63 Stravel

Các địa điểm du lịch ở Tuyên Quang

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi tungseo, 20 Tháng tám 2020.

    1. Tỉnh thành:

      Tỉnh thành khác
    2. Chuyên mục:

      Tour
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      1 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      65 tân quý, tân phú, hồ chí minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      20 Tháng tám 2020, 1 Trả lời, 475 Đọc
  1. tungseo

    tungseo Member

    Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm ở phía Đông Nam cuả Tuyên Quang, bao gồm 12 xã trong khu ATK thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Đây là một vùng đất rộng lớn có địa giới tiếp giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tân Trào là vùng núi rừng đại ngàn liên hoàn hiểm trở, nhiều hang động, có tài nguyên phong phú, cảnh quan tuyệt đẹp.

    Căn cứ địa Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng Việt Bắc, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, đây là nơi mà chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành An toàn khu, thủ đô kháng chiến để lãnh đạo.

    Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ – Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man – Lũng Tẩu, Khấu Lẩu – Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

    Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.

    Đình Hồng Thái
    Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của “An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào”.
    >>>>> Tham khảo vé xe đi Tuyên Quang giá tốt, uy tín

    Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán Nà Lừa được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán Nà Lừa do đơn vị giải phóng quân dựng để chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.


    Dưới bóng cây đa này, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

    Lán Hang Bòng
    Lán Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ năm 1950 đến năm 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 1951).

    Khu di tích lịch sử Kim Bình
    Xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là nơi có địa thế núi rừng hiểm trở nhưng cũng rất thuận lợi cho việc liên lạc. Từ Kim Bình có thể cơ động đi Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, đi lên Hà Giang, xuống Tuyên Quang, có thể đi tắt sang căn cứ địa Tân Trào sang Thái Nguyên. Với vị trí chiến lược trong An toàn khu (ATK), xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã được Trung ương Đảng, Bác Hồ lựa chọn là địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951). Đây là Đại hội được tổ chức ở trong nước và là Đại hội được tổ chức ở một địa phương ngoài Thủ đô Hà Nội.

    Khu di tích lịch sử cách mạng Lào (Làng Ngòi – Đá Bàn)
    Khu di tích Lịch sử – Văn hóa Làng Ngòi – Đá Bàn nằm ở khu Đồng Lau xưa, nay là hai thôn Làng ngòi và Đá Bàn thuộc xã Mỹ Bằng – Huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khu di tích này cách thành phố Tuyên Quang 20 km về phía Tây.
    >>>> Xem những nhà xe có uy tín nhất hiện nay tại đây
    [​IMG]
    Toàn bộ khu di tích là một quần thể suối, đồi, núi rộng hơn 20ha tạo một địa thế bí mật, an toàn với một vẻ đẹp hoang sơ trong lành, mát mẻ, yên tĩnh của rừng núi thiên nhiên Tuyên Quang. Cái tên Làng Ngòi – Đá Bàn đã minh chứng cho xuất sứ nhiều khe, suối với những hòn đá, tảng đá to như những chiếc bàn gối xếp lên nhau.

    Là địa danh lịch sử được biết đến bởi mối tình đoàn kết gắn bó , cùng sẻ chia của 2 nước Việt – Lào. Nơi đây, trong thời gian hơn một năm, là nơi ở, làm việc của một số lãnh đạo cấp cao của Lào.


    Bảo tàng Tuyên Quang được xây dựng trên khu đất giữa hồ Tân Quang với diện tích trung bày 1600m2, được chia làm 4 phần: Gian khánh tiết và không gian trưng bày 3 chuyên đề lớn theo các chủ đề.

    Gian khánh tiết bắt đầu từ không gian trưng bày trung tâm của bảo tàng, nơi bắt đầu hành trình tham quan mà hình ảnh ấn tượng đầu tiên là bức phù điêu bằng gỗ có diện tích 100 m2 với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, làng Tân Lập – Hình tượng “Thủ đô Khu giải phóng” kết hợp trưng bày ảnh phong cảnh đẹp, ảnh về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tuyên Quang.

    Chủ đề 1: được bố cục thành tiểu đề về điều kiện tự nhiên – tiềm năng kinh tế tỉnh Tuyên Quang và tiểu đề về đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Tuyên Quang.

    Chủ đề 2: trưng bày các hiện vật và nhóm hiện vật về Tuyên Quang thời kỳ tiền sử, sơ sử; lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

    Chủ đề 3: Tuyên Quang – Thủ đô Khu giải phóng – Thủ đô Kháng chiến và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.


    Thành nhà Mạc Tuyên Quang nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang. Thành được xây dựng vào thời kỳ từ năm 1552 thời nhà Mạc và được sửa chữa vào đầu nhà Nguyễn (thế kỷ XIX) thời chiến tranh Lê-Mạc, quân Nam triều (nhà Lê trung hưng) do Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về Cao Bằng. Để ngăn chặn quân nhà Lê, triều đình nhà Mạc đã cho xây dựng một tòa thành ở bên bờ sông Lô. Theo tương truyền, toàn bộ quá trình xây thành chỉ mất một đêm. Quân Mạc còn đắp trong thành một ngọn núi đất hơn 50m gọi là Thổ Sơn (núi Đất). Tòa thành còn là nơi giành giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.

    Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Tuyên Quang. Thành cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Tuyên Quang.



    Thành còn khá nguyên vẹn cho đến cuối thế kỷ 20, tuy nhiên đến năm 2010, việc tôn tạo hoàn thành đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội từ dư luận khi các di tích bị làm biến dạng, mất đi vẻ cổ kính. Hầu như toàn bộ cây cổ thụ, các dấu tích rêu phong của hơn 400 năm lịch sử in dấu trên các bức cổ thành đã bị gọt mất do “phun hóa chất diệt trừ tận gốc cây dại”; khiến “vẻ đẹp hoang phế, gợi bao phong sương” biến mất. Thay vào đó là những kiến trúc đá ong mới tinh khôi, chít chát bằng gạch vữa trắng toát. Hình dáng của cổng thành cũng thay đổi: thấp hơn so với trước do kiến nghị là phải “dỡ gạch hai bên tường [của cổng thành] thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ”. Những người thi công còn tống các khối bê tông, hệ thống cọc inox và hàng rào xích sắt bao quanh cổng thành. Điều này khiến người dân cho rằng bên thi công đã biến cổng thành cổ trở thành một cái cổng của nhà trọc phú vừa mới khánh thành. Những người biết yêu di sản đều bất bình gọi đó là “cái lò gạch mới”. Một số nhà báo đã gọi điều này là “Biến di tích 400 tuổi thành… 1 ngày tuổi!”


    Suối khoáng Mỹ Lâm thuộc địa phận xã Phú Lâm, Yên Sơn, cách Tp Tuyên Quang khoảng hơn 10km theo quốc lộ 37. Nguồn nước ngầm trong lòng đất này được nhà địa chất học người Pháp C Madrolle phát hiện từ năm 1923 với nhiệt độ lên tới gần 70 độ C, mạch nước nằm ở độ sâu hơn 150m vì vậy nước khoáng Mỹ Lâm rất trong và có thể uống trực tiếp. Với hàm lượng sulfuahydro trong nước khá cao, chiếm 5mg/lít, suối khoáng Mỹ Lâm còn được gọi là “suối khoáng sulfua”. Đây còn được đánh giá là một trong những mỏ nước khoáng tốt nhất tại vùng Đông Dương.

    Hiện giờ Mỹ Lâm đã được mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại, mang đến nhiều sản phẩm đa dạng như: Tắm khoáng nóng, tắm bồn sục, tắm thác, tắm bùn khoáng, tắm bùn đen, tắm lá thuốc người Dao, vật lý trị liệu…

    Ngoài ra, Mỹ Lâm còn như một điểm nghỉ dưỡng cộng đồng bởi thiên nhiên hoang sơ cùng các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, các hoạt động tập thể… nên rất phù hợp để nghỉ ngơi hay xây dựng các hoạt động teambuilding.

    Khu du lịch sinh thái Na Hang
    Khu du lịch sinh thái Na Hang nằm ở phía Bắc của Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 110km có tổng diện tích mặt nước 8000 ha, trải qua các huyện Na Hang, Lâm Bình và toàn bộ vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang.

    Đây là nơi hội tụ của 2 con sông Gâm và sông Năng, giáp hồ Ba Bể với những dãy núi hùng vĩ, vùng đất mang đầy cảm hứng gắn với những huyền thoại đậm tính nhân văn, thực sự cuốn hút du khách với vô vàn những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú.
     
  2. mattraisuthat

    mattraisuthat New Member

    Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng
     

Chia sẻ trang này

Loading...