hội lớn nhất ở Singapore. Và cũng là một trong những ngày lễ quan trọng trong lịch Ấn Đạo Giáo của đạo Hindu. Lễ hội Deepavali được tổ chức vào ngày 26 tháng 10 dương lịch hằng năm. Lễ hội này mang đậm nét văn hóa của người dân Ấn Độ. Chính vì thế mà vào ngày lễ này. Mọi thứ diễn ra vô cùng sôi động, náo nhiệt và hân hoan tại khắp các con phố có người Ấn Độ.

    Không đơn giản chỉ là một lễ hội quan trọng và đặc sắc ở Singapore. Mà đây còn là ngày lễ quan trọng đối với hầu hết những người theo đạo Hindu trên toàn thế giới.

    Lý do mà lễ hội Deepavali được gọi là lễ hội Ánh Sáng. Đó là bởi vì đây là ngày đánh dấu sự thất bại của quỷ Narakasura dưới tay của Chúa Krishna. Người Hindu ăn mừng ngày đại thắng này và xem ngày này là ngày ánh sáng đã đánh bại bóng tối. Và quan trọng hơn là cái tốt đã chiến thắng cái ác.

    5. Tết Dương lịch
    Cũng như các quốc gia Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… do ảnh hưởng nhiều văn hoá, văn minh phương Tây nên Singapore từ lâu đã tổ chức đón Tết Dương lịch. Tuy nhiên, thời gian đón Tết Dương lịch của Singapore cũng như Hàn Quốc, Trung Quốc… thường diễn ra không dài, không khí tết chỉ trong vòng vài ba kể từ ngày chính thức 1/1 của đầu năm dương lịch.

    6. Quốc Khánh Singapore
    Vào ngày Quốc Khánh Singapore mùng 9 tháng 8 này, người dân Singapore thường sẽ tập trung tại các khu tổ chức diễu hành, bắn pháo hoa hay địa điểm không lực trình diễn như Marina Bay Sand hay nhà hát Esplanade. Vào dịp lễ quốc khánh, không chỉ tổ chức các hoạt động trên mà Singapore còn tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm cung cấp các thông tin về ngày quốc khánh và về đất nước Singapore.

    7. Lễ hội Tế Thần của Hồi Giáo
    [​IMG]
    Lễ hội Tế Thần của Hồi Giáo
    Lễ hội này còn được gọi là lễ hội Tế Thần, đây là lễ hội đặc trưng của người Hồi Giáo. Lễ hội này sẽ được diễn ra vào ngày thứ 10 của tháng Dhul Hijja, khoảng độ 70 ngày sau tháng Ramadan. Buổi lễ này được tổ chức để tưởng niệm lòng thành của Nhà Tiên Tri Ibrahim đã sẵn sàng dâng con trai của mình cho Chúa. Lễ hội được tổ chức ở khu Geylang hoặc là khu Kampong Glam, bạn hãy đến đây để cảm nhận được sự bùng nổ của lễ hội này khi đến Singapore du lịch.

    8. Ngày hội đèn Giáng Sinh
    Ngày hội đèn Giáng Sinh được xem là lễ hội dài nhất ở Singapore. Thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Trong ngày lễ này, trên những con đường ở Orchard. Bạn sẽ chiêm ngưỡng được vô số những ngọn đèn hoa lệ được dùng để tô điểm cho những tiết mục biểu diễn hấp dẫn. Ngoài ra, ở hai bên đường, bạn cũng sẽ thấy những cổng chào trang trí rất đẹp bằng những đuôi nheo và dây chuông đầy màu sắc rực rỡ. Đây cũng là dịp để những khách sạn hay cửa hàng trang hoàng để đạt danh hiệu “Tòa nhà đẹp nhất” trong ngày lễ này.

    9. Lễ hội thuyền rồng
    Một trong số những truyền thuyết lâu đời nhất về lễ hội này là một câu chuyện về Khuất Nguyên, một vị quan thanh liêm trong thời Chiến quốc của Trung Quốc. Chỉ vì những lời dèm pha của những âm mưu chính trị mà từ một cố vấn được tin cậy, ông đã bị Hoàng Đế trục xuất. Trong tâm trạng tuyệt vọng, ông đã gieo mình xuống sông tự vẫn.

    [​IMG]
    Lễ hội thuyền rồng
    Các ngư dân ở đây bởi vì rất yêu quý ông nên đã dùng mái chèo của họ đập lên mặt nước để xua đuổi những con cá ăn thịt người trên sông đang rỉa cơ thể ông. Những người khác còn ném cơm được bọc trong lá xuống nước với hi vọng cá sẽ ăn cơm ném xuống thay vì ăn thịt ông. Kết quả là ngày nay có các lễ hội đua thuyền rồng và món bánh ú là hai trong số những điểm đặc sắc nhất trong lễ hội.

    10. Lễ hội Thaipusam
    Lễ hội Thaipusam được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 hằng năm theo lịch Tamail. Thường là vào giữa khoảng tháng 1 dương lịch mỗi năm. Đây là một lễ hội của những người theo đạo Hindu. Ngày hội Thaipusam được tổ chức nhằm để tôn vinh vị thần Subrahmanya (hay thần Murugan). Đây là vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh trong đạo Hindu. Và đây cũng là vị thần hủy diệt cái ác, chiến thắng cái xấu.

    Lễ hội Thaipusam mang trong mình đậm bản sắc văn hóa của người Ấn Độ. Lễ hội sẽ được tổ chức từ khoảng 4 giờ sáng. Lúc này, những tín đồ sẽ đi diễu hành khoảng 4 đến 5 km từ đền thờ Sri Srinivasa Perumal dọc con đường Serangoon đến đền thờ Sri Thendayuthapani trên đường Tank. Họ sẽ mang theo những bình sữa để dâng lên cho những vị thần.


    11. Lễ hội Hari Raya Puara
    [​IMG]
    Lễ hội Hari Raya Puara
    Lễ hội Hari Raya Puara thường diễn ra vào ngày có trăng của tháng Syawal. Đây là một trong 2 lễ hội lớn nhất của người Hồi Giáo ở Singapore. Lễ hội Hari Raya Puara diễn ra nhằm đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan nổi tiếng trong đạo Hồi. Vào ngày lễ này, các tu sĩ sẽ tiến hành buổi lễ cùng lúc với bữa tiệc tạ ơn. Đây là thời gian mọi người ta tha thứ cho nhau, cũng đồng thời thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết giữa mọi người với nhau.

    12. Lễ hội Vu Lan
    Lễ hội Vu Lan được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Đây là một ngày lễ truyền thống của người theo đạo Phật và sẽ được tổ chức ở các nước theo đạo Phật. Vào ngày lễ Vu Lan người dân Singapore sẽ tập trung ở tại trung tâm, sau đó sẽ thực hiện các nghi lễ cúng bái, những màn múa rối, ca nhạc…Những chương trình nghệ thuật này thường sẽ được dàn dựng công phu và tỉ mỉ để có thể mang đến cho người dân được ngày lễ trọn vẹn nhất. Lễ hội này thường được diễn ra ở những khu vực như Redhill, Chinatown hoặc là Geylang.

    Du lịch đến vùng đất được mệnh danh là “quốc đảo sư tử biển”, bạn sẽ được hòa mình vào không khí của một lễ hội sôi động, được thưởng thức những phong tục của lễ hội, cũng như biết thêm về con người nơi đây. Hy vọng những giới thiệu của Air Go về top 12 lễ hội lớn ở Singapore trên sẽ giúp cho chuyến đi của bạn được trọn vẹn nhất.
     

Chia sẻ trang này

Loading...