Chùa Huế có gì đặc sắc?

Thảo luận trong 'Tin tức-Kinh nghiệm du lịch tại Huế' bắt đầu bởi admin, 16 Tháng mười 2017.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      16 Tháng mười 2017, 0 Trả lời, 794 Đọc
  1. admin

    admin Guest

    Người dân Huế chủ yếu theo đạo Phật nên chùa chiền rất nhiều để thỏa mãn tín ngưỡng của người Huế. Hãy tham khảo bài viết này để các bạn hiểu hơn về các chùa ở Huế nhé!
    Đồ sộ về số lượng

    Thừa Thiên Huế từ lâu được nhìn nhận là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam, tuy chưa bao giờ Huế có những ngôi chùa một trăm gian, hoặc những ngôi chùa mà phu phen phục dịch xây cất gần hàng vạn người suốt mấy năm trời như chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều, chùa Sài Nghiêm ở Chí Linh, chùa Hồ Thiên ở Kinh Bắc… nhưng Huế vẫn được biết đến với rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ mà ít nơi nào sánh kịp. Theo thống kê trong “Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V”, vào năm 2007 trên toàn tỉnh có 215 tự viện, trong đó có 3 ngôi quốc tự, 67 chùa tăng Bắc tông, 6 chùa tăng Nam tông, 51 chùa ni Bắc tông, 1 tịnh xá tăng khất sĩ, 1 tịnh xá ni khất sĩ, 20 tịnh thất ni, 66 ngôi chùa làng, 321 niệm Phật đường; chư tăng có 389 vị, trong đó có 11 hòa thượng, 29 thượng toạ và 216 đại đức và trên 100 chúng điệu, chư ni có 489 vị, trong đó có 9 ni trưởng, 49 ni sư, 295 sư cô, 46 thức xoa, 90 sa di và hơn 100 chúng điệu. Đến nay, những con số này được phát triển lên rất nhiều, chiếm 1/3 số lượng chùa chiền trên cả nước.

    Chùa Thiên Mụ – ngôi Quốc tự bên dòng Hương giang

    Sự ra đời của Trung tâm Phật giáo này bắt đầu từ thế kỷ XVII, gắn liền với quá trình khai phá đất Đàng trong của các chúa Nguyễn. Nhưng trước đó, từ thế kỷ I đến thế kỷ XII, Thừa Thiên Huế cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo. Việc phát hiện hàng loạt tượng Phật bên cạnh các tượng thần Ấn Độ giáo là bằng chứng về sự hiện diện của Phật giáo ở vùng đất này ngay từ những thế kỷ đầu của Công nguyên. Tuy nhiên phải đến thế kỷ XVI – XIX Huế mới thực sự trở thành Trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn liền với việc khai phá xây dựng thủ phủ và định đô cuả các Chúa, các vua Nguyễn.

    [​IMG]
    Chùa Thiên Mụ


    Điều đặc biệt đối với bất cứ ai khi có dịp đến Huế, đó là đi đâu cũng thấy chùa chiền và văn hóa ẩm thực Phật giáo. Huế không thiếu những ngôi chùa phải leo lên tận những ngọn núi cao và cách xa khu dân cư mới thấy như Huyền Không Sơn Thượng, Thiền Viện Trúc Lâm, Huyền Trân Công chúa… và lại có những ngôi chùa mà chỉ cần đi vài bước chân là đã tới như chùa Từ Đàm, Từ Hiếu, Thiên Mụ, Diệu Đế… Tất cả đều được len lỏi vào trong cuộc sống thường nhật, tạo nên sự sâu rộng, độc đáo và gần gũi khiến cho nơi đây, dù có theo đạo Phật hay không, người dân Huế vẫn thường xuyên ăn chay, chế biến các món ăn chay vô cùng sáng tạo, đẹp mắt và tinh tế không kém gì những sơn hào hải vị.

    Đặc thù về kiến trúc

    Chùa là một trong những kiến trúc phổ biến tạo nên nét đẹp văn hóa thuần túy của đất Việt, tuy nhiên chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Có rất nhiều cách bố trí, sắp xếp nhưng thường được xây dựng theo kiểu các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa như chữ Đinh, Công, Tam.

    Cách kiến trúc chùa viện theo kiểu chữ khẩu, chữ nhất, chữ tam, chữ liễu; những tiền đường hay điện thờ làm kiểu nhà “trùng lương” (trùng thiềm điệp ốc) là kiểu đặc trưng của chùa Huế. Nóc chùa thường trình bày với các mô-tip “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, “lưỡng long chầu Pháp luân”, các vật linh quy, phụng, lân, các kiểu hoa sen; mái lợp ngói âm dương có màu ảnh hưởng kiểu kiến trúc cung đình của các triều vua chúa để lại. Hoa sen, chữ vạn, hồi văn chữ vạn, lá sen, trái Phật thủ, lá bồ đề, Pháp luân, hải triều, hỏa luân, bầu cam lồ là những đề tài, những mô-tip thuần Phật giáo tạo cho chùa Huế có nhiều sắc thái độc đáo.

    Chùa Diệu Đế

    [​IMG]
    Chùa Diệu Đế


    Chính điện thường có 3 – 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng nên nhẹ nhàng, thanh thoát. Chái nhà hai bên dành cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền đường, tăng xá. Vườn chùa trồng cây ăn trái, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, tăng chúng, sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu.

    Nội thất chùa bình dị, cân đối và không trang trí sặc sỡ. Ngoài bộ tượng Phật Tam Thế truyền thống, bên trái có tượng Quan Công, bên phải là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Vào thời chấn hưng Phật giáo những năm 1950-1963, có cải cách lại hệ thống thờ tự: trước Tam Thế đặt thêm tượng Phật Thích ca, gian trái có Bồ tát Ðịa Tạng, gian phải có Bồ tát Quan Thế Âm, tả hữu thì vẫn đặt Kim cang, Hộ pháp.

    Triển vọng về phát triển du lịch

    [​IMG]
    tiềm năng phát triển du lịch Huế


    Với hệ thống lớp lang những ngôi chùa lớn nhỏ cùng văn hóa ẩm thực chay độc đáo, Huế có đủ tiềm năng và cơ sở để phát triển lâu dài hình thức du lịch tâm linh, trở về với nguồn cội. Đây vừa là thách thức nhưng sẽ rất bền vững để Huế thật sự được khám phá một cách đúng nghĩa: vừa độc đáo về chiều sâu vừa đủ đầy về chiều rộng.

    Nguồn: Sưu tầm


    bài bình luận
     

Chia sẻ trang này

Loading...