63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi Kieutrang0504, 8 Tháng ba 2021.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò vấp, Tp.HCM ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      8 Tháng ba 2021, 0 Trả lời, 416 Đọc
  1. Kieutrang0504

    Kieutrang0504 Member

    Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm cá. Tôm cá chết, bệnh, chậm lớn phần nhiều đều liên quan đến quản lý chất lượng nước.

    Để thủy sản phát triển tốt thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chế độ cho ăn, thời tiết, chế độ quản lý nước ao. Chất lượng nước được đánh giá bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau; và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời để bảo vệ vật nuôi.
    [​IMG]
    Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi
    Yếu tố nhiệt độ:
    Nhiệt độ trong khoảng 26 – 30oC cho năng suất cao nhất, tôm lớn nhanh và tỉ lệ sống cao. Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ánh nắng mặt trời, gió, mưa và quạt nước. Nắng làm nước nóng lên. Gió có tác dụng khuấy đảo lớp nước mặt. Để bảo đảm ổn định nhiệt độ cho tôm nuôi độ sâu nước nên từ 1,2 m - 1,5 m là thích hợp. Nếu ao quá cạn sẽ bất lợi do nước sẽ quá lạnh vào ban đêm và quá nóng vào ban ngày.
    Nhiệt độ càng cao thì nước càng ít oxy; trong khi trao đổi chất trong cơ thể tôm và sự phân hủy các chất bẩn trong nước xảy ra càng nhanh, nghĩa là càng cần nhiều oxy hơn. Do vậy nhiệt độ cao rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến thiếu hụt oxy.
    Oxy hòa tan:
    Oxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm bảo oxy hòa tan > 3 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.
    [​IMG]
    pH trong quản lý nước ao nuôi:
    pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 6,5-9,0 tối ưu là 7,5 – 8,5. Vật nuôi chết khi 11 < pH < 4.
    pH thấp làm giảm quá trình tích trữ khoáng trong cơ thể tôm làm tôm mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, ngăn cản quá trình tạo các mô của sinh vật. pH phụ thuộc rất lớn quá trình quang hợp và hô hấp. Vì vậy kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao và lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp. Nước có pH thấp thì tảo kém phát triển, ngoài ra các động vật phù du làm thức ăn tôm cá thường phát triển tốt trong nước có pH hơi kiềm. Mật độ tảo càng cao thì biến động pH trong ngày càng lớn. Vì vậy cần kiểm soát mật độ tảo vừa phải. Kiểm soát được pH trong khoảng 7,5 – 7,8, và biến động trong ngày của pH<0,5 là tối ưu nhất.
    Độ kiềm:
    Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 - 150 mg/l. Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm.
    Độ trong của nước ao nuôi:
    Nước trong hay đục là do phù sa lơ lửng hay quần thể vi sinh vật (tảo và vi khuẩn). Tảo rất quan trọng, vì tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ oxy hòa tan. Có tảo lợi nhưng cũng có tảo hại như tảo lam. Tảo nhiều thì ban ngày oxy hòa tan cao, nhưng đêm oxy hòa tan lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù sa không có lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần lắng trước khi gây màu nước (gây tảo). Khi phù sa đã lắng, thì độ trong/đục của nước đặc trưng cho nồng độ tảo. Độ trong 30- 35 cm là tối ưu cho nước nuôi tôm.
    Hydro sulfua H2S:
    Hydro sulfua là khí rất độc đối với tôm và động vật trong đó có người. H2S hình thành do sự phân hủy yếm khí thức ăn thừa, xác cây cỏ và chất thải của vật nuôi, hay từ quá trình phản sulfat hóa yếm khí. Bùn đáy có màu đen và có mùi trứng thối là vì sự hiện diện của H2S. Hàm lượng H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ nước, H2S tăng khi nhiệt độ giảm và pH giảm. Hàm lượng H2S an toàn cho tôm là < 0,03mg/l. Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho ao nuôi cần hạn chế tích lũy hữu cơ ở đáy ao và đảm bảo ao nuôi thoáng khí, đủ hàm lượng oxy hòa tan, tránh hiện tượng yếm khí làm phát sinh H2S.
    Ammonia ở dạng tự do (NH3):
    Ammonia được sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ có chứa N. Ammonia ở dạng tự do (NH3) rất độc đối với tôm cá. Nồng độ NH3 tăng khi pH và nhiệt độ tăng. Hàm lượng NH3 <0,1 mg/L là thích hợp cho tôm cá.
    Nitrate (NO3-):
    Nitrate không độc và là dưỡng chất để tảo phát triển. Tôm không bị ảnh hưởng bởi nồng độ NO3- ở 900 mg/l. Tuy nhiên NO3- quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng tảo, trong đó có tảo độc phát triển mạnh, làm giảm chất lượng nước. Nói chung, nitrate không phải là vấn đề cần quan tâm, nên thường không cần theo dõi.
    Nitrite (NO2-):
    Nitrite NO2- là chất độc cho tôm nuôi. Nitrite ngấm vào cơ thể tôm cá qua mang và da. Hàm lượng nitrite thích hợp cho ao tôm là <0,1 mg/l.
    Một vài lưu ý trong việc quản lý chất lượng nước trong ao nuôi
    – Chạy quạt thường xuyên để duy trì hàm lượng ôxy hòa tan cao trong ao nuôi. Ngay từ khi cải tạo ao, luôn luôn có ít nhất một giàn quạt vận hành tại bất cứ thời điểm nào. Ví dụ: với một ao nuôi chuẩn (3.000 – 3.500 m2) có 4 giàn quạt thì luân phiên vận hành liên tục 1 giàn quạt trong tháng nuôi thứ nhất, 2 giàn trong tháng nuôi thứ 2 và cả 4 giàn từ tháng nuôi thứ 3 trở đi. Các thời điểm cần vận hành 100% công suất của hệ thống quạt nước là từ 14 đến 16h chiều và từ 21h đêm đến 4h sáng hôm sau.
    – Sử dụng chế phẩm vi sinh nuôi tăng sinh tại trại liên tục trong thời gian nuôi để giữ cho chất lượng nước được tốt (NH3 và NO2– thấp, pH ổn định). Biện pháp kỹ thuật này giúp giảm chi phí sử dụng vi sinh và đã đem lại hiệu quả tốt cho nhiều cơ sở nuôi tôm. Thành phần vi sinh sử dụng có thể tùy theo mục đích và tình hình cụ thể của ao nuôi. Nên tìm hiểu chức năng, công dụng của từng loại để ứng dụng hợp lý.
    – Sử dụng vôi, khoáng hiệu quả để ổn định pH và độ kiềm của nước ao.
    + Trong tháng nuôi đầu tiên 2 ngày/lần tạt dolomite với liều 15 – 20 kg/1.000 m3 và canxi với liều 5 – 10 kg/1.000 m3 xuống ao vào khoảng 9 – 10h sáng.
    + Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 3 – 5 ngày, tạt dolomite và canxi sau 20h tối với liều gấp đôi so với tháng nuôi đầu tiên.
    + Hàng ngày kiểm tra độ pH và độ kiềm của ao nuôi vào lúc 10h sáng. Nếu pH nằm trong khoảng 7,4 – 8,2 thì không cần xử lý gì. Trong trường hợp pH cao hơn 8,2 thì bón thêm mật đường 2 – 4 kg/1.000 m3 và chạy quạt. Nếu pH thấp thì bón thêm vôi nóng (CaO) để nâng pH lên nhanh.
    + Khi cần nâng độ kiềm, có thể dùng canxi vào buổi tối với liều 25 – 40 kg/1.000 m3 liên tục trong 3 ngày. Nếu cần nâng độ kiềm ngay trong ngày thì dùng bicacbonat với liều lượng 8 – 10 kg/1.000 m3.
    – Kiểm soát chất thải và xử lý NH3: Sử dụng Yucca 20 – 25 ngày/lần từ lúc thả đến tôm được 45 – 50 ngày tuổi; và 7 – 15 ngày/lần đối với tôm nuôi lớn hơn 50 ngày tuổi. Mức độ sử dụng Yucca tùy thuộc vào chất lượng nước trong ao, nếu chất lượng nước ao kém thì nên sử dụng Yucca với lượng 1 lần/tuần với tôm nuôi lớn hơn 45 ngày tuổi.
    – Diệt khuẩn khi cần thiết: Nếu ao nuôi có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc được cán bộ kỹ thuật xác nhận là bị nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng BKC liều 1kg/2500m3 hoặc iodine liều 1,5 – 2,5 lần so với hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Lưu ý, sử dụng iodine vào buổi tối và chỉ tạt vi sinh 2 ngày sau khi diệt khuẩn
    -Xử lý kỹ nguồn nước cấp nếu cần thay hoặc cấp bù. Khi cần gấp, có thể dùng BKC 80% liều 0,5 ppm.
    ACCOFLOC A115 - CHẤT LẮNG TỤ
    [​IMG]
    Thành phần chính:
    Polyacrylamide (Polymer Anion) ≥ 90%
    Công dụng:
    - Lắng tụ các chất hữu cơ, chất cặn bã, phù sa trong nước ao nuôi tôm, giúp tăng hàm lượng oxy trong ao.
    - ACCOFLOC A115 giúp cải thiện chất lượng nước, làm trong sạch nước ao nuôi.
    - Kích thích tảo phát triển, tạo màu nước đẹp.
    Cách dùng:
    - Rải trực tiếp ACCOFLOC A115 trên bề mặt ao, gần máy quạt nước.
    - Liều lượng sử dụng: 1 kg/ 5.000-6.000 m3 nước ao.
    - Nên sử dụng sản phẩm lúc trưa nắng.
    - Hạn chế sử dụng cho tôm nhỏ dưới 1 tháng tuổi.
    Quy cách: 10kg/bao
    Xuất xứ: Nhật
    Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.
    Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
    CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC GIA PHÁT
    Địa chỉ: 750/72 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại: 0918 768 519 - 0903 405 117

    Facebook: https://fb.com/nlts.NgocGiaPhat
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh