63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Đặc sản bánh Canh Phan Rang -Ninh Thuận

Thảo luận trong 'Vé tàu, xe và tour du lịch' bắt đầu bởi hacom2018, 26 Tháng năm 2018.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      26 Tháng năm 2018, 0 Trả lời, 613 Đọc
  1. hacom2018

    hacom2018 Guest

    Từng đi chu du miền sông nước từ Long An cho đến Cần Thơ trên con ngựa sắt, dọc đoạn đường khi dừng chân tôi đều có trải nghiệm rất nhiều món ngon xứ sông nước hào sản này. Thật vậy, nếu như bánh khọt của xứ sở Nam Bộ có hương vị ngọt ngào, mặn mà và đậm đà vì sự hòa quyện của nhiều loại hương vị và gia vị thì bánh căn Phan Rang lại có hương vị mộc mạc, chân thành, và nhẹ nhàng nhưng lại rất quyến rũ của xứ sở nắng gió vậy. Thật ra, Bánh khọt có họ hàng với bánh căn. Bánh khọt được đúc từ khuôn hợp kim gang thép, thoa nhiều mỡ hành, mỗi mẻ một tay đúc hai khuôn có thể cho ra hàng trăm chiếc bánh. Còn bánh căn có khuôn đúc bằng đất nung, cách làm thủ công chậm rãi và lối ăn thanh nhẹ đậm hương vị xưa cũ...
    Đặt chân đến vùng đất nhỏ miền trung này, hương vị của món bánh căn chắc chắn sẽ làm mềm lòng bất kỳ du khách nào. Bánh căn có mặt ở nhiều nơi trên dải đất miền Trung, nhưng nhiều người cho rằng món này xuất hiện đầu tiên ở Phan Rang, và phải ăn bánh căn ở Phan Rang mới cảm được hết cái ngon, cái độc đáo và thú vị của món ăn này. “Nhưng tại sao gọi là bánh căn?”, nhưng thật ra tên bánh có lẽ là bánh căng mới đúng. Vì khi bánh chín, cứ căng phồng lên.

    Bánh căn Phan Rang nhìn có vẻ giống bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng có rất nhiều điểm khác, tạo nên một hương vị khác hẳn.
    Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung, thân tròn, trên mặt lò có đặt các chén đất cạn đáy, có nắp đậy; phần thân lò để chứa than hồng, có lỗ thông gió.

    Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước rồi đem xay thành bột loãng giống như bột đổ bánh bèo hay bánh xèo.

    Bánh Căn làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn. Bánh chín được nạy ra, 2 cái úp vào nhau giữa là lá hành thái nhỏ, bánh căn không tính từng cái mà tính theo cặp.

    Trước khi đổ bánh, muốn cho bánh được thơm người bán tường thoa dầu chuối. Có cả bánh căn trứng cho khách có nhu cầu thưởng thức.

    Để cho món bánh căn ngon hơn tùy độ sành ăn của từng khách, củng có loại bánh căn tôm mực hấp dẫn này.

    Về công đoạn làm mắm để ăn cùng với Bánh căn thì thiết nghỉe có 3 loại mắm sau đây mà tôi nghỉ các bạn dùng chung sẽ rất ngon như nước mắm ớt hợi mặn và ngọt nhẹ, nước mắm đậu phộng, và mắm nêm. Nhưng khi ăn bánh căn là phải ăn kèm thêm ớt phan rang thì như vậy mới cảm nhận thêm được sự cay nồng của miền nắng gió.

    Khi xưa thì món này rất hấp dẫn và lôi cuốn đối với những người dân tại Phan Rang và khi lúc vào trời đang mưa mà ngồi nhâm nhi 1 bát bánh Căn với nước mắm” thì quả là ngon tuyệt.

    Đến giờ thì đây không phải là món ăn của riêng dân địa phương nữa mà là món ăn đặc sản thu hút nhiều du khách kể cả những vị khách nước ngoài, quốc tế cũng khá “ghiền” món ăn này.
    Tuy nhiên, không chỉ riêng gì Bánh Căn là đặc sản của Phan Rang mà tại nơi đây còn có muôn vàn các món khác, và còn các đặc sản của người Chăm nửa đấy. Lần sau, Hacom Travel sẽ giới thiệu tiếp cho các bạn những món ngon vật lạ tại vùng đất nắng gió này.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh