63 Stravel

Các lễ hội hấp dẫn trong tháng 6 ở Thái Lan

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 26 Tháng năm 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Tin tức
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      26 Tháng năm 2023, 0 Trả lời, 217 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Du lịch Thái Lan không những thu hút bởi điểm đến, con người mà còn là những lễ hội sôi động, náo nhiệt thể hiện rõ nhất trong các lễ hội truyền thống thường niên của “đất nước vạn nụ cười”. Đi tour Thái Lan vào tháng 6 năm nay du khách sẽ được dịp hòa mình vào không khí lễ hội cũng như tìm hiểu văn hóa truyền thống Thái Lan thông qua những lễ hội đó. Bài viết này Air Go sẽ giới thiệu rõ hơn về những lễ hội truyền thống nổi tiếng của Thái Lan.

    1. Các lễ hội vào tháng 6 ở Thái Lan
    1.1 Lễ hội Ma Phi Ta Khon
    [​IMG]
    Lễ hội Ma Phi Ta Khon
    Lễ hội ma Phi Ta Khon được tổ chức từ ngày 16-18 tháng 6 hàng năm tại huyện Dan Sai, tỉnh Loei, Thái Lan. Vào ngày diễn ra lễ hội, đoàn người diễu hành mặc trang phục sặc sỡ và đội mặt nạ quỷ, có màu sắc và hình thù vô cùng kỳ quái để trưng diện làm cho không khí lễ hội náo nhiệt trên khắp các tuyến phố. Lễ hội Phi Ta Khon sẽ có một số hoạt động thú vị, bao gồm cuộc diễu hành diễn ra vào thứ Sáu (hóa trang thành ma), với các cuộc thi và âm nhạc vào thứ Bảy và các nghi lễ Phật giáo vào Chủ nhật. Mặc dù đây là một lễ hội địa phương ở tỉnh Loei nhưng lại rất được quan tâm và nhiều người tham gia.

    Lễ hội ma Phi Ta Khon là cách người dân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những linh hồn luôn bảo vệ và che chở cho cuộc sống của họ. Phi Ta Khon là nét đẹp về văn hóa tín ngưỡng tâm linh mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Thái Lan vào mùa xuân.

    1.2 Lễ hội phóng tên lửa tự chế Bun Bang Fai
    Thái Lan cũng là một đất nước nổi tiếng về nông nghiệp, nên chắc chắn các lễ hội liên quan tới hoạt động canh tác thì không có gì lạ, nhưng cái tên “lễ hội tên lửa” dù nghe bằng cách nào cũng hầu như không cảm thấy có dính dáng đến việc làm nông. Trong các cộng đồng nông nghiệp ở Issan (Đông Bắc Thái Lan), lễ hội tên lửa là sự kiện quan trọng vì nó mang ý nghĩa cầu xin các vị thần mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Tên lửa theo quan điểm của người địa phương chính là mong muốn các vị thần gửi những cơn mưa dồi dào để giúp mùa lúa phát triển.
    [​IMG]
    Lễ hội phóng tên lửa tự chế Bun Bang Fai
    Tên lửa được dùng trong lễ hội Bun Bang Fai được làm rất kỳ công và được đem đi diễu hành vào ngày đầu tiên của lễ hội trước khi được phóng lên trời. Tên lửa được nhiều nhóm chế tạo rất cẩn thận, và thậm chí còn được đem ra cá cược về độ “xịn” trước khi được bắn. Nếu có tên lửa “xịt” thì người chế tạo ra nó sẽ phải chịu hình phạt là bị ném xuống bùn.

    Lễ hội tên lửa chính diễn ra ở tỉnh Yasothon, nhưng cũng có nhiều khu vực tổ chức lễ hội tên lửa với quy mô nhỏ hơn. Trong lễ hội sẽ có các tiết mục đặc sắc như giao lưu nhạc sống dân gian, uống rượu gạo, các cuộc thi sắc đẹp và không gian lễ hội đầy màu sắc.

    1.3 Lễ Phật Đản
    Nhật giáo Thái Lan có một số ngày lễ quan trọng, trong đó ngày lễ được xem là quan trọng nhất là Ngày Visakha Bucha hay còn gọi là lễ Phật đản ở Thái Lan là ngày tốt lành kỷ niệm sự ra đời, giác ngộ và cái chết của Đức Phật. Đây là một ngày lễ quốc gia và là thời gian để các tín đồ Phật giáo Thái Lan thể hiện lòng thành kính đến đức Phật. Ngày lễ Phật đản thường được diễn ra vào ngày 3 tháng 6 hàng năm.

    [​IMG]
    Lễ Phật Đản
    Vào dịp quan trọng này nhiều người dân Thái mặc đồ trắng. Trước bình minh, họ đi đến một ngôi chùa để chuẩn bị cho nghi thức treo cờ Phật giáo. Đây là một dịp linh thiêng và thiêng liêng, thu hút hàng nghìn người dân Thái Lan và du khách quốc tế đến tham dự và chứng kiến các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng diễn ra khắp nơi trong đất nước.

    1.4 Sinh nhật Hoàng Hậu Thái Lan Suthida
    [​IMG]
    Sinh nhật Hoàng Hậu Thái Lan Suthida
    Vua HM Maha Vajirusongkorn lên ngôi vào năm 2019 – là vị vua thứ mười của Vương triều Chakri và được phong tước hiệu Rama X. Vua HM Maha Vajiralongkorn đã kết hôn với người phụ nữ trước đây là phó chỉ huy lực lượng an ninh cá nhân của ông, Tướng Suthida Vajiralongkorn Na Ayudhya. Người vợ mới của nhà vua đã được phong làm Hoàng hậu Suthida. Ngày 3 tháng 6 hàng năm là ngày nghỉ lễ để mừng ngày sinh nhật của Hoàng Hậu Suthida.

    2. Các lễ hội khác trong năm ở Thái Lan
    2.1 Lễ hội Nến
    Địa điểm: Ubon Ratchathani, Thái Lan

    Thời gian: 2 tháng 8 năm 2023

    Lễ hội công phu này diễn ra ở Ubon Ratchathani ở phía đông nam Thái Lan. Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 vào ngày Asanha Puja (kỷ niệm bài giảng đầu tiên của Đức Phật) và Wan Khao Pansa (đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay Phật giáo). Trong Lễ hội Nến, người ta tạo ra và tổ chức diễu hành các tác phẩm điêu khắc bằng sáp lớn, điểm đến của cuộc diễu hành là các ngôi chùa (wat) địa phương.

    Theo truyền thống, những ngọn nến có kích thước thông thường được đặt xung quanh các ngôi đền để xua tan bóng tối đồng thời người dân quyên góp thực phẩm và quần áo cho các nhà sư. Cuộc diễu hành bao gồm nhiều màn trình diễn khiêu vũ và âm nhạc truyền thống trong khi tiến về khuôn viên chùa.

    2.2 Lễ hội voi Surin
    Lễ hội này là sự tôn vinh những người “bạn” khổng lồ thân thiện của Thái Lan. Voi là một phần thiết yếu trong lịch sử của “đất nước nụ cười”, chúng tham gia các trận chiến, hỗ trợ trong nông nghiệp và thậm chí còn được sử dụng để đi du lịch. Bên cạnh đó, vị thần Voi Ganesha của đạo Hindu cực kỳ nổi tiếng ở đây và những bức tượng của vị thần này xuất hiện khá phổ biến ở hầu hết các thị trấn và làng mạc.

    Trong lễ hội voi Surin những chú voi khổng lồ vừa đi diễu hành vừa được cho ăn trái cây và rau củ. Sau màn diễu hành của các chú voi, là phần biểu diễn của các ban nhạc và các buổi trình diễn voi. Khách du lịch thường tương tác với những chú voi thân thiện này và chụp ảnh kỷ niệm, đặc biệt là khi chúng được trang trí bằng hoa và phấn. Lễ hội voi Surin thường diễn ra vào cuối tuần thứ ba của tháng 11.

    Địa điểm: Tỉnh Surin, Isan, Thái Lan

    Thời gian: Tuần thứ 3 của tháng 11 năm 2023.

    2.3 Lễ hội đua trâu nước
    Lễ hội đua trâu của Thái Lan diễn ra vào tháng 10 tại tỉnh Chonburi. Tại đây có một trường đua gần Tòa thị chính Chonburi dài hơn 100m. Hàng chục nài trâu tham gia lễ hội này, điều khiển những chú trâu của họ đua về đích. Các hoạt động khác liên quan đến tâu bao gồm trang trí trâu và cuộc thi sắc đẹp trâu.

    [​IMG]
    Lễ hội đua trâu nước
    Trong thời gian diễn ra lễ hội, cả tỉnh mang bầu không khí vui vẻ náo nhiệt như một lễ hội hóa trang cùng các trò chơi và gian hàng ẩm thực. Chonburi cách Bangkok và Pattaya một giờ lái xe, do đó lễ hội Wing Kwai tương đối dễ dàng tiếp cận đối với khách du lịch.

    Địa điểm: Tỉnh Chonburi

    Thời gian: 28 tháng 10 năm 2023

    2.4 Lễ hội ăn chay
    Phuket Vegetarian Festival, hay còn gọi là lễ hội ăn chay được tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm tại hòn đảo lớn nhất của Thái Lan. Đây là thời điểm người dân xuống đường cầu nguyện và thực hiện một cuộc diễu hành khổ hạnh. Lễ hội ăn chay kéo dài 9 ngày ở Phuket, Thái Lan khiến nhiều du khách khiếp sợ, khi những người tham gia thể hiện lòng sùng kính qua việc “bấm khuyên” bằng những vật dụng sắc nhọn.

    Cuộc diễu hành sẽ diễn ra trên khắp các con phố lịch sử của Phuket, nơi những căn nhà được treo đèn lồng đỏ tượng trưng cho may mắn. Người tham gia mặc quần áo màu trắng và cầu nguyện trong cả chuyến đi để cảm ơn các vị thần, đồng thời cầu xin phước lành sẽ đến với họ trong năm tới.

    2.5 Lễ hội hoa Chiang Mai (Tháng 2)
    Lễ hội hoa Chiang Mai được tổ chức tại Chiang Mai vào tháng 2 hằng năm. Chiang Mai và Chiang Rai là 2 tỉnh thành phía Bắc được nhiều du khách biết đến khi đi tour du lịch Thái Lan. Vào mùa lễ hội, những con đường sẽ ngập sắc các loài hoa trên những chiếc xe diễu hành. Công viên Suan Buak Hat là điểm đến lý tưởng cho bạn chiêm ngưỡng các loài hoa trong mùa lễ hội này.

    2.6 Tết nguyên đán của người Hoa (Tháng 1)
    Thái Lan không tổ chức Tết Nguyên Đán theo lịch Trung Hoa. Vì vậy, bộ phận người Hoa tại Thái Lan đã tự cho mình 1 ngày nghỉ và tổ chức đón chào năm mới linh đình. Vào ngày đầu năm tại khu phố Chinatown Bangkok lại rộn ràng dòng người xuống đường mừng năm mới. Người Hoa tại đây vẫn giữ những lễ nghi ngày Tết như cách bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên.

    Du lịch Thái Lan luôn biết cách làm thế nào để níu kéo và giữ chân du khách dễ đến khó đi. Lễ hội tại Thái Lan như thỏi nam châm hút khách. Các lễ hội mùa xuân trên khắp các tỉnh thành làm cho văn hóa truyền thống của xứ sở chùa Vàng được biết đến rộng rãi hơn hơn.
     

Chia sẻ trang này

Loading...