63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn khi du lịch nước ngoài

Thảo luận trong 'Du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi kemdau90, 1 Tháng mười một 2017.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      1 Tháng mười một 2017, 0 Trả lời, 773 Đọc
  1. kemdau90

    kemdau90 Guest

    Đây là bài chia sẻ của Trần Đặng Đăng Khoa (Dan Dan). Bạn này hiện đang đi xe máy (xe biển số Việt Nam) từ Sài Gòn sang Châu Âu.
    Sẵn đang đợi phà vài ngày nên rảnh viết một bài tổng hợp lại mấy vấn đề bữa livestream cũng như bổ sung thêm vài kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì mỗi người mỗi kiểu nhưng mình biết nhiêu viết nhiêu vậy, bạn bè xem có gì bổ sung và chia sẻ thêm cho mọi người nhé. Chia sẻ trên tinh thần là mình đi xe máy, nhưng cũng áp dụng cho đi đường bộ, xe đạp v.v…cũng được.

    1) PHOTO & BACK UP GIẤY TỜ:
    -Tất cả các giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, các trang chụp VISA, dấu xuất nhập cảnh, bằng lái, giấy tờ xe, bảo hiểm du lịch…đem photo ra nhiều bộ và cất giấu nhiều nơi như mình luôn mang bản gốc bỏ trong balo hoặc túi nhỏ nhét vào lớp áo trong cùng, các bản photo khác hai bộ cất trong hai balo khác, một bộ trong cốp xe.
    -Ngoài ra cũng nên scan hoặc chụp ảnh lại rồi bỏ vào laptop, ổ cứng, điện thoại backup, rồi quăng lên gmail, drive, dropbox…Nếu trong nhóm nhiều người thì cất chéo nhau, người này cất của người kia v.v…
    -Trong trường hợp mất giấy tờ còn cái trình cảnh sát để xác nhận thân nhân, xác nhận nhập cảnh hợp pháp hoặc đến ĐSQ Việt Nam làm lại passport để xuất cảnh về.
    -Giấy tờ là vật tối quan trọng nên mình bỏ trong 2 lớp túi nylon chống nước, bỏ vào balo và lại trùm áo mưa balo lần nữa để chống mưa ướt, cũng như là một lớp bảo vệ an toàn khỏi bọn móc túi hay hạn chế rơi rớt đồ. Nếu ngủ dorm thì nhét dưới gối, đi tắm đi vệ sinh gì cũng nhớ mang theo.

    2) TIỀN BẠC VÀ THẺ ATM:
    -Không bao giờ mang tất cả tiền mặt theo, trừ khi đi gần và rất ngắn, còn lại bỏ vào thẻ ATM cho chắc ăn, đi đến đâu thì thanh toán thẻ hoặc tìm ATM rút. Thẻ cũng nên làm ít nhất 2 thẻ. Mình thì làm luôn cả 3 cái, 2 cái ngân hàng VN, 1 cái nước ngoài, vì các ngân hàng nước ngoài có dịch vụ hỗ trợ khách hàng nước ngoài tốt hơn cũng như có văn phòng ở nhiều nước.
    -Thẻ ATM và tiền mặt cũng chia ra cất nhiều nơi, cất trong người, trong balo, dấu trong xe trừ khi bị cướp thì còn tiền backup và còn thẻ khác để xài. Thẻ VISA hoặc Mastercard cũng cạo mất 3 chữ số PIN lock ở mặt sau (dĩ nhiên là phải ghi nhớ chứ không thì không xài giao dịch online được). Tránh để các thẻ trong bóp tiếp xúc trực tiếp nhau vì dễ bị trầy xước, hư phần thẻ từ, cũng như không để dãy số lộ ra ngoài chỗ dễ thấy vì lí do an toàn. Để một lượng tiền mặt nhỏ trong túi riêng để cần thì rút ra thanh toán nhanh, không cần mở bóp hay balo ra, ngoài ra nếu được cũng trữ ít ngoại tệ mạnh như $ hay Euro trong người vì đi đâu cũng đổi được.
    -Trước khi đi nên báo cho ngân hàng phát hành thẻ là sẽ rút ở nước ngoài nhiều nên đừng khóa (do vấn đề an ninh). Tuy nhiên thực tế thì vài lần rút đầu ở nước ngoài họ vẫn khóa sau mỗi lần rút làm khá bực mình, nhưng sau nhiều lần confirm thì họ không khóa nữa.

    3) ĐIỆN THOẠI VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    -Do mình đi xa nên mang cả 3 cái điện thoại thoại, một cái xịn để dùng, chụp ảnh, v.v…một cái cùi bắp để làm GPS dẫn đường treo trước xe, một cái pin trâu cùi bắp tắt nguồn bỏ trong balo phòng hờ mất cả 2 cái kia. Đến nước nào mua SIM nước đó, và mua cả gói Data để dùng các mục đích sau:
    + Check-in chụp hình sống ảo [​IMG]=))
    + Có số điện thoại để gọi hỗ trợ khẩn cấp cho cảnh sát, cứu hộ hoặc cảnh sát du lịch ở các nước. Các số này đến thì tìm và lưu sẵn. Ngoài ra cũng lưu sẵn số hotline hỗ trợ người Việt ở nước ngoài, số người thân gia đình hoặc bạn thân (lựa người nói được tiếng Anh), số hotline của bên bảo hiểm và ISOS cứu hộ quốc tế liên kết với công ty bảo hiểm. Các số hotline này bỏ ở mục Emergency Call ở màn hình lock, trong trường hợp bị tai nạn bất tỉnh thì họ không cần mở khóa vẫn có thể gọi được cho các hotline này.
    + Dùng internet trên điện thoại để book phòng, xem thông tin địa điểm, tình hình đường sá, an ninh ở nơi sắp đến thế nào, cũng như dùng google translate phiên dịch qua tiếng địa phương để giao tiếp hoặc nhờ sự hỗ trợ.
    +Ngoài ra nếu cẩn thận hơn nữa như mình thì viết hẳn ra một tờ giấy các hotline trên và thông tin liên hệ khi cần thiết vào giấy, bỏ trong bao chống nước rồi nhét vào balo, bóp tiền, bao đựng hộ chiếu hoặc chỗ dễ thấy. Cũng có thể chụp ảnh cái tờ giấy này rồi dùng làm màn hình khóa để ai cũng đọc được dù không cần mở.
    -Trên điện thoại cũng down các app về sơ cứu y tế cơ bản để cần tham khảo hoặc đọc lúc rảnh rỗi, mà tốt nhất là cứ học hoặc tập trước sơ cứu căn bản ở nhà cho chắc.
    -Tải luôn các app maps offline (mình dùng maps.me rất tốt, và nhiều dân traveler trên đường gặp cũng rất thích nó, luôn có bản đồ để xem đường đi, đánh dấu các điểm tham quan, địa chỉ hostel, xem tài xế có đi đúng đường hay đi chỗ nào lạ không, dùng tìm cây xăng, nhà nghỉ, quán ăn v.v…)
    -Nên có một bạn thân để báo lịch trình nay mình đi đâu, ở bao lâu, và kế hoạch sắp tới thế nào, không thì cứ lên fb check in cho nhanh [​IMG]=)). Ngoài ra google maps mới cập nhật tính năng live location sharing (chọn người tin tưởng mình muốn share vị trí) thì người đó sẽ luôn biết mình đi đâu, lần cuối thấy là khi nào, hoặc các bạn trong group đi với nhau có thể biết vị trí của nhau phòng khi lạc nhau.

    4) NGỦ NGHỈ TRONG GUESTHOUSE/CẮM TRẠI
    -Do mình đi một mình vừa đi vừa làm nhiều thứ nên đồ đạc rất nhiều, không ngủ ở dorm được, toàn ngủ room riêng nhưng lựa các option rẻ nhất có thể cho an toàn, thà tốn hơn còn hơn mất đồ mất tài liệu rất mệt mỏi. Còn ngủ nhờ nhà bạn bè được thì quá tốt.
    -Thường các khách sạn có chìa khóa rất sơ sài, nhiều khi đẩy mạnh phát là chốt cửa bung ra nên cứ mang theo một ổ khóa dự phòng để ra ngoài khóa thêm cho chắc. Ổ khóa này cũng có thể dùng để khóa bánh trước nếu phải parking ở chỗ đông người mà khóa cổ không đủ. Tối ngủ trong phòng thì kiểm tra khóa trái cửa chắc chắn, chỗ khu vực nhạy cảm thì nên chuẩn bị sẵn miếng chặn cửa để không cho người ngoài xâm nhập vào, còn không có hoặc khóa trái cửa hư thì mình lấy balo, nón bảo hiểm, giày, bàn, ghế chặn ở cửa rồi đặt cái ly inox lên mép bàn để họ có đẩy cửa vào làm rớt cái ly thì mình cũng biết (nói chớ mình là thánh ngủ, trời sập cũng không dậy [​IMG]=)))
    -Tới nơi xong cũng nên chụp ảnh cái card của guest house hoặc địa chỉ ở ngoài để có gì tìm về được, nhưng tốt nhất là đánh dấu vào maps trên điện thoại cho nhanh, cần chạy xe về hoặc chỉ đường cho taxi chở về tận nơi luôn.
    -Lúc đi từ bàn tiếp tân vào thì cũng để ý xem cầu thang bộ và lối thoát hiểm ở đâu, hoặc nếu ở tầng cao thì lúc xuống đi thang bộ xuống để biết vị trí cầu thang thoát hiểm cũng như tập thể dục giảm mỡ [​IMG]=))
    -Cắm trại thì đi một mình không nên cắm trại nhiều quá nếu mang nhiều đồ quý giá, nhưng cần hoặc cảnh đẹp thì cứ cắm. Có nguyên tắc hay áp dụng là chỗ nào vắng người và không ai biết mình ở đó là chỗ an toàn nhất. Ra biển thì kiếm sau mấy hòn đá lớn, vào sa mạc thì núp sau mấy đụn cát, không ai biết mình ở đó thì sẽ không thể hại mình được. Tuy nhiên vào mấy chỗ vậy cũng kiểm tra kĩ xem có đá rơi, gần chỗ nguồn nước dễ dâng, có rắn rít, nền đất thế nào, xem trước nếu có ai tấn công thì chạy về phía nào. Khi ngủ lúc nào cũng có một cái đèn pin và con dao, để ở ngay đầu, cần có thể lấy ngay.

    5) SỨC KHỎE VÀ Y TẾ:
    Vấn đề sức khỏe thì cực kỳ quan trọng rồi, mệt thì không đi được mà đi cũng không vui vẻ gì.
    -Đầu tiên là việc ăn uống, đi đâu ăn uống cũng chú ý đồ ăn xem có sạch sẽ vệ sinh không, nếu bắt buộc ghé nhà hàng ăn thì trước khi gọi món hay hỏi nhà vệ sinh ở đâu, sẵn ngó cái bếp xem có sạch không và cái nhà vệ sinh cũng phản ánh độ sạch sẽ của nhà hàng. Còn phải ăn dọc đường thì cũng không sao, nếu cảm giác đồ ăn không an toàn thì cứ vô shop mua tạm đồ ăn liền cho qua bữa rồi tìm chỗ ăn sau cũng được. Mình may mắn ăn gì cũng được, cho gì ăn đó, không kén món gì, không yêu cầu đồ ăn ngon và ăn gì cũng không bao giờ bị đau bụng, nhà nghèo nên dễ nuôi từ nhỏ. Mốt ai cưới mình chắc sung sướng [​IMG]=))
    -Uống nhiều nước vào, trong người lúc nào cũng có ít nhất 1 lít (kèm ít bánh ngọt, socola) để dành uống, cũng như rửa mặt nếu say nắng, rửa vết thương nếu bị tai nạn, bị phỏng. Ở vài tp lớn nước sinh hoạt vẫn uống được, như ở Georgiamọi người toàn uống nước vòi cả, vì nước từ dãy Caucasus chảy xuống rất sạch và mát lạnh. Mình cũng mang cả ống lọc nước dã ngoại để dùng khi cần kíp, khi băng qua sa mạc bị cạn nước thì dùng tạm, hoặc để uống nước chỗ nào nước chai không đảm bảo hoặc bị làm giả như ở Ấn chẳng hạn.
    -Luôn có bộ sơ cứu y tế trong người, số lượng và thuốc men thì tùy theo địa hình, thời tiết, loại hình du lịch và tình hình sức khỏe, bệnh tật riêng của mỗi người. Bộ này bỏ chỗ dễ lấy ra nhanh. Mình cũng bỏ trong bộ sơ cứu y tế tờ giấy bữa đi khám tổng quát để nhân viên y tế hoặc cứu hộ, bác sĩ ở đó biết mình nhóm máu gì, có tiền sử bệnh gì hay không, kháng thuốc gì, huyết áp, mạch, các thông tin sức khỏe cá nhân khác trong trường hợp bất tỉnh.
    -Mang áo quần phù hợp điều kiện thời tiết địa hình, trước khi đến đâu thì check thời tiết ở đó trước, mang nhiều lớp áo quần sẽ hay hơn, để tháo ra lúc nóng và mặc thêm lúc lạnh. Tránh các bộ phận cơ thể tiếp xúc nắng nóng quá lâu, đặc biệt là đi xe máy, xe đạp, luôn cố gắng giữ thân nhiệt ổn định nhất có thể.
    -Nếu cần thì tiêm ngừa trước khi khởi hành, và ngay cả một số nước cũng cần giấy tiêm chủng mới cho nhập cảnh. Ở SG các bạn đến 40 Nguyễn Văn Trỗi chỗ Trung tâm chủng ngừa quốc tế tiêm.

    6) CẢNH GIÁC VỚI CƯỚP GIẬT, MÓC TÚI, KẺ GIAN KHÁC
    Đi chơi là phải mở lòng mình ra, sẵn sàng tiếp chuyện và giao lưu với người địa phương, nhưng đồng thời cũng phải cẩn thận và cảnh giác, vì nhiều khi cáo già đội lốt cừu non mà, hehe. Đặc biệt là các bạn nữ, chứ mình già rồi nên cũng khó bị dụ, kaka.
    -Cái này cũng khó nói nhưng cứ dựa vào trực giác mình thôi, gặp ai mà thấy có gì đó “sai sai” hay nhiệt tình quá mức, nói cầm giùm đồ, rồi chỉ chỗ nhà nghỉ thật rẻ cho, hoặc chỗ này chơi vui lắm thì cũng nên cẩn thận và hỏi tới để xem họ trả lời sao. Nếu họ có thái độ quá khích thì cứ bình tĩnh, đừng cáu giận, nhưng không được tỏ thái độ sợ sệt, cứ quay lưng đi và cảnh giác hoặc hét lên cho quên sầu đời.
    -Hạn chế để lộ thông tin như mình ngủ ở đâu, đi một mình hay đi với bạn, sắp tới sẽ đi đâu chơi, nếu như có cảm giác người đó cũng không phải dân du lịch như mình hay tò mò tìm hiểu kết bạn để có ý đồ xấu.
    -Những đồ đạc quan trọng luôn bỏ trong balo mang theo sát người và cài quai ngực hoặc quai bụng, lúc ngủ ở nhà ga, tàu, hay ngủ trưa dọc đường cũng nhét dưới đầu hoặc kẹp giữa hai chân, ngay cả vào quán ăn mình cũng bỏ dưới đất giữa hai chân, thà chịu dơ về giặt còn hơn bị tay khác chạy ngang quơ mất, lựa ghế sát tường và có tầm nhìn bao quát quán hoặc nhìn ra phía ngoài cửa.
    -Mặc đồ giản dị, khiêm tốn nhưng gọn gàng, lịch sự, tránh gây chú ý nhiều quá, được thì cứ họ mặc sao mình mặc vậy hoặc kiểu như mấy đứa nước ngoài sống lâu năm sắp thành “quỷ” ở đó luôn rồi [​IMG]=))
    - Biết nói dối lúc cần thiết như cảm giác bị dẫn vào chỗ nguy hiểm, bị ép mua hàng, bị kiếm chuyện (vd trên taxi lúc nghi ngờ thì giả vờ gọi nói okie tao sắp tới, tụi mày đợi chút, hoặc có người ve vãn thì cứ nói tao đi với đám bạn, đang đợi ở đây và book phòng rồi, hay khi biết bị ép giá muốn đi thì cứ nói láo tao thích lắm nhưng kg mang tiêng hoặc đi một vòng rồi quay lại sau...), tell a white line mà, tự bảo vệ mình thôi cũng kg ảnh hưởng gì.

    7) VẤN ĐỀ CHẠY XE TRÊN ĐƯỜNG
    Cái này thiên về việc đi bằng xe máy rồi nhưng sẵn viết luôn. Cũng không có gì để nói nhiều, vì bạn nào dám mạo hiểm đi xa qua nhiều nước thì cũng đủ kinh nghiệm chinh chiến cho riêng mình rồi, nhưng bản thân mình thì có vài điểm sau:
    -Luôn tỉnh táo và cẩn trọng, dừng nghỉ hợp lý, dù đi đường thẳng, đi đèo, đi trong thành phố, đi ngoại ô, khi dừng xe nghỉ, khi dừng đèn đỏ, khi rẽ v.v…luôn quan sát mặt đường, quan sát trước sau và hai bên trước khi làm bất cứ điều gì. Cái này nhiều bạn không có gương chiếu hậu cũng tài thật, như mình thì mình đành chịu, dù biết gương có điểm mù, quay đầu lại được nhưng có vẫn tốt hơn, quan sát trước rồi cần thì dừng hẳn xem đường rồi băng ngang hoặc quay đầu cho an toàn.
    -Cái cần nhớ duy nhất là TRÁNH XA XE LỚN, không bao giờ chạy trước, chạy sau, hoặc chạy song song với BẤT KÌ chiếc xe lớn nào, vì nếu chạy trước nó mà mình ngã thì chết, chạy sau thì nếu nó va chạm với xe khác cản tầm nhìn mình thì mình lao vào cũng chết, mà chạy ngang bị rơi vào điểm mù của nó hoặc nó lật ngang hoặc đổi hướng ép mình thì mình cũng chết. Nếu đi tốc độ vừa và trang bị bảo hộ đầy đủ thì khi tự ngã không va chạm xe nào khác thì rất khó nguy hiểm đến tính mạng, chỉ có va chạm với xe khác mới cực kỳ nguy hiểm, vì thế, hãy tuyệt đối TRÁNH XA xe lớn. Nếu nó chạy chậm thì vượt qua và giữ khoảng cách xa, còn nó chạy trước mình và chạy khá nhanh thì cứ để nó chạy trước một đoạn xa.
    -Mặc đồ bảo hộ đầy đủ, nón fullface, giày cao cổ, găng tay, nếu được cả áo phản quang. Cứ nghĩ trong đầu là trên đường không ai thấy mình cả, mình là vô hình (mà cũng thiệt chớ, ra nước ngoài toàn có mình là xe máy nhỏ xíu lưu thông trên đường nối mấy tp lớn thôi), vì thế khi vượt, khi rẽ, khi thắng đều phải nhá đèn báo hiệu cho mấy cha oto biết.
    -Những người không ngã xe là những người chưa ngã xe, chứ không phải sẽ không bao giờ ngã, vì thế đừng bao giờ chủ quan, đừng nghĩ mình giỏi và tay lái lụa, đời thực không có vụ respawn chơi lại như game đâu, ngã vài lần thì sẽ biết cách ngã để giảm thiểu chấn thương và thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.

    8) MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
    -Tra thông tin ĐSQ/LSQ Việt Nam ở nước sở tại để cần thì nhờ hỗ trợ.
    -Trước khi ra khỏi phòng, bàn ăn, tàu xe thì nhìn lại chỗ vừa đi để chắc chắn không bỏ quên gì, được thì làm câu thần chú và học thuộc như mình, đọc lại và kiểm tra trước khi rời khỏi “Passport, bóp tiền, điện thoại 1, điện thoại 2, laptop, máy ảnh, giấy tờ”, là mấy món quan trọng, haha.
    -Nếu phải đi bằng bus hoặc oto để băng qua các cự ly xa thì lên xe lựa ghế ngồi ở giữa xe và gần cửa ra vào, để balo dưới chân hoặc đeo ngược lên người, nếu phải bắt xe giữa đường thì nếu xe toàn là nam, ít phụ nữ thì cũng cần cảnh giác (nhất là nữ).

    9) MUA BẢO HIỂM DU LỊCH
    Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, và là giải pháp backup tốt nhất là mua bảo hiểm du lịch, đặc biệt là khi đi du lịch nước ngoài và nếu đi một mình nữa, vì ở nước ngoài khó khăn trong việc giao tiếp, chi phí y tế cao, không có người thân hỗ trợ, ở xa nhà nữa.
    Chi phí mua bảo hiểm du lịch so với tổng chi phí chuyến đi là rất nhỏ, lúc bị tai nạn, bị delay, bị mất hành lý, giấy tờ v.v…mới thấy nó hữu ích thế nào.

    Để mua có thể mua của Liberty, công ty Mỹ, thủ tục nhanh gọn, phạm vi bảo hiểm rộng, liên hệ hỗ trợ dễ dàng khi có sự cố ở nước ngoài. Bạn nào phải di chuyển nhiều thì mua hẳn luôn gói 180 ngày và mua gói cao nhất luôn cho an tâm hen. Tham khảo link này https://goo.gl/fYNMS5 , đang có chương trình khuyến mãi giảm 15% khi thanh toán online bằng thẻ VISA và nhập mã VISA247. Hoặc gọi hotline 1800 599 998 để được tư vấn.
    -------
    Vậy đó, chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm. Chắc do cẩn thận thái quá nên đến giờ vẫn chưa có sự cố gì xảy ra. Đó cũng là nhờ may mắn, chưa xảy ra không có nghĩa là không xảy ra, nên vấn đề quan trọng nhất là luôn tập trung và cẩn thận mọi lúc mọi nơi, chỉ cần một sai lầm nhỏ là phải trả giá rất đắt không lấy lại được. Cẩn thận là thế nhưng cũng đừng quá lo lắng mà hãy tận hưởng, thoải mái, và xem những khó khăn nếu có là cơ hội va chạm để sau này có kinh nghiệm và trưởng thành hơn, mở mang đầu óc hơn. Đọc thì có vẻ nhiều nhưng từ từ quen thì nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên, mỗi khi đi đâu, làm gì, cẩn thận tí vẫn không thừa.

    Mến chúc các bạn đi du lịch an toàn và vui vẻ nhé!
    Thân ái.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh