63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Chuseok - Phong tục đón Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 8 Tháng tám 2023.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      8 Tháng tám 2023, 0 Trả lời, 384 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Bên cạnh Tết Nguyên đán (Seollal – 설날) và Tết Đoan ngọ (Dano – 단오) thì Tết Trung thu (Chuseok – 추석) là một trong ba dịp lễ lớn và đặc biệt với người dân xứ kim chi được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Nếu ở Việt Nam tết Trung thu chỉ là ngày lễ dành cho thiếu nhi và mọi người vẫn phải đi học, đi làm như mọi ngày thì ở Hàn Quốc đây được xem là ngày nghỉ lễ chính thức trong năm. Vào dịp lễ này, người dân Hàn Quốc được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 âm lịch) để có thời gian nghỉ ngơi và quây quần cùng gia đình để chuẩn bị cho một mùa Trung thu hạnh phúc, đủ đầy. Vậy Tết Trung Thu Hàn Quốc có ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục đặc sắc như nào? Cùng Air Go khám phá trong bài viết này nhé!

    1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuseok
    1.1 Nguồn gốc của ngày lễ Chuseok
    Trong Hán tự, Tết Chuseok được gọi là “仲秋節” (trọng thu tiết) hoặc “仲秋佳節 (trọng thu giai tiết). Mang ý nghĩa là lễ hội diễn ra vào giữa mùa thu.

    Từ thời xa xưa, cứ vào tháng tám hằng năm sẽ là mùa thu hoạch lúa chín. Đối với tổ tiên của người Hàn, đây là khoảng thời gian họ vui vẻ và hân hoan nhất trong năm vì sau một khoảng thời gian trồng trọt vất vả cũng đã có một mùa vụ bội thu. Vào ngày 15/08 âm lịch – ngày trăng tròn và lớn nhất năm, họ sẽ tổ chức lễ hội. Khi đó họ ăn mừng, vui chơi và nhảy múa. Đây có thể được xem là nguồn gốc của Tết Chuseok ngày nay.
    [​IMG]
    Tết trung thu – Ngày lễ truyền thống lớn tại Hàn Quốc

    Chuseok được xem là một ngày lễ vào thời kỳ đầu của Tam Quốc. Theo Tam quốc sử ký, thời vua Yuri (24–27), vị vua thứ ba của triều Silla, đã chia cung nữ thành các nhóm thi tài với nhau. Nhà vua treo giải thách các đội dệt vải trong vòng 1 tháng (từ 15/07 đến 14/08 âm lịch) xem ai dệt được nhiều hơn. Vào ngày cuối cùng của cuộc thi tài (15/08 AL) đội thắng cuộc sẽ được quyết định và nhận phần thưởng hậu hĩnh từ vua. Đội thua phải chuẩn bị các món ăn và các tiết mục múa hát. Từ đó, Chuseok dần trở thành ngày lễ vui chơi trong văn hóa người Hàn.

    1.2 Ý nghĩa ngày lễ Chuseok
    [​IMG]
    Hình ảnh chi tiết về bàn cúng ngày Tết Trung thu Hàn Quốc
    Lễ Chuseok diễn ra vào mùa thu hằng năm. Thời điểm này cũng trùng với mùa gặt nên nhà nông thuở trước nhân đó bày lễ tạ ơn tổ tiên đã giúp mùa màng no đủ và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu.

    [caption id="attachment_23045" align="aligncenter" width="700"][​IMG]
    Mâm cơm cúng trung thu cầu kỳ, công phu ở Hàn Quốc

    Trong dịp đặc biệt này, các gia đình sẽ sum họp và quay quần bên nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp sau buổi cúng lễ. Các thành viên sẽ trò chuyện thân mật cùng nhau và hưởng thụ thành quả sau một năm mùa vụ vất vả.

    2. Một số phong tục đặc biệt vào ngày lễ Chuseok
    2.1 Beolcho (Bách thảo) và Seongmyo (Tảo mộ)
    Công việc quan trọng nhất trong ngày Tết Trung thu là việc thể hiện đạo lý và lòng hiếu thảo với tổ tiên qua 2 nghi thức Beolcho (벌초) và Seongmyo (성묘). Các hoạt động này gần giống với phong tục tảo mộ vào tiết Thanh minh của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.

    [​IMG]
    Beolcho (Bách thảo) và Seongmyo (Tảo mộ) vào Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

    Hai nghi thức này có phần tương tự với phong tục tảo mộ ngày Tết của người Việt. Khoảng một tháng trước Chuseok, các con đường cao tốc của Hàn Quốc trở nên đông đúc vì các gia đình thăm viếng mộ tổ tiên. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, họ sẽ bày một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa. Dâng mâm lễ lên cúng tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.

    2.2 Charye
    Vào buổi sáng sớm ngày đầu tiên của Tết Trung thu, toàn bộ gia đình người Hàn Quốc sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ cúng bái.

    [​IMG]
    Charye - Nghi lễ cúng bái vào mỗi sáng

    Một năm có hai lần tổ chức Charye: một là trong dịp lễ Seollal (Năm mới) và hai là trong dịp lễ Chuseok. Sự khác biệt giữa hai lễ Charye này là: trong dịp Seollal, món ăn đại diện là Tteokguk (떡국 – canh bánh gạo). Còn trong dịp lễ Chuseok, món ăn đại diện là cơm nấu từ gạo mới thu hoạch (메밥), rượu truyền thống và songpyeon (송편). Sau lễ cúng, các thành viên cùng nhau ngồi bên bàn ăn để thưởng thức các món ăn ngon.

    2.3 Olgesimni – Tục treo ngũ cốc khô trước cửa

    [​IMG]
    Olgesimni – Tục treo ngũ cốc khô trước cửa

    Tục treo ngũ cốc hiện chỉ còn ở các vùng quê. Thường sau khi thu hoạch, nông dân sẽ lựa chọn lúa và các loại ngũ cốc để treo lên. Trước và sau lễ Chuseok, họ cắt và treo một ít lúa chín, cao lương và hạt kê lên cột hoặc cột cửa. Khi thực hiện tục Olgesimni, họ chuẩn bị rượu và thức ăn, mời những người hàng xóm đến. Những loại ngũ cốc dễ kiếm được dùng làm hạt giống hoặc bánh gạo để ăn sau khi mang đến đền thờ hoặc cho một gia thần (가신 – 家神), như thổ công (thổ địa). Olgesimni mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng năm nay và cầu mong mùa màng năm sau bội thu.

    2.4 Mặc trang phục truyền thống và tổ chức các lễ hội
    [​IMG]
    Người dân thường mặc trang phục truyền thống Hanbok vào ngày Trung Thu

    Vào Tết Trung thu ở Hàn Quốc, người dân thường mặc trang phục truyền thống Hanbok. Họ cũng tới tham quan một số địa điểm du lịch nổi tiếng như Cung điện Gyeongbokgung, Làng Dân gian, Bảo tàng Dân gian Quốc gia hoặc Làng cổ Hanok Namsan,… Các trò chơi truyền thống, hoạt động dân gian như đá cầu, đấu vật, kéo co thường được tổ chức ở những nơi này. Ngoài ra, vào dịp Trung thu, người Hàn Quốc cũng hay lên chùa cúng lễ. Đặc biệt, ở các ngôi chùa còn có một hoạt động rất thú vị, đó là viết lời chúc đến gia đình và bạn bè lên những tấm ngói mới. Một thời gian sau, nhà chùa sẽ dùng chính những tấm ngói này để tu sửa chùa.

    2.4 Một số lưu ý về cách bài trí bàn cúng
    • Cá phải được đặt về phía đông, thịt xếp về phía tây; đầu cá quay về phía đông, đuôi cá phía tây.
    • Trái cây thường xếp theo nguyên tắc: hoa quả màu đỏ (tượng trưng cho sự may mắn) thì xếp sang hướng đông, hoa quả màu trắng (sự khởi đầu) xếp sang hướng tây và được đặt trên các đĩa có chân cao, ngay ngắn, ở gần mép bàn.
    • Với quả táo hay quả lê phải được vạt bớt ở phía đầu.
    • Các loại hoa quả và kẹo sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải và trái cây luôn được bày theo số lẻ.
    • Hàng thứ 3 bày các loại canh, canh cá ở phía đông, canh thịt bò ở phía tây và số bát canh phải là số lẻ.
    3. Những trò chơi truyền thống trong ngày lễ Chuseok
    3.1 Múa ganggangsullae (điệu nhảy vòng tròn)
    Điệu múa ganggangsullae được xem là hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong dịp Tết Chuseok. Các cô gái mặc những bộ hanbok (trang phục truyền thống của người Hàn Quốc), tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa.

    [​IMG]
    Múa ganggangsullae

    Thời điểm ngày trăng tròn cũng được ví như người phụ nữ đến kỳ "khai hoa nở nhụy". Chính vì vậy, điệu múa truyền thống này còn để ca ngợi cho sự thăng hoa vẻ đẹp của người phụ nữ hòa trong thời khắc đẹp của thiên nhiên.

    3.2 Juldarigi (kéo co)

    [​IMG]
    Juldarigi (kéo co) - Trò chơi mang đến tinh thần đồng đội và niềm vui khi gắn kết tình làng nghĩa xóm với nhau

    Juldarigi là trò chơi nhằm gắn kết cộng đồng khi được tham gia bởi mọi người chơi từ bất cứ độ tuổi nào. Các đội được phân chia đồng đều về số người, giữa các thôn xóm, các làng cũng có thể chia đội với nhau để thi thố.

    Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thi càng kéo dài. Tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười và những khuôn mặt hăng say khiến cho bầu không khí thêm rộn ràng, vui nhộn.

    3.3 Ssireum (đấu vật)
    Trò chơi này là cơ hội để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình trong lễ hội Chuseok. Cuộc thi đấu sẽ được tổ chức trên bãi cỏ hoặc bãi cát với hình thức được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp. Người chiến thắng là người trụ lại đến cuối cùng – Jangsa (tráng sĩ) được nhận rất nhiều các giải thưởng của dân làng như vải vóc, gạo hay con bê.

    4. Món ăn tiêu biểu trong Tết Trung Thu
    4.1 Songpyeon
    [​IMG]
    Bánh gạo dẻo Songpyeon

    Đây là món ăn truyền thống trong lễ tết Chuseok của người Hàn Quốc vỏ bánh mềm dẻo, nhân thường là nguyên liệu ngọt như vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong,... Songpyeon được hấp trên một lớp lá thông mang đến hương thơm đặc biệt. Dù xa xưa hay cho đến thời hiện đại ngày nay, người Hàn vẫn giữ gìn phong tục cùng nhau làm bánh, thể hiện sự quan trọng của gia đình trong xã hội Hàn Quốc.

    4.2 Toranguk (canh khoai sọ)
    Khoai sọ, tiếng Hán còn được gọi là thổ noãn – nghĩa là trứng dưới lòng đất. Vì khoai sọ chứa nhiều tinh bột và có nhớt nên khi chế biến, nhất thiết phải luộc qua nước muối hoặc nước vo gạo. Canh khoai sọ thường được ninh cùng với ức bò hoặc gân bò và được coi là món canh bổ dưỡng, thanh đạm rất thích hợp để thưởng thức vào mùa thu.
    4.3 Hangwa
    [​IMG]
    Hangwa

    Hangwa là một thuật ngữ chung cho bánh kẹo truyền thống của Hàn Quốc. Cùng với tteok, hangwa trở thành loại đồ ăn ngọt trong ẩm thực Hàn Quốc. Các thành phần phổ biến của hangwa bao gồm bột ngũ cốc, trái cây và rễ, các thành phần ngọt như mật ong và yeot, và các loại gia vị như quế và gừng. Không chỉ đẹp mắt và mang tính thẩm mỹ cao, món bánh Hangwa còn giàu giá trị dinh dưỡng, thường được ăn trong nhiều dịp đặc biệt ở Hàn.

    4.4 Rượu Baekju (bạch tửu)
    Vào dịp Chuseok, người Hàn Quốc rất thích tụ tập ăn uống với gia đình, tiếp đãi bạn bè nên trên bàn tiệc không thể thiếu men rượu. Ngoài loại rượu thông thường là Soju còn có một loại rượu truyền thống được làm từ gạo mới gọi là Baekju.

    4.5 Jeon (Bánh kếp)
    Bánh kếp cũng là món hay được ăn trong các dịp lễ tại Hàn Quốc. Công thức làm nên món bánh này cũng không cầu kỳ như các món bánh khác mà thực hiện dân dã hơn. Trong đó, bột mì sẽ được loãng và trộn cùng các nguyên liệu tùy thích, hỗn hợp bột này sẽ sau đó sẽ được rán giòn làm nên món bánh kếp truyền thống.

    4.6 Japchae (Miến xào)
    Món miến xào japchae thường xuất hiện trong bữa ăn ngày lễ ở Hàn Quốc, thường gồm các loại rau củ và thịt được xào với miến. Mỗi loại rau củ cần được thái thành miếng nhỏ và xào hoặc luộc qua, trước khi cho vào xào chung với miến.

    4.7 Bulgogi (Thịt nướng)
    Thịt nướng Bulgogi được làm từ thịt bò hoặc thịt lợn thái mỏng, tẩm ướp rồi nướng hoặc áp chảo. Thịt được ướp ngọt nên hợp với những người không ăn được cay. Thịt thường được cuốn với các loại rau củ, kim chi... hoặc ăn cùng cơm trắng. Đây là món ăn rất hợp với những buổi tụ họp gia đình như trong lễ Trung Thu.

    4.8 Lê
    Lê thường là loại quả xuất hiện trong mâm cỗ Trung Thu của người Hàn Quốc. Với vị ngọt thanh mát và hương thơm nhẹ nhàng, loại trái cây này được xem là món tráng miệng rất phù hợp sau khi dùng cỗ Trung Thu.

    5. Những câu chúc trong ngày lễ Chuseok
    Chuseok là dịp để mọi người cùng quây quần, sẻ chia cho nhau những niềm vui, những câu chúc mong một vụ mùa bội thu, một cuộc sống đủ đầy. Dưới đây là những câu chúc phổ biến mà người Hàn Quốc hay dùng vào dịp lễ Chuseok:

    • 즐거운 추석 맞이하세요. (Chúc bạn đón trung thu vui vẻ).
    • 즐거운 명절 추석입니다. (Mùa Chuseok hạnh phúc).
    • 넉넉한 한가위 맞으세요. (Chúc bạn đón một mùa trung thu dồi dào sung túc).
    • 풍성한 한가위 보내세요. (Chúc bạn có một Tết Trung thu an khang thịnh vượng).
    • 더도 말고 덜도 말고 한가위만 같아라. (Đừng nhiều mà cũng đừng ít hãy tròn đầy như trăng rằm).
    • 한가위를 맞아 마음 속까지 훈훈해지는 가슴 따뜻한 시간 보내시기를 기원합니다. (Nhân ngày Chuseok chúc bạn có khoảng thời gian thảnh thơi ấm áp).
    • 풍성한 한가위 보름달처럼 당신의 마음도 풍성해졌으면 좋겠습니다. (Chúc bạn cũng ngập tràn sức sống giống như ánh trăng rằm tròn đầy).
    • 온 가족이 함께하는 기쁨과 사랑가득한 한가위 되시길 기원합니다. (Chúc toàn thể gia đình có kì nghỉ lễ trung thu đầy ắp niềm vui và tình yêu thương).
    • 즐겁고 뜻깊은 한가위 되시기를 기원합니다. (Chúc một mùa nghỉ lễ trung thu hạnh phúc và nhiều niềm vui).
    Trên đây là bài viết giải thích đến bạn nguồn gốc, ý nghĩa và món ăn dịp tết Trung Thu (Chuseok) của người Hàn Quốc. Hy vọng bài viết này của Air Go sẽ giúp bạn khám phá nét đẹp của phong tục, văn hóa xứ sở kim chi khi đi tour du lịch Hàn Quốc . Nếu có cơ hội đến quốc gia này, hãy trải nghiệm ngày tết trung thu Hàn Quốc cùng người dân bản địa nơi đây nhé!
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh