63 Stravel

Chuồng heo nái đẻ tại Nghệ An chính hãng giá rẻ

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi thietbichannuoi, 18 Tháng mười một 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Miền Trung
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      can lộc hà tĩnh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      18 Tháng mười một 2020, 0 Trả lời, 301 Đọc
  1. Hiện nay đa phần các hộ chăn nuôi đều có mục đích chăn nuôi rõ ràng. Dù đó là chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại. Đặc biệt đối với việc chăn nuôi heo. Và heo nái đẻ thì cần phải có những chế độ nghiêm ngặt và chuồng trại bảo đảm. Vậy làm thế nào để xây dựng chuồng heo nái đẻ hiệu quả ? Chuồng heo nái đẻ tại Nghệ An chính hãng giá rẻ mua ở đâu ? Có những loại chuồng heo nái đẻ nào ? Cùng tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.

    Các loại chuồng heo nái đẻ phổ biến hiện nay
    Làm chuồng heo nái hậu bị
    Chuồng dành cho heo nái hậu bị nên có diện tích từ 1 đến 2m2/con. Đảm bảo yếu tố khô ráo, thoáng mát và chắc chắn để heo sinh trưởng toàn diện và khỏe mạnh.

    Chuồng heo nái đang nuôi con và chuồng heo con tách sọa
    – Diện tích chuồng cần rộng rãi để heo nái chăm sóc con tốt nhất. Cũng như đảm bảo cho cả đàn heo con sống khỏe. Diện tích chuồng heo nái đang nuôi con và chuồng heo con tách sữa rộng từ 6 đến 8m2.

    – Chuồng heo nái đang nuôi con nên chia thành 3 ngăn. Ngăn giữa dành cho heo mẹ, ngăn 2 bên dành cho heo con để heo con có thể tự do qua bú sữa.Chuồng heo nái đẻ đang nuôi con cần đảm bảo về diện tích và mật độ.

    [​IMG]
    Chuồng heo nái đang chửa
    Diện tích chuồng heo nái đang chửa từ 2 đến 3m2 là phù hợp. Heo có thể tự do đi lại, vận động nhẹ nhàng mà không bị chật trội, bí bách.


    Cách làm chuồng heo nái đẻ đơn giản hiệu quả
    Kỹ thuật xây nền chuồng
    1. Lưu ý chung: Nền chuồng cần cứng, rắn chắc, có độ dốc khoảng 3% để chuồng luôn khô ráo, nền chuồng cao từ 35 đến 40cm. Nền chuồng cần có độ nhám thích hợp để heo nái không bị trơn trượt. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với xây dựng chuồng nuôi heo nái đẻ.
    2. Xây nền bê tông: Nền bê tông là loại nền chắc chắn nhất, độ dày của lớp bê tông quyết định độ bền của nền chuồng. Nền chuồng nuôi heo nái đẻ nên làm độ dày 5cm, heo con đã cai sữa khoảng 3cm.
    3. Nền xi măng: Nền chuồng bằng xi măng dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng khá dễ thấm nước, heo nái vận động, ủi phá dễ bị bong và hỏng nền.
    4. Nền chuồng nhựa: Nền sàn nhựa thường được sử dụng trong những trại heo nái chuyên nghiệp. Chuồng nuôi heo nái sinh sản sử dụng nền nhựa sạch sẽ, khô ráo, ấm áp nhưng chi phí khá cao.
    Kỹ thuật xây tường chuồng nuôi heo nái đẻ
    • Thân tường cần chắc chắn, kiên cố. Heo nái trong giai đoạn phối giống thường rất phá phách. Tường cần có độ cao vừa đủ để heo nái không thể nhảy ra ngoài. Không thò sang ngăn chuồng khác, cũng không quá cao khó cho việc chăm sóc. Chuồng nuôi heo nái đẻ cần chắc chắn, khi động dục heo sẽ rất phá phách.
    • Xây móng: Xây móng rất quan trọng, móng chắc chắn sẽ dựng được bức tường thẳng và vững. Đổ móng theo tiêu chuẩn xây nhà sẽ rất chắc chắn. Đặc biệt là nền đất yếu cần đầm nền thật chắc và lớp móng phải dày.
    • Lưu ý: Tường chuồng nuôi heo nái đẻ cần có những lỗ thoáng, phía đầu hồi nên xây kín tránh mưa gió. Các gian ở giữa nên xây tường lửng để tăng độ thoáng cho chuồng trại.
    [​IMG]
    Xây mái chuồng nuôi heo nái đẻ
    • Chất liệu mái chuồng: Chọn chất liệu làm mái sẽ giúp điều hòa nhiệt độ trong chuồng. Mái chuồng cần thiết kế chiều cao hợp lý, tránh mưa hắt, nắng chiếu vào chuồng. Mái lá lợp chuồng sẽ rất thoáng mát. Tuy nhiên lại dễ hỏng, không bền. Mái tôn có độ bền tốt, nhẹ nhưng khá nóng bức về mùa hè. Mái phi được sử dụng nhiều, giá rẻ hơn mái tôn nhưng khá nặng. Nếu kết cấu chuồng nuôi heo nái chắc chắn, bà con có thể sử dụng loại mái này.
    • Chọn kiểu xây mái chuồng: Chuồng heo kiểu một mái khá thoáng, rộng nhưng có nhược điểm là dễ bị mưa tạt, nắng dọi, gió lùa vào chuồng. Chuồng heo nái đẻ mái lỡ thoáng, hạn chế mưa, gió, nắng hơn, chi phí cũng cao hơn. Dạng 2 mái đơn khá tiết kiệm chi phí, tuy nhiên hơi nóng lại khó thoát ra.
    Thiết kế máng ăn và máng uống
    • Máng ăn có một số loại phổ biến hiện nay như: máng xây cố định thành chuồng, máng tự động đặt trên nền chuồng. Hiện nay, các chuồng nuôi đã dần chuyển sang máng tự động bởi sự tiện dụng và khoa học của loại máng này.
    • Máng uống: Thiết kế chuồng nuôi heo nái đẻ kèm theo hệ thống núm uống nước tự động để heo có thể tự do uống nước theo nhu cầu là cách tốt nhất.
    Cách xây chuồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng, sinh sản của heo. Vì vậy, bà con hãy lưu ý để có được khu chăn nuôi tối ưu nhất. Từ các thông tin trên hi vọng bà con có thể dễ dàng áp dụng cho mô hình chuồng trại heo nái của mình một cách phù hợp nhất.

    CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG
    CS1: QL.1A HẠ VÀNG – THIÊN LỘC – CAN LỘC – HÀ TĨNH
    CS2: QL.1A – ĐẠI CẦU – TIÊN TÂN – PHỦ LÝ – HÀ NAM
    ĐT: 0984 384 939
    ĐT: 0988 844 629
     

Chia sẻ trang này

Loading...